phân tích nhân vật ngô tử văn trong chuyeenj chức phán sự đền tản vien cua nguyen du. Qua nhân vật ngô tử văn, anh chị có suy nghĩ gì về lời bàn luận ở cuối tác phẩm để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm sống gì cho bản thân
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
3.
Chí khí được thể hiện qua:
1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp
- Nửa năm hương lửa đương nồng:
+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.
->Giai đoạn hạnh phúc nhất.
+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.
+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.
-> Quyết tâm ra đi.
=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)
2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ
- Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:
+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến.
+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.
->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.
+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.
_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.
+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.
=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.
- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
- Quyết lời dứt áo ra đi
->Sử dụng một loạt các từ ngữ:
+ Thẳng rong: đi liền một mạch
+ Quyết lời, dứt áo
->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.
Ra đi trong tâm thế ung dung.
ð Khí phách của bậc đại trượng phu.
Ghé vai gánh đỡ sơn hà
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu
->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.
->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường
=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:
Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều
- Lời thoại của Thúy Kiều:
Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:
Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.
-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng
-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.
=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.
- Trách Thúy Kiều
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi
-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu
=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.
- Lời ước hẹn của Từ Hải:
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm ra rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường
-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.
=> Động viên Thúy Kiều.
=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.
- An ủi Thúy Kiều:
Bằng nay bốn biển không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.
-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.
4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng
- Các hình ảnh:
+ bốn phương
+ Trời bể mênh mang
+ Bốn bể
+ Gió mây, dặm khơi
+ Cánh chim bằng
=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.
+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.
- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.
->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.
Cậu như rác rưởi ý :))
Tớ nhìn là chỉ muốn ĐỔ thôi...
Kb cái nha <3
Cách mạng tháng Hai (tiếng Nga: Февра́льская револю́ция, IPA: [fʲɪvˈralʲskəjə rʲɪvɐˈlʲutsɨjə], tr. Fevrálʹskaya revolyútsiya), được biết tới trong nền sử học Xô viết như là Các mạng tư sản tháng Hai ( February Bourgeois Democra Revolution) và thỉnh thoảng được gọi là Cách mạng tháng Ba, là một trong hai cuộc cách mạng đã diễn ra trong nước Nga trong năm 1917.
Những sự kiện của cuộc cách mạng đã diễn ra trong và gần Petrograd (hiện nay -Saint Petersburg), sau là thủ đô của Nga, nơi tồn tại lâu đời sự bất mãn với nền quân chủ đã bùng nổ thành những cuộc biểu tình rộng lớn chống lại chế độ phân phối lương thực vào ngày 23 tháng 2 Lịch Julian (tức ngày 8 tháng 3). Những hoạt động cách mạng đã kéo dài khoảng 8 ngày, bao gồm những đám đông biểu tình và bạo lực vũ trang đã đụng độ với cảnh sát và hiến binh, những lực lượng trung thành cuối cùng của nền quân chủ Nga. Vào ngày 12 tháng 3 lực lượng quân đội phản loạn Nga đã đứng về phe những nhà cách mạng. Ba ngày sau Sa hoàng Nicholas II thoái vị, kết thúc sự thống trị triều Romanov và Đế chế Nga. Chính phủ lâm thời của Vương công Geogry Lvov đã thay thế Hội đồng bộ trưởng Nga.
Cuộc cách mạng dường như nổ ra mà không có lãnh đạo thực sự hoặc kế hoạch chính thức. Một số vấn đề xã hội và kinh tế của Nga đã trở nên tệ hơn, những thứ đã trở nên trầm trọng hơn sau khi bắt đầu Thế chiến I trong năm 1914. Đơn vị đồn trú của thành phố gồm những binh lính bất mãn đã gia nhập những người chống chính phủ vì bánh mì, chủ yếu là phụ nữ xếp hàng chờ lấy bánh mí miễn phí, và công nhân công nghiệp đình công biểu tình trên đường. Nhiều binh lính đào ngũ, thành phố rơi vào tình trạng hỗn loạn dẫn tới sự lật đổ Sa hoàng. Trên 1300 người đã bị chết trong suốt những cuộc biểu tình tháng 3 năm 1917. Chế độ Sa hoàng đã sụp đổ dưới gánh nặng của Chiến tranh thế giới thứ I. Điều này mở đường cho những người Bolshevik chiếm chính quyền bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười.
1.Từ ''chẳng'' được lặp lại nhiều lần để thể hiện một cách sâu đậm hơn lời tâm sự , lời than thở về nỗi nhớ người chồng của nàng , giãi bày, bộc bạch , nói lên nỗi lòng của nàng trong cảnh lẻ loi, đơn chiếc, một mình cô đơn vò võ chờ chồng từ chiến trận trở về.
2.
- Chính nỗi sầu muộn cô đơn, lẻ loi đó của nàng, mà nàng rất cần một người có thể sẻ chia và đồng cảm với tâm trạng của nàng lúc này
- Nàng không có ai để giãi bày nỗi lòng của mình, để giải tỏa được tâm trạng cô đơn, chỉ có cây đèn trong phòng.
- Hình ảnh chiếc đèn hiện lên đã chứng minh cái sự cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ
-Thay vì đèn, tác giả lại nói “hoa đèn” để liên tưởng tới sự tàn lụi, cạn dầu tương đương với cảnh người phụ nữ đợi chờ tới héo hon, thanh xuân qua đi từng ngày.
-“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.
=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi
-“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.
=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi
1.
1. Vai trò
- Là một ngành công nghiệp trẻ.
- Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.
- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
2. Cơ cấu
Gồm 4 phân ngành:
- Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...
- Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..) Hồng Kông, Nhật BẢn, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canađa, Đài Loan, Malaixia...
- Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..): Hồng Kông, Nhật Bản, Singapo, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
- Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc...
3. Đặc điểm sản xuất và phân bố
- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cong-nghiep-dien-tu-tin-hoc-c93a12731.html#ixzz6Lkr7xp4z
1. Vai trò
- Là một ngành công nghiệp trẻ.
- Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.
- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
2. Cơ cấu
Gồm 4 phân ngành:
- Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...
- Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..) Hồng Kông, Nhật BẢn, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canađa, Đài Loan, Malaixia...
- Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..): Hồng Kông, Nhật Bản, Singapo, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
- Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc...
3. Đặc điểm sản xuất và phân bố
- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..
2.
* Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:
a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.
+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.
+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).
- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.
+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:
+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.
+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.
b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:
-Về mặt kinh tế:
+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.
+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.
c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.
- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-giai-thich-vi-sao-cong-nghiep-c95a9842.html#ixzz6LkrRp6R7
* Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:
a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.
+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.
+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).
- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.
+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:
+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.
+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.
b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:
-Về mặt kinh tế:
+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.
+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.
c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.
- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác
Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng. Là động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp năng lượng được coi như ... điện năng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hoá chất, dệt. ... đầu người trong vòng 20 năm qua tăng lên rõ rệt trên phạm vi toàn thế giới, ...
Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau. Bộ truyện “Truyền kì mạn lục” được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVI, lúc xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ sáng tác bộ truyện trong khoảng thời gian ông đã cáo quan ở ẩn vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.
Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ.
Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Mặt khác, bản lĩnh của chàng còn thể hiện qua thái độ biết ơn lời chỉ dẫn của thổ thần nước Việt. Do Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho dân nên thần linh mới phù trợ giúp đỡ chàng.
Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.
Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.
Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người, với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút, tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt.
Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.