K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13Câu thơ nào trong đoạn thơ sau đây cho thấy rõ đặc điểm giàu hình ảnh và sử dụng nhiều biện pháp tu từ của ngôn ngữ thơ:Cha lại dắt con đi trên cát mịnÁnh nắng chảy đầy vai,Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trờiCon lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:Cha mượn cho con buồm trắng nhé,Để con đi…(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)  A. Để con đi…  B. Ánh nắng chảy đầy vai  C. Cha mượn...
Đọc tiếp

13

Câu thơ nào trong đoạn thơ sau đây cho thấy rõ đặc điểm giàu hình ảnh và sử dụng nhiều biện pháp tu từ của ngôn ngữ thơ:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai,
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi…
(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)

 

 

A. Để con đi…

 

 

B. Ánh nắng chảy đầy vai

 

 

C. Cha mượn cho con buồm trắng nhé

 

 

D. Cha lại dắt con đi trên cát mịn
 

 


Đọc ngữ liệu sau rồi trả lời các câu hỏi

               Chú bé loắt choắt

               Cái xắc xinh xinh

               Cái chân thoăn thoắt

               Cái đầu nghênh nghênh

 

               Ca lô đội lệch

               Mồm huýt sáo vang

               Như con chim chích

               Nhảy trên đường vàng…

                                                            (Lượm, Tố Hữu)

 

27

Những yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm ở hai khổ thơ trên?

 

 

A. thể thơ 4 chữ giàu nhạc điệu và biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ

 

 

B. sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm; thể thơ 4 chữ giàu nhạc điệu và hình ảnh miêu tả đặc sắc

 

 

C. sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm; thể thơ 4 chữ giàu nhạc điệu và biện pháp nhân hóa

 

 

D. sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm; thể thơ 4 chữ giàu nhạc điệu và biện pháp so sánh, điệp ngữ

 

3

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này (A) bằng tên sự vật, hiện tượng khác (B) dựa trên quan hệ như thế nào?

 

 

A. B là một bộ phận của A

B. A và B có nét tương đồng

 

 

C. A là nguyên nhân, B là kết quả

D. A là nội dung, B là hình thức

 

0
30 tháng 10 2021

Con người ta trên đất nước này bất kể làm công việc gì cũng mang vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Một trong những vẻ đẹp lao động của con người khiến em vô cùng ấn tượng đó là người lao động làng chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận. Huy Cận không chỉ khắc họa trước mắt bạn đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, giàu có của miền biển mà thêm vào đó là vẻ đẹp càn mẫn, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời của những người ngư dân nơi đây. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, sự cống hiến thầm lặng của họ qua ngòi bút tài tình cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc của Huy Cận. Nhiều năm tháng trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

30 tháng 10 2021

Tình yêu của người mẹ như biển cả như vô tận . Chúng ta luôn biết kính trọng . Mẹ đã gặt luoongsrau , và sự nuôi lướn giúp chúng ta lớn .Công ơn của mẹ như một công lớn để mẹ gánh vac snhuw thế này . Em nợ mẹ những điều hiểu biết , tình yêu mẹ dành cho em . Mẹ là tất cả những gì được mẹ cho một tình yêu để gánh vác . Em yêu mẹ

Từu ghép : tình yêu

Cụm danh từ : tất cả

30 tháng 10 2021
Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Việc kể chuyện trong thơ và trong truyện kể là giống nhau vì đều có sự việc, có người kể chuyện, có nhân vật và đều để thể hiện tình cảm.

B. Bài thơ nào cũng có yếu tố kể chuyện và miêu tả.

C. Việc kể chuyện trong thơ chỉ là phương tiện để bộc lộ cảm xúc còn trong truyện kể là mục đích chính.

D. Bài thơ nào cũng có những quy định chặt chẽ về số khổ thơ, số câu thơ, số tiếng trong mỗi câu thơ.

Đáp án A

19Câu điểm thưởng: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài)Trong văn bản Bài học đường đời đầu...
Đọc tiếp

19

Câu điểm thưởng: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.

(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài)

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhà văn Tô Hoài còn khắc họa nhân vật “tôi” ở các phương diện nào khác so với đoạn trích trên?

 

 

A. ngoại hình, hành động, lời nói, tính cách

 

 

B. ngoại hình, hành động, tính cách, suy nghĩ

 

 

C. lời nói, suy nghĩ, tính cách, mối quan hệ với các nhân vật khác

 

 

D. hành động, lời nói, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác

 

 

20

Bài văn kể lại một trải nghiệm của em có yêu cầu về ngôi kể như thế nào?

 

 

A. ngôi kể thứ ba

 

 

B. ngôi kể thứ nhất

 

 

C. ngôi kể thứ hai

 

 

D. kết hợp ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba

0
30 tháng 10 2021

 Chú bé loắt choắt

               Cái xắc xinh xinh

               Cái chân thoăn thoắt

               Cái đầu nghênh nghênh

               Ca lô đội lệch

               Mồm huýt sáo vang

               Như con chim chích

               Nhảy trên đường vàng…

                                                            (Lượm, Tố Hữu)

 

Vẻ đẹp của Lượm được thể hiện trong đoạn trích là vẻ đẹp

A. khỏe mạnh, cứng cáp

B. hoạt bát, hồn nhiên

C. rắn rỏi, cương nghị

D. hiền lành, dễ thương

 
30 tháng 10 2021

B.hoạt bát hồn nhiên

30 tháng 10 2021

Bà dắt tay cô bé bán diêm về trời. Em đã gặp được tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinh. Mỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại. Chưa bao giờ em thấy nơi nào tràn ngập màu sắc như thế này. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt em, vì quá hạnh phúc, vì xúc động. Em tiến vào trong thiên đường. Ở đây có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

Cụm danh từ làm thành phần chính của câu: tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinh.

30 tháng 10 2021

Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.

(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài)

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhà văn Tô Hoài còn khắc họa nhân vật “tôi” ở các phương diện nào khác so với đoạn trích trên?

A. ngoại hình, hành động, lời nói, tính cách

B. ngoại hình, hành động, tính cách, suy nghĩ

C. lời nói, suy nghĩ, tính cách, mối quan hệ với các nhân vật khác

D. hành động, lời nói, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác

30 tháng 10 2021

ối zồi ôi

bài thi giưa hk1 đưa lên đây hỏi

30 tháng 10 2021

tại sao lại vậy ?

CÁC BẠN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP COPY BÀI MIK KHI CHƯA CÓ SỰ XIN PHÉP CỦA MK !!!

Từ láy là gì?

Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.

Các loại từ láy

Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp và rất khó để nhận biết 2 loại từ này, dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.

Nghĩa của các từ tạo thành

Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

Giữa 2 tiếng tạo thành từ

Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy. 

Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhay, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.

Đảo vị trí các tiếng trong từ

Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng thì vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.

Ví dụ: Từ “đau đớn” khi đảo vị trí thành “đớn đau” thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ “rạo rực” đổi lại thành “rực rạo” thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.

Một trong 2 từ là từ Hán Việt

Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép.

Lưu ý: Những từ được Việt hóa như tivi, rada là từ đơn đa âm tiết, nó không được xếp là từ láy hoặc từ ghép.

Tiếng Việt có vốn từ đa dạng và phong phú, vì vậy trong thời gian ngắn có thể bạn sẽ không thể phân biệt chính xác giữa từ láy và từ ghép. Nhưng khi tiếp túc thường xuyên khi đọc nhiều bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì trình độ của bạn sẽ được nâng cao nhiều.