-Đặc điểm của từ đơn, từ ghép, từ láy, từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn
-Đặc điểm và tác dụng của phép ẩn dụ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không có gì quý trọng hơn gia đình. Đó là tổ ấm yêu thương cần được vun đắp mỗi ngày. Vậy mỗi thành viên cần làm gì để gia đình có thể trở thành tổ ấm yêu thương?
Gia đình chính là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Bởi vậy nếu gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, trong cuộc sống, người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình.
Về phía người lớn, cha mẹ phải là tấm gương để con cái học tập, noi theo. Từ hành vi rất nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đến cách đối nhân xử thế. Nhiều nghiên cứu cho rằng, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Bởi vậy ngoài việc dạy dỗ con cái những điều đúng đắn, cha mẹ cần phải chú ý hành vi của bản thân. Bên cạnh đó, người lớn cũng cần học cách trở thành một người bạn của con. Điều đó có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề hằng ngày, lắng nghe con tâm sự và có thể đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc.
Về phía con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay nhận được lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
Trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Việt Nam, một nhân vật đã khẳng định: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những thứ khác có hay không, không quan trọng”. Câu nói này đã cho thấy tầm quan trọng trong cuộc sống. Mỗi người cần phải biết quý trọng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
Cô bé bán diêm sống gia đình rất nghèo khổ, mồ côi mẹ, bà - người thương yêu em nhất cũng đã mất. Tài sản tiêu tán nên cô phải bán diêm cho người bố rầt tàn nhẫn hay đánh cô. Vào một ngày cuối năm, cô không bán được que diêm nào. Cô không dám về nhà vì sợ bố đánh. Đêm giao thừa trời giá rét, cô ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi nha. Đêm càng lạnh giá, cô quẹt que diêm để sưởi ấm.
Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mông tưởng đến với cô nhưng khi diêm tắt cô lại trở về với sự thật phủ phàng. Lần thứ nhất, em thấy lò sưởi. Lần thứ hai cô thấy bàn ăn và con ngỗng quay, lần thứ ba cô thấy cây thông Nô-en cùng những ngọn nến, lần thứ tư cô thấy bà hiện về, lần thứ năm cô thấy mình cùng bà bay lên trời đó cũng là lúc cô tìm thấy niềm hạnh phúc .
Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi cô đang mỉm cười.
Truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung, tuy nhiều khi hàm nghĩa và cách hiểu thuật ngữ tương đối khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học.Trong văn học trung đại Việt Nam, truyện là khái niệm được văn học mượn từ sử học[1], là thể loại trước thuật được các sử gia dùng để ghi chép tiểu sử, hành trạng, công tích của các nhân vật lịch sử. Bên cạnh các tác phẩm văn xuôi dạng truyện truyền kỳ, trong văn học trung đại các tác phẩm thơ có cốt truyện tự sự cũng được gọi là các truyện, hoặc truyện thơ, như các tác phẩm thơ Nôm (truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên v.v.).
Trong văn học hiện đại, truyện là khái niệm không được định tính rõ rệt[1]. Bên cạnh việc sử dụng khái niệm truyện để chỉ mọi tác phẩm tự sự có cốt truyện nói chung, bao gồm cả truyện ký, tiểu thuyết, khái niệm còn được dùng như một thuật ngữ chỉ dung lượng tác phẩm (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện trong lòng bàn tay hay truyện siêu ngắn). Khái niệm truyện cũng thường lẫn lộn với khái niệm tiểu thuyết[1], đặc biệt khi nhà văn dùng thuật ngữ này hay thuật ngữ kia để gọi tên thể loại của tác phẩm mình chấp bút. Trong thực tế có tác phẩm dạng truyện là tiểu thuyết và có tiểu thuyết là truyện, tuy không phải bao giờ truyện cũng là tiểu thuyết hay ngược lại.
Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]
Có thể nhận thấy nội hàm khái niệm truyện trải rộng hơn phạm vi của khái niệm tiểu thuyết, và ở truyện thậm chí còn giữ lại nhiều hình thức thể loại khác nhau, bao gồm trong đó cả bóng dáng của những sử thi tiền tiểu thuyết[1].
Truyện biểu hiện qua lối văn trần thuật[1], trong đó lấy việc mở rộng thế giới mà nhân vật đi vào, dòng chảy cuộc đời, sự đổi thay các ấn tượng về người và cảnh mà nhân vật tiếp xúc, là mục đích của kết cấu cũng như giọng điệu nghệ thuật. Chất giọng của tác giả đóng vai trò lớn tạo nên thi pháp thể loại.
Một số loại truyện[sửa | sửa mã nguồn]
Trong thực tế có thể bắt gặp các loại truyện: truyện về tiểu sử nhân vật có thực hay nhân vật huyền thoại, truyện kể lại các sự kiện (chiến đấu, sản xuất, sinh sống); truyện về thế giới ảo hay thế giới viễn tưởng v.v. phân loại theo giai đoạn: 1. Văn học dân gian:thần thoại,sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ. 2. Văn học trung đại: tiều thuyết chương hồi, truyền kì, ký sự, truyện thơ. 3. Văn học hiện đại: tiểu thuyết hiện đại, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện mini.