Câu 18. Trong đoạn văn "- Bạn là ai? – Hoàng tử bé hỏi. – Bạn dễ thương quá …", từ "dễ thương" thuộc loại từ gì?
A. Từ đơn
B. Từ ghép
C. Từ láy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 17. Trong câu văn "Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc", từ "ngoàm ngoạp" là từ láy loại gì?
A. Từ láy toàn bộ
B. Từ láy bộ phận
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
Tuổi thơ của chúng ta ai chẳng được nghe kể về những câu chuyện cổ tích thú vị và Thạch Sanh là một truyện rất hay mà em luôn nhớ rõ.
Chuyện kể về đôi vợ chồng già nhưng chưa có con, họ rất tốt bụng, hay giúp đỡ người khác. Thấy thương cảm Ngọc Hoàng phái Thái tử đầu thai làm con, gọi là Thạch Sanh. Hai vợ chồng tuổi cao sức yếu đã sớm qua đời chỉ còn Thạch Sanh vừa khôn lớn phải sống một mình cạnh gốc đa hành nghề kiếm củi.
Một hôm người hàng rượu Lý Thông thấy Thạch Sanh khỏe như voi nên đã gạ kết nghĩa anh em. Thạch Sanh cảm động, vui vẻ đồng ý.
Bấy giờ có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, chuyên ăn thịt người, mỗi năm phải cúng mạng người cho nó. Lần này đến lượt Lý Thông, hắn bèn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay mình. Thạch Sanh thật thà nhận lời, đến đêm thì chằn tinh xuất hiện, bằng tài nghệ chàng dễ dàng hạ nó. Nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Chàng chặt đầu nó và nhặt bộ cung tên xách về. Lý Thông thấy vậy liền cướp công, nhà vua phong hắn chức Quận công.
Vua mở hội kén rể cho công chúa, đột nhiên nàng bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh thấy đại bàng quắt người bèn lấy cung bắn nó bị thương, lần theo vết màu tìm được hang ổ. Lý Thông lại tìm đến nhờ Thạch Sanh dẫn đường đi cứu công chúa. Khi cứu được người, hắn ta sai người lấp hang nhốt chàng hòng cướp công. Ở trong hang, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề, nhà vua tặng cho cây đàn thần. Chàng lại trở về gốc đa.
Hồn chằn tinh và đại bàng báo thù Thạch Sanh bằng cách ăn cắp của cải mang đến gốc đa, chàng bị bắt vào ngục.
Công chúa từ khi về cung bỗng bị câm, không ai chữa khỏi được. Trong ngục tối Thạch Sanh lấy đàn ra gảy, công chúa lập tức khỏi bệnh. Chàng được minh oan, mẹ con Lý Thông được tha cho về quê làm ăn nhưng trên đường về bị sét đánh hóa thành thạch bọ hung.
Lễ cưới công chúa và Thạch Sanh diễn ra long trọng. Hoàng tử các nước chư hầu thấy thế rất tức giận đem quân đến đánh. Thạch Sanh mang đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước chư hầu. Thiết đãi cơm niêu thần ăn mãi không hết khiến người người cúi lạy. Về sau, nhà vua không có con trai đã nhường ngôi cho Thạch Sanh, chàng và công chúa sống hạnh phúc bên nhau.
Đây là một câu chuyện kết thúc có hậu, và nó còn dạy cho em bài học: ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - một bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu sau này.
Văn bản đó là nói về chúng ta ko nên bắt nạt. Bắt nạt là hành vi sai trái . Đưa ra lời khuyên nên làm và ko nên làm
Thực ra mình chẳng biết nó là ngữ văn lớp mấy đâu các bạn.
LÀ TỪ LÁY
TL:
B.Từ ghép
~HT~
@hiếu