Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu
* Ngắn thôi ạ!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.
Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?
~ Hok tốt nhé bạn ~
Giá trị sử dụng của một vật phẩm là bao gồm các tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Tính có ích của một vật làm cho vật đó trở thành một giá trị sử dụng. Bạn hãy chú ý nhìn vào số một ở đây, là một chứ không phải là nhiều hơn, bởi vậy nên một vật có thể có nhiều tính có ích (cả một tập hợp nào đó) nhưng nó chỉ có một giá trị sử dụng thôi mà thôi. Một vật như con dao… chỉ có một giá trị sử dụng mà thôi (một tập hợp các tính có ích), và cái một giá trị sử dụng này sẽ có nhiều cách để con người dùng nó: tự vệ hay làm bếp, đâm cắt hay xẻo cạo, trưng bày… tựu trung cũng là sử dụng cái tính chất vốn có của con dao cung cấp. Một số người có thể sẽ hiểu lầm rằng một đồ vật do có nhiều ứng dụng nên sẽ có nhiều giá trị sử dụng, và thế là dễ đi đến kết luận giá trị sử dụng bị quyết định bởi hình thức sử dụng vật đó.
Trong các tác phẩm về kinh tế chính trị của Karl Marx, bất kỳ sản phẩm lao động (hay hàng hóa) nào đều có giá trị và giá trị sử dụng. Trong Tư bản luận Marx còn cho ta một ý tưởng, ta có thể gọi thẳng một vật thể hàng hóa là một giá trị sử dụng luôn. Vậy nên lúc này, ta có thể thấy rằng một vật không phải gọi là có giá trị sử dụng nữa mà là, nó chính là một giá trị sử dụng luôn (không phải có nữa, mà là chính nó là một giá trị sử dụng). Nếu hàng hóa này được trao đổi như một mặt hàng thương mại ở thị trường thì nó được thêm vào giá trị trao đổi và thường được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá hay giá cả của hàng hóa đó.
Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phing cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.
Chào jane thân mến!
Mình đã nhận được thư của bạn rồi, mình cảm thấy rất vui, mình cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe bạn giới thiệu về đât nước yêu dấu của bạn. những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu mình. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai mình. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đát mà bạn đã sinh ra và lớn lên.
Mình rất là hứng thú để đến lượt mình giới thiệu cho bạn nghe về đất nước tuyệt đẹp, đất nước vĩ đại không gì sánh bằng.
Tổ quốc mình mang tên hai chữ Việt Nam, nghe thật oai hùng và tự hào với những truyền thống lịch sử vẻ vang.đó là các cuộc đấu tranh giành độc lập như cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng. Để mình kể cho bạn nghe về diễn biến của cuộc chiến đấu này. Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn(Hà Tây) tức thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh đến Tam Đảo nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa thắng hoàn toàn. Thế đấy nhân dân Việt Nam,dân tộc Việt Nam chúng mình sẽ không để cho người khác dễ dàng chiếm vậy đâu.
Không chỉ là những truyền thống lịch sử vẻ vang mà nơi đây có những cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ nữa. Như Vịnh Hạ Long, các bãi biển như Nha Trang, cửa Tùng,… thành phố Đà Lạt với những loài hoa đẹp được gọi là thành phố hoa, khu di tích Mỹ Sơn,…. ở đất nước mình còn có các phong tục tập quán độc đáo như ăn trầu, nhuộm răng đen,… là một người con của đất nước Việt Nam, mình tự hào nói rằng mình rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S này.
Nếu có cơ hội thì bạn hãy ghé thăm đát nước Việt Nam yêu quý này nhé, mình muốn bạn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. Bài viết cũng đã dài rồi, mình hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ liên lạc qua thư từ nhé. Tạm biệt nhé !
Cậu phải chọn đề kou cần viết thì mềnh ms viết cko kou đc chớ:)
- Từ láy “ Thánh thót: gợi tả từng giọt mồ hôi liên tiếp rơi xuống, cái âm vang của từng giọt mồ hôi nghe đều đều rất rõ.
- Biện pháp so sánh, nói quá“ mồ hôi thánh thót như mưa”, : cụ thể hoá hình ảnh giọt mồ hôi rơi và gây ấn tượng về công việc cày đồng “ buổi ban trưa” vô cùng vất vả. khó nhọc.
- Nghệ thuật tương phản đối lập: “ dẻo thơm” >< “ đắng cay”, “ “một hạt” >< “ muôn phần”-> khẳng định công sức của người nông dân và công sức của người nông dân và giá trị của bát cơm, hạt gạo.
=> Bài ca dao “ Cày đồng đang buổi ban trưa” là lời nhắc nhở mọi người phải biết ơn người dân cày và quý trọng lúa gạo.
- Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. Đồng thời, qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.
- Lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.
2. Giá trị nghệ thuật
- Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như…
- Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn,…
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao)
- Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
TL:
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thía bấy nhiêu. Chắc ai cũng sẽ nghĩ rằng nếu được sống trong vòng tay của bố mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bố mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời” và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt và rộng lớn, bao la của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hoà làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được, đếm được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng trở nên sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng hiện rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thía một bài học lớn.
~HT~
Trả lời
Cách 1: Trả lời câu hỏi trên OnlineMath.
Cách 2: Không đăng câu hỏi linh tinh trên OnlineMath.
Cách 3: Cố gắng trả lời đúng để được OnlineMath lựa chọn là câu trả lời đúng.
# Hình như bạn cũng được thẻ VIP #
+ Hình ảnh Côn Sơn được gợi tả với suối, với đá, với thông với trúc, có thảm rêu êm như chiếu
+ Thông, trúc là loại cây đẹp, tượng trưng, người quân tử
→ Cảnh Côn Sơn rất nên thơ, hữu tình, khoáng đạt. Con người biết tìm đến cảnh đẹp là người có tâm hồn thơ mộng, nhân cách thanh cao, yêu thiên nhiên
đây nhé chị , em không biết nên chỉ copy trên mạng thôi ạ :
Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu sắp đến. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu.
Đêm trung thu, đó là một đêm trăng tròn nhưng lại chẳng yên tĩnh và nên thơ như mọi ngày rằm trong năm. Đêm trung thu sẽ nhộn nhịp những người xuống phố, đi dạo hoặc đi chơi đâu đó là những tiếng trống lân từ đâu vọng lại, nhà thì mở cửa đón chào như đón chờ sự may mắn, nhà thì lại đóng cửa làm sao cho ít tiếng ồn nhất có lẽ vì sợ một em bé mới vài tuổi sẽ bị giật mình và sợ hãi vì tiếng trống và cả tạo hình của những người trong đoàn lân. Tuy nói vậy nhưng chắc rằng đêm trung thu của mỗi nhà của mỗi quê hương sẽ khác nhau và có sự đặc biệt nào đó. Thật vậy đêm trăng trung thu tại quê em là một đêm trung thu rất khác biệt.
Sự khác biệt đó được thể hiện qua hành động, con người và cả nơi sống, địa điểm. Quê em là một vùng đất nông thôn nhỏ bé với những đồng ruộng bao quanh, nhà cách nhà với khoảng cách của những đồng ruộng bao la, nơi đó có những bãi cỏ xanh mát êm dịu như tự nhiên tạo ra để dành cho những chú trâu ngoài đồng khi đã vất vả sẽ được ăn no vậy, những đống rơm được chất cao , màu vàng đó hòa vào cái nắng đẹp đến lạ kì.
Đêm trăng trung thu tại quê em có thể nhìn thấy cả một bầu trời rộng với ánh trăng tỏa sáng như chiếm luôn cả ánh sáng của những vì sao làm những vì sao nhỏ chỉ có thể để lại một vài chấm mờ nhạt trên bầu trời cũng như ánh sáng đó đẩy lùi cả những đám mây làm trời trong và đẹp tựa như đêm đó chỉ có mỗi ánh trăng thôi vậy. Trên mặt trăng em nhìn rõ cả hình ảnh của chú cuội cùng hằng nga bên gốc cây đa phải chăng hai người họ đang trên cung trăng đó nhìn ngắm xuống mặt đất, nhìn ngắm vùng quê em vui hội trăng rằm. Quê em chẳng có tiếng trống hay lân, chẳng có những nơi để vui chơi nhộn nhịp mà chỉ có tiếng cười nói của xóm làng tụ họp cùng nhau ăn trung thu, có những chiếc bánh được sẽ chia truyền tay nhau cho lũ trẻ, dưới ánh trăng sáng và hài hòa ấy cả đám học trò nhỏ cùng nhau chạy trên những con đê ra tới bãi cỏ xanh mát ấy, chúng cùng nhau nằm xuống mặt đất nhìn lên bầu trời nói cho nhau những ước nguyện, những mong ước mà chúng cất giữ bao lâu và đang trên bước đường thực hiện những ước mơ đó. Chúng cùng nhau chơi những trò chơi dân gian nào trốn tìm nào đuổi bắt và ánh trăng như ánh đèn soi sáng cả vùng nông thôn nhỏ . Những ngày bình thường sẽ chẳng có những cuộc họp mặt như vậy vào ban đêm cũng bởi vì vùng nông thôn này sẽ chẳng có ánh sáng, ánh đèn điện để chiếu rọi những con đê hay bãi cỏ mà thay vào đó và một màu đen của màng đêm đâu đó là những ánh đèn nhỏ của những người câu cá về đêm hay đi thăm ruộng đồng. Đêm trung thu cảnh vật đều yên bình, con người gắn bó với con người, chia sẽ cho nhau từng miếng bánh trung thu để rồi những ngày tháng đó để lại trong tâm trí em là những kí ức tươi đẹp và yên bình mỗi khi nhớ về.
Đêm trung thu quê em là như thế đó, bình yên, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, nói ra những tâm sự hay ước mong của bản thân, cùng nhau chơi những trò chơi dân gian, chẳng có những tiếng trống nhộn nhịp, chẳng có những tiếng pháo hoa đầy màu sắc cũng chẳng có những màng biểu diễn đẹp mắt, tất cả chỉ có thế nhưng lại thấm đượm tình quê, ghi mãi trong tâm hồn em một dấu ấn thật đặc biệt, dấu ấn, kỉ niệm của đêm trăng trung thu quê em.