cho mk hỏi nếu mà ma túy đưa vào cơ thể thì sẽ có bệnh j ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Không hút thuốc. Hút thuốc sẽ có thể làm giảm tuổi thọ của bạn đến những mười năm. ...
- Bữa ăn có chứa cá và gà ...
- Tập tạ ...
- Đi dạo với bạn bè, người thân. ...
- Kiểm soát phần ăn của bạn. ...
- Dễ căng thẳng. ...
- Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn. ...
- Sống lạc quan.
TL :
- Ko chặt phá rừng
- Ko khai thác gỗ rừng bừa bãi
- Ko săn bắt thú rừng
_HT_
?????????????????
LƯU ÝCác bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, Tiếng Việt và Ngữ Văn hoặc Tiếng Anh, và KHÔNG ĐƯA các câu hỏi linh tinh gây nhiễu diễn đàn. OLM có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.
Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày
Các câu hỏi không liên quan đến Toán, Tiếng Việt và Ngữ Văn hoặc Tiếng Anh, các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.
Cảm ơn bạn Phùng Đức Chính , bạn ấy từng học trường mình mình muốn hỏi xem có ai biết không vì mình nhớ bạn ấy quá
Phổi và đường hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh dục là 6 bộ phận đầu tiên trong cơ thể sẽ bị HỦY HOẠI nếu bạn nghiện ma túy.
Đối với phổi và đường hô hấp
Ma túy là chất gây nghiện có thể gây suy giảm hệ hô hấp của con người. Những đối tượng sử dụng ma túy bằng cách hít thường xuyên bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên và dưới. Ngoài ra, các chất ma túy dù sử dụng bằng đường nào đều gây kích thích hô hấp, tăng tần số thở trong thời gian ngắn, hoặc gây ức chế hô hấp nhất là dùng quá liều dẫn đến ngừng thở, ngưng thở đột ngột và tự vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Sử dụng ma túy có thể gây nên các bệnh về phổi khác như phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản… và nhất là bệnh ung thư phổi.
Cách khắc phục
Khi mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là về phổi bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Thường thì những bệnh này sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh theo đơn thuốc của bác sĩ. Để tránh trường hợp nhờn thuốc, bệnh nhân cần phải uống đầy đủ liều kể cả khi bệnh đã thuyên giảm.
Những bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp cần sống ở nơi trong lành, thoáng khí, không bị ô nhiễm. Bệnh nhân cũng cần cai hoàn toàn ma túy, không hút, hít ma túy để tránh làm tổn thương phổi và hệ hô hấp. Cũng không được sử dụng các chất kích thích khác như bia, rượu, thuốc lá bởi sẽ làm ảnh hưởng đến phổi và làm giảm hiệu quả của thuốc.
Về dinh dưỡng, bệnh nhân cần được bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như:
Đối với hệ tim mạch
Các chất ma túy là kẻ thù trực tiếp của hệ tim mạch của bạn. Khi được đưa vào cơ thể, ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên cơ tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực hoặc gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. Trường hợp nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, một số đối tượng sử dụng ma túy bằng cách tiêm trích thường dễ bị các bệnh nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch do sử dụng kim tiêm không qua vô trùng.
Cách khắc phục
Người nghiện nên ngưng ngay sử dụng ma túy, cai thuốc và không dùng chung bơm, kim tiêm để tiêm chích ma túy. Nếu gặp các vấn đề về tim mạch, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có phương hướng điều trị thích hợp.
Để tránh làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, bệnh nhân nên thực hiện như sau:
Đối với hệ thần kinh
Ma túy sau khi được đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đầu tiên đến hệ thần kinh trung ương, tạo nên sự hưng phấn, ảo giác, không biết mệt mỏi, không biết đau, có khi cả tuần không buồn ngủ… Những chất ma túy này đầu độc hệ thần kinh trung ương, gây nên những cho con người trạng thái tâm lý không bình thường, làm con người mất lý trí.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người nghiện ma túy lâu năm thường gặp những bệnh về hệ thần kinh như rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động, nóng giận, hoang tưởng…
Đặc biệt với những trường hợp dùng ma túy liều cao có thể gây tê liệt thần kinh, rối loạn tâm thần nặng, thậm chí là hôn mê nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.
Cách khắc phục
Tùy theo bệnh lý bệnh nhân mắc phải, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp, có thể là dùng thuốc hoặc điều trị bằng tư vấn tâm lý.
Người nhà nên quan tâm đến tình trạng tâm lý, tinh thần của người nghiện để nhận biết sớm những bệnh lý về thần kinh mà họ có thể mắc phải, nên quan sát hoặc thường xuyên tâm sự với bệnh nhân để sớm phát hiện ra các dấu hiệu và có phương hướng điều trị thích hợp.
Khi bệnh nhân có dấu hiệu mắc các bệnh nặng về thần kinh, nhất là bệnh hoang tưởng, người nhà cần sớm đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị và nhờ các chuyên gia tư vấn.
Đối với hệ tiêu hóa
Khi dùng thuốc, người nghiện ma túy thường có cảm giác thoải mái, lâng lâng, không cần ăn uống, không cần ngủ vì vậy họ thường sụt cân và gầy đi nhanh chóng. Do không ăn hoặc không ăn uống đúng bữa, người nghiện ma túy thường có hệ tiêu hóa kém, tiết dịch hệ tiêu hoá giảm, thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón….
Cách khắc phục
Khi bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa bạn nên đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để có biện pháp điều trị thích hợp. Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như bánh mì, bột sắn, bánh quy… Nguồn thức ăn này vừa giàu dinh dưỡng, nhiều tinh bột và rất dễ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nhiều loại cháo dinh dưỡng như cháo cà rốt thịt bò, cháo khoai tây thịt bằm, cháo cá… rất thích hợp cho những người có bệnh về đường tiêu hóa.
Bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa không nên ăn quá nhiều, quá no mà hãy nhai kỹ, nuốt chậm để làm tăng bài tiết nước bọt. Việc này sẽ giúp làm giảm axit và bão hòa axit có trong dạ dày. Ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ cũng là điều rất quan trọng giúp bạn vừa hạn chế bệnh và tăng cường sức khỏe.
Khi mắc các bệnh bề đường tiêu hóa bạn nên tránh xa các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, bia rượu, các loại nước ngọt có ga, các chất kích thích và không nên ăn các loại hoa quả chua, chỉ ăn các loại hoa quả ngọt, mềm, nhiều nước. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào, rán bởi dầu mỡ rất khó tan, gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.
Đối với hệ bài tiết
Ma túy là chất độc có ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và hệ thống bài tiết. Các chất độc của ma tuý tích tụ cơ thể sẽ làm suy giảm chức năng thải độc gan, làm cho gan, thận và toàn cơ thể suy yếu. Sự thật đã chứng minh những người nghiện thường hay bị các triệu chứng về hệ bài tiết như áp xe gan, viêm gan, suy gan, suy thận… gây nên nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, do hệ bài tiết suy giảm, các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể và gây hại đến các bộ phận khác, ví dụ như da. Những người nghiện thường có làn da rất xấu và gặp nhiều bệnh ngoài da như ghẻ, lở, hắc lào, viêm đa não…
Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt.