K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2019

Kết quả:

Con Heo

Vì chỉ có heo mới bị giết thịt, cừu thì chỉ bị lấy lông thôi, còn bò thì bị lấy sữa nên kết quả là con heo phai hok

20 tháng 7 2019

mk nghĩ là con heo

đúng không nhỉ

20 tháng 7 2019

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

20 tháng 7 2019

Trả lời

Con gì chưa nấu đã chín:

Là con ba ba, vì 3 lần 3 = 9

Mk ko biết chắc, kb nha, mk cx là ARMY nè !

20 tháng 7 2019

cảm ơn bn nhe mình đã k rồi

20 tháng 7 2019

chỉ xuống đất

21 tháng 7 2019

cái đuôi chỉ xuống đất 

20 tháng 7 2019

Quê tôi có dòng sông Hồng chảy qua. Nơi đây đã chôn dấu không biết bao nhiêu kỉ niệm của tôi thời bé dại. Đến khi lớn khôn, tôi vẫn chẳng thể nào quên được người bạn hùng vĩ ấy.

Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào vắt ngang đồng bằng Bắc Bộ. Nước sông đỏ như màu gạch non. Hai bên bờ, những bãi mía, nương dâu xanh mướt một màu. Bình thường, dòng sông luôn hiền hoà và lặng lẽ. Chính dòng sông ấy đã nuôi sống cả nhà tôi. Mẹ tôi là người lái đò trên sông đã bao năm mới cảm nhận được con sông, hiểu nó như người bạn. Nhà thơ Tế Hanh có viết:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Con sông của Tê Hanh thật là đẹp, nên thơ. Chính vì vậy mà nhà thơ rất yêu nó. Sông Hồng lại có một vẻ đẹp khác. Chúng tôi coi nó như một người bạn đã chia sẻ. Nhớ những buổi tắm sông, thấy vị phù sa mằn mặn, mát nồng, chúng tôi lại càng yêu sông hơn, cứ muốn vùng vẫy mãi trong làn nước mát. Sồng Hổng đẹp lắm! Cùng một ngày, mà nó có đến ba màu khác nhau. Những màu sắc rất thật của thiên nhiên mà con người khó có thể tạo ra được. Buổi sáng nhờ mặt trời thân thiện chiếu vàng, dòng sông như được khoác thêm một chiếc áo choàng lung linh, dát bạc lên trên lớp áo đỏ gạch. Trưa đến, những hạt nắng thi nhau xuống tắm làm cho con sông ánh lên màu nắng vàng hoe. Chiều về, khi ánh mặt trời dần dần dịu lại, sông lại trở về lớp áo giản dị thường ngày, là nơi để trẻ con vui đùa, các bà mẹ vừa nói chuyện vừa giặt quần áo, cảnh sinh hoạt tấp nập, đông vui, thỉnh thoảng xen lẫn tiếng cười khanh khách của lũ trẻ. Buổi tối bên sông, tôi thường rủ các bạn thả đèn hoa. Dòng sông lúc này được ánh trăng chiếu vào, rực rỡ, lung linh kì ảo như khoác chiếc áo vàng lóng lánh. Chúng tôi chạy đến bờ sông, thả những chiếc đèn bằng giấy màu xuống. Đẹp quá! Sáng quá!

Sông Hồng thơ mộng là vậy nhưng khi mùa lũ lụt đến, nó thay đổi hẳn. Tôi còn nhớ như in cái lần ấy, khi tôi chạy ra vui đùa với con sông mà không biết mùa lũ đã tới. Tôi bỗng thấy nước sông sôi sùng sục, tung bọt đỏ ngầu, giận dữ cuồn cuộn chảy. Tôi sợ hãi chạy về hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Con sông bị phù phép rồi mẹ ạ! Nó hung dữ lắm, khắc hẳn mọi ngày!".

Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của tôi

Mẹ cười, xoa đầu tôi, nói rằng:

- Không phải đâu! Đó là lũ lụt! Khi mùa lũ hết, con sông sẽ hiền hoà như xưa.

Tôi đã hiểu rằng đó là hiện tượng thiên nhiên mà con sông lớn nào cũng có. Ngày ngày trôi qua, mùa lũ khép lại, con sông lại trở về như xưa, dòng nước phù sa đi tưới tắm cho bao miệt vườn cây trái. Tôi không còn sợ mỗi khi con sông "thay đổi" nữa, mà tôi cảm thấy tự hào vì đó là nét hùng vĩ của con sông quê tôi.

Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của tôi. Sông gắn bó với tuổi thơ tôi và cả khi tôi trưởng thành. Mỗi lần về thăm quê, tôi lại cùng bọn trẻ thả đèn giấy trôi sông. Mặt sông lại ánh lên như chào mừng tôi trở về với mảnh đất quê hương yêu dấu.

Nguồn : mạng.

=))

Đã lâu lắm rồi em không về quê chơi, nhân dịp hè năm vừa rồi, bố mẹ đã dành tặng em một chuyến du lịch tại chính quê nội của em. Ở đó có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng đối với em hình ảnh dòng sông quê hương luôn khắc khoải mãi trong tâm trí em.

Sáng hôm ấy, em đã thức dậy thật sớm và ăn sáng để chuẩn bị ra bến xe đi về quê, suốt dọc đường đi em được ngắm biết bao nhiêu cảnh đẹp, được nhìn thấy rất nhiều thứ mới mẻ và thú vị. Trong lòng em cứ háo hức và hồi hộp mong chờ xe lăn bánh lăn bánh thật nhanh để mau về quê nội. Vừa bước xuống xe, mùi thơm của lúa vàng như mang em vào một thế giới cổ tích, ngọt ngào, một mùi vị của tình quê không ở đâu em cảm nhận được như ở nơi này. Và xen lẫn vào đó là tiếng nước trôi nhẹ nhàng của dòng sông đủ làm nên một bức tranh trọn vẹn. 

Dòng sông quê nội được mệnh danh là hơi thở của cánh đồng, nó bao quanh quê hương em, cung cấp nước cho các bác nông dân vào mùa vụ, là tiếng nhạc du dương cổ vũ cho mọi người, tiếng ru trẻ thơ mỗi buổi trưa hè. Trên con sông quê, em không thể quên được những kỉ niệm một thời theo anh đi bắt cá, đi tắm, đi tổ chức những cuộc đua trâu, những trò đánh trận. 

Những buổi sáng sớm tinh mơ, dòng sông quê nội càng trở nên thơ mộng bởi làn sương bao phủ, ẩn hiện xa xa là những cành cây trúc, cây liễu rũ xuống, hay trước mặt là cây đa cổ thụ in hình. Ôi, cảnh đẹp biết dường nào, nó như một bức tranh sơn mài đã được một nghệ nhân nào tô vẽ lên. Nước sông nhẹ nhàng trôi như vẫy chào mọi người ngày mới đến. Vào buổi trưa hè, dòng sông lại hòa nhịp với những cơn gió nhẹ mang hơi mát vào làng em, khiến cái nắng trở nên dịu dàng hơn. Mọi người cũng thường tranh thủ nghỉ trưa ở trên những hàng cây rợp bóng mát cạnh dòng sông.

Rồi chiều chiều, mọi người lại nô nức ra sông tắm rửa, ra sông nghỉ ngơi, tám chuyện hoặc theo những con thuyền lênh đênh để câu cá, cắt vó, vớt những cây bèo đang trôi theo dòng nước. Mỗi buổi chiều, em thường cùng các bạn dưới quê
rủ nhau ra sông vớt rác để giúp sông trở nên sạch sẽ và đẹp đẽ hơn. Chúng em đang cố gắng làm những hành động nhỏ để góp phần giữ gìn dòng sông, mong rằng từ hành động nhỏ đó mọi người sẽ ý thức được việc xả rác vào dòng sông là
không đúng để dòng sông mát lạnh luôn là người bạn của làng quê.

Dòng sông ơi, dù sau này em lớn lên em cũng không bao giờ quên sông đâu, sông chính là người bạn, gắn liền với tuổi thơ em, với kĩ niệm. Dù bây giờ, em đã rời xa sông, nhưng những hình ảnh về sông, về con người nơi này em mãi giữ trong tim mình. Hãy luôn mãi đẹp, mãi xanh sông nhé.

trả lời :

đồng hồ mặt trời 

cbht

20 tháng 7 2019

đồng hồ sinh học

20 tháng 7 2019

Luộc chín 

20 tháng 7 2019

Mang đi luộc chín là xong

#Hok tốt

20 tháng 7 2019

bưởi may=bảy mươi=70 quả bưởi

20 tháng 7 2019

Buoi may =bay muoi

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

Quê hương em rất thanh bìnhyên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng trái nghĩa với quanh co; đứng trái nghĩa với ngồi; trắng trái nghĩa với  đen; gần trái nghĩa với xa

20 tháng 7 2019

trong truyện Tây Du Ký, em thích nhất là nhân vật na tra.

Na Tra là một vị thần trong thần thoại dân gian Trung Hoa. Được mô tả chi tiết thông qua các tác phẩm Phong thần diễn nghĩa, Tây du ký, Na Tra được mô tả là một vị thần có pháp lực cao cường, đứng vào hàng những vị thần cao cấp nhất của Thượng giới.Thân thế của Na tra  là:Theo Phong thần diễn nghĩa, Na Tra vốn là pháp bảo Linh Châu của Thái Ất Chân Nhân, được Nguyên Thủy Thiên tôn sắp xếp xuống trần gian giúp Khương Tử Nha định bảng Phong Thần, chuyển sinh vào bụng Ân Thị hóa ra kiếp người, trở thành con trai thứ ba của Lý Tịnh[1]. Khi sinh ra được Thái Ất bay đến thu làm đồ đệ và thay mặt Nữ Oa gửi tặng Na Tra Vòng Càn Khôn cùng Hỗn Thiên Lăng.Na Tra đấu Độc Giác Quỷ Vương

Vốn là tướng nhà trời nên Na Tra lớn nhanh như thổi, mới bảy tuổi đã mình cao sáu thước, vai rộng hai thước, ngỗ nghịch muôn phần. Do còn nặng nợ trần gian và số kiếp gian truân, Na Tra đã tự mình gây ra họa lớn: Đánh chết con trai Ngao Bính (Tam Thái tử) của Đông Hải Long Vương, lột da (vẩy rồng), bóc gân Ngao Bính, giương Chấn Thiên Cung nặng nghìn cân bắn chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương... Gia đình Lý Tịnh bị Tứ Hải Long Vương bắt, gây sức ép buộc Na Tra phải đền mạng. Để giữ trọn đạo hiếu và không làm liên lụy tới gia đình, Na Tra đã bóc thịt trả mẹ, lóc xương trả cha. Sau khi chết hồn Na Tra bay về với Thái Ất Chân Nhân, Thái Ất bày cho Na Tra báo mộng cho Ân Thị lập miếu thờ để giữ cho hồn không bị tan biến, song cũng vì Lý Tịnh quá cố chấp với những việc Na Tra đã gây ra nên đã đập tan miếu thờ. Chính vì lý do đó sau khi được sư phụ Thái Ất hoán thân tráo cốt vào cây sen, Na Tra đã tìm tới cha mình để trả thù... Vốn biết đệ tử mình ương bướng và ngang ngạnh nên Thái Ất đã cậy hai vị đại tiên là Văn Thù và Nhiên Đăng giáo huấn, Văn Thù và Nhiên Đăng đã dàn xếp, chỉ ra lỗi lầm của cả hai người, giúp cha con Lý Tịnh cởi bỏ hiềm khích, một lòng phò Chu diệt Trụ. Ở hồi kết của Phong Thần diễn nghĩa, Na Tra, Lý Tịnh, Lôi Chấn Tử, Dương Tiễn, Kim Tra, Mộc Tra, Vi Hộ là số ít trong những giáo đồ đắc đạo thành tiên. Sau khi theo cha Lý Tịnh cùng các vị thần tiên được phong thần lên trấn giữ thiên đình, đến thời Đông Hán thì Tam thái tử Na Tra cũng Thác tháp Thiên vương Lý Tịnh và Nhị lang thần Dương Tiễn xuất hiện và giao chiến với Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không tại tác phẩm Tây Du Ký.Trong dân gian,Nhắc đến Na Tra, dân gian thường hình tượng đến một vị thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, môi đỏ như môi thiếu nữ. Song bản tính của Na Tra nóng nảy, thẳng thắn và thích xen vào chuyện bất bình. Độc giả có thể gặp Na Tra trong Phong Thần diễn nghĩa hay trong tiểu thuyết Tây du ký. Tay phải cầm Hỏa Tiêm Thương, tay trái cầm Càn Khôn Khuyên, vai đeo dải lụa Hỗn Thiên Lăng, lưng giắt Cửu Long Thần Tráo và Đả Tiên Kim Chuyên, chân đi bánh xe Phong Hoả Luân[2]. Na Tra là hiện thân của bậc thần tiên phóng khoáng, tính cách hiếu động và nghịch ngợm song hành động thì đầy tình nhân ái, chí công vô tư. Có lẽ đó cũng là khát vọng về một hình tượng sống của nhân gian thời bấy giờ. Trong Tây Du Ký cũng mô tả Na Tra thường biến hình ba đầu sáu tay rất hung tợn, tay cầm sáu thứ binh khí: trảm yêu kiếm, khảm yêu đao, phược yêu sách, hàng yêu xử, tú cầu nhi và hỏa luân nhi. Hãng phim Trung Quốc đã làm riêng một bộ phim hoạt hình về truyền thuyết dân gian Na Tra có tựa đề là Na Tra truyền kỳ.