K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2018

Tham khảo tại đây:

https://dethihocki.com/de-thi-giua-hoc-ki-1-lop-8-mon-toan-e721.html

26 tháng 10 2018

chac ban BACH DUONG DE THUONG hay chep tren mang

minh khuyen ban khong nen chep theo ho nhu the do labai vua ho khong phai cua minh

chi nen tham khao khong chep y nguyen

26 tháng 10 2018

Trong cuộc đời của mỗi người, sẽ có những kí ức, những dòng kỉ niệm đẹp đã in sâu vào tâm thức, để mỗi khi nhớ về ta sẽ đón nhận nó bằng những nụ cười thật vui tươi, hạnh phúc. Đối với em, những kỉ niệm đẹp cũng có rất nhiều, đó là những kỉ niệm mà em cùng với bố mẹ, bạn bè, thầy cô tạo nên trong cuộc sống cũng như trong học tập. Đặc biệt, có một kỉ niệm mà em không bao giờ quên, đó là vào sinh nhật lần thứ mười hai của em, trong ngày kỉ niệm đầy đặc biệt đó em đã vô cùng bất ngờ, vui mừng và trên tất cả đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Kỉ niệm vào sinh nhật năm mười hai tuổi của em trở thành kỉ niệm mà em không bao giờ quên bởi nó đến quá bất ngờ, không hề có trong suy nghĩ của em. Vào mỗi dịp sinh nhật của em thì những người thân trong gia đình đều tổ chức sinh nhật để chúc em thêm tuổi mới nhiều may mắn, mạnh khỏe, giỏi giang, tuy tiệc sinh nhật không lớn nhưng lại vô cùng ấp áp khiến cho em vô cùng hạnh phúc. Mọi người đều tặng cho em những món quà vô cùng ý nghĩa và chúc những lời chúc tốt lành nhất, đối với em, niềm hạnh phúc nhất cũng có thể đến thế, em không có thêm bất cứ ước ao gì hơn nữa.

Nhưng trong dịp sinh nhật lần mười hai này, mọi người đã làm cho em vô cùng bất ngờ, hạnh phúc và vỡ òa trong vui sướng và cảm động. Sinh nhật của em là vào ngày hai mươi bảy tháng mười một, đây cũng là thời điểm vào đông, tiết trời lạnh giá. Bởi vậy mà buổi chiều ngày hai mươi bảy, mẹ đã dẫn em ra chợ và mua cho em một chiếc áo khoác màu đỏ vô cùng rực rỡ, mẹ em nói đây chính là món quà sinh nhật mẹ tặng cho em, em vô cùng hứng khởi nên buổi đi chợ vô cùng vui vẻ, sau khi được mẹ mua chiếc áo mới, em hân hoan nghĩ đến lúc được mặc nó, trong lòng là niềm vui to lớn len lỏi trong tâm hồn.

Vào mỗi dịp sinh nhật thì mẹ luôn tặng cho em những món quà thật ý nghĩa, đó không phải những món quà đắt tiền, không phải những thứ đồ chơi thời thượng đang thịnh hành, mà đó là những món quà vô cùng thực tế, đó có thể là đôi giày, đôi găng tay, chiếc mũ len và năm nay là một chiếc áo khoác. Những món quà của mẹ thật ấm áp, quan trọng là nó luôn ở bên em, sưởi ấm cho em suốt những ngày đông lạnh giá. Sau khi đã mua áo khoác, em và mua một vài loại hoa quả tươi rồi trở về nhà.

Trên đường về nhà, em đã mường tượng ra một bữa tối ấm cúng của gia đình, ở đó có ông bà, bố mẹ, anh chị và sinh nhật thật ý nghĩa nếu được ở bên người thân. Về đến nhà, em đã nhanh nhảu chạy vào mở cửa cho mẹ, nhưng vừa mở cửa nhà thì bụp bụp hai tiếng, những mảnh pháo giấy bay đầy nhà, trước mắt em là hình ảnh mà em không hề ngờ đến, đó là tất cả những người thân yêu trong gia đình, còn có những bạn bè thân thiết của em, họ cùng hát lên bài hát sinh nhật chúc mừng sinh nhật của em, trên tay bố là chiếc bánh gato rất to và đẹp. Sau khi bài hát kết thúc thì mọi người cùng hô to chúc mừng sinh nhật em, đặc biệt là lời nói ấm áp của bố mà đến giờ em vẫn còn nhớ: “Con gái của bố, sinh nhật vui vẻ”.

Niềm vui đến bất ngờ khiến cho em không kịp có những phản ứng hay những lời nói gì lúc ấy, điều duy nhất mà em có thể làm đó là mỉm cười rất ngốc nghếch, em không thể ngờ được rằng mọi người lại tạo cho em một bất ngờ lớn lao như vậy. Sự xuất hiện của những người bạn khiến cho buổi sinh nhật của em thêm phần nhộn nhịp, vui vẻ hơn rất nhiều. Em và các bạn đã nói cười rất vui vẻ, bố mẹ thì giúp em bày biện bánh kẹo, hoa quả chuẩn bị cho tiệc sinh nhật của em.

Thì ra các bạn đã đến nhà tặng quà sinh nhật cho em, và bố em đã nảy ra ý định giữ mọi người lại để tạo bất ngờ cho em. Em thấy cảm động và biết ơn bố nhiều lắm. Mọi thứ chuẩn bị đã xong, em thổi tắt nến trong tiếng hò reo của chúng bạn, trong nụ cười hiền hậu của bố, trong ánh mắt trìu mến của mẹ. Sinh nhật năm nay em đã dành điều ước của mình cho mọi người, em mong bố mẹ luôn có sức khỏe thật tốt, bạn bè luôn gắn bó, thân thiết như bây giờ. Em rất mong điều ước của em có thể trở thành sự thật.

Hôm ấy, mọi người đã tặng rất nhiều những món quà, tuy đơn sơ nhưng đối với em thì chúng có ý nghĩa lớn lao hơn bất cứ thứ gì, vì đó không chỉ là những thứ vật chất thông thường mà còn chứa chan bao nhiêu tình cảm mà bố mẹ cũng như bạn bè dành tặng cho em, em sẽ luôn yêu quý, giữ gìn và trân trọng nó. Em cũng tự hứa với mình là sang tuổi mới phải cố gắng học tập để không phụ tấm lòng của bố mẹ, bạn bè. Đây chính là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong các sinh nhật của em.

26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO NHA

Ngày sinh nhật của mình, ai ai cũng muốn được người thân và bạn bè quan tâm, chúc mừng động viên… Bởi vậy, tôi đã rất buồn khi sinh nhật của tôi trùng vào những ngày thi học kì: các bạn bận rộn lắm, chẳng ai đến được đâu. Vậy mà, trong lúc tôi tủi thân nhất, điều tuyệt vời đã xuất hiện.

Sáng hôm ấy, mẹ đánh thức tôi bằng một nụ hôn thật kêu lên má rồi hỏi tôi xem hôm nay sinh nhật, tôi muốn mẹ mua những thứ gì mời các bạn. Tôi buồn thiu lắc đầu:

– Mai chúng con thi học kì rồi… Chắc các bạn chẳng ai đến đâu. Mẹ không cần mua gì hết!

Mẹ mỉm cười:

– Thế sao được con yêu. Mà con cũng không nên buồn. Sinh nhật của mình con phải vui lên chứ! Hơn nữa, còn có bố mẹ và em Hin cơ mà!

Tôi ôm choàng lấy cổ mẹ:

– Vâng, con cảm ơn mẹ! Nhất định con sẽ học và thi thật tốt để mẹ vui!

Nói là làm. Mẹ đi chợ rồi, tôi lấy sách vở ôn bài. Phải rồi, đâu cứ phải ồn ào náo nhiệt mới là sinh nhật! Chỉ cần những người thân yêu quanh ta là rất hạnh phúc rồi. Nén lại nỗi buồn ban sớm, tôi cặm cụi ôn bài… Cứ thế, một ngày trôi qua, trong đầu tôi chỉ có những bài thơ, phép toán, sự kiện lịch sử,…

Buổi tối. Trong bữa ăn, cả nhà tôi nói chuyện rất vui vẻ. Mẹ kể ngày mang thai tôi, mẹ đã bị tôi đạp mạnh như thế nào. Bố thì bồi hồi kể ngày tôi sinh, ông đã trồng một cây bưởi, "chính là cây bưởi trước sân nhà ông đó con! Những lần về quê, con còn bé quá nên không ai chỉ cho con". Nghe bố nói vậy, tôi nghĩ thầm trong đầu rằng lần tới vê quê, tôi sẽ phải quan sát cây buởi ấy thật kĩ mới được! Bé Hin thì trịnh trọng tuyên bố rằng:

– Nhân dịp sinh nhật chị Bông, em sẽ rủ bố rửa bát giúp chị!

Đang bồi hồi suy nghĩ về cây bưởi "của mình", nghe Hin nói vậy tôi bật cười, bố mẹ cũng lắc đầu cười vang nhìn bé.

Bữa cơm đã xong, mẹ mang ra bàn một chiếc bánh gatô, giục tôi cắm nến với mẹ. Tự nhiên tôi lại thấy buồn. Nhìn chiếc bánh, tôi nghĩ đến sinh nhật những năm trước, bạn bè cầm tay nhau chạy vòng quanh chiếc bánh ga tô hát bài "Chúc mừng sinh nhật" chờ tôi thổi nến… Còn năm nay… Nhưng không muốn cả nhà buồn, tôi cũng gượng cười thắp nến. Bố tắt điện, bố mẹ và Hin vừa vỗ tay vừa hát "Mừng ngày sinh nhật của Bông! Mừng ngày sinh nhật của Bông…'1. Chiếc bánh được cắt, tôi và Hin bày trò chấm bánh kem vào mũi bố mẹ. Cả nhà trêu đùa nhau cười giòn giã. Bất giác, chiếc đồng hồ điểm chuông chín tiếng keng keng. Tôi giật mình nhìn lên. Chà, mọi năm, vào ngày này, cứ khi cái âm thanh ấy vang lên là các bạn lại lục tục xin phép ra về. Năm nay, có lẽ không ai đến thật.

– An ơi!

Tôi giật mình, không tin vào tai mình.

– An An ơi! Bảo An ơi! – Âm thanh này vang lên lộn xộn, nhộn nhạo hơn.

Tim tôi đập thình thịch, tôi đưa mắt nhìn bố mẹ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi:

– Kìa, các bạn gọi sao con không thưa? Ra mời các bạn vào nhà đi chứ!

Tôi đứng phắt dậy, chạy ào ra cổng. Các bạn ấy đến thật: Bình, Nhung, Hiền, Huy, Dũng,… Nhìn thấy em, cả nhóm đồng thanh:

– Chúc mừng sinh nhật!

Nhà tôi lại càng ồn ào, vui vẻ hơn. Thì ra, cũng vì bận ôn thi nên các bạn không có nhiều thời gian chuển bị (để đi chọn quà), cũng không thống nhất thời gian sớm được với nhau nên người nọ phải đợi người kia hơi lâu. Dầu vậy, cuối cùng mọi người cũng đã đến. Nhưng… Tôi giật mình chợt nghĩ đến khi sáng, tôi đã nói với mẹ là không cần mua thức gì hết. Không lẽ mời các bạn chiếc bánh đang dùng dở Nhưng kia! Tôi thấy bé Hin lon ton bưng ra một đĩa bánh kẹo, mẹ tôi đi sau mang rất nhiêu hoa quả… Tôi nhìn mẹ đầy biết ơn, còn mẹ chỉ mỉm cười.

Chúng em đã nói chuyện, cười đùa rất vui vẻ. Tuy các bạn không ngồi chơi lâu như những năm truớc được. Chủ đề chính là học thi như thế nào, đã ôn hết chưa, khúc khích tự khen nhau là học giỏi, thông minh, sáng dạ!

Các bạn đã về hết, bố mẹ và em Hin giúp tôi dọn dẹp. Cả nhà ưu tiên để em đi nghỉ trước “lấy sức mai đi thi con ạ" nhưng em vẫn muốn ở lại cùng làm với mọi người. Khi hai mẹ con đứng rửa đĩa, em khẽ thì thầm ngượng ngịu vào tai mẹ: "Con cảm ơn mẹ nhé!". Mẹ khẽ lườm yêu tôi: " Cha bố cô! Lại đi cảm ơn mẹ bao giờ! May mà tôi không nghe cô đấy!". Tôi chỉ còn biết nũng nịu: "Mẹ…"

Ngày sinh nhật của tôi đã diễn ra đầy buồn, vui như thế. Ngày đặc biệt ấy đã cho tôi những bài học thấm thía và cảm động về tình bạn, tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử.

TÍCH TỚ NHA

cô mik cũng ra đề này

26 tháng 10 2018

bố em là một cây vợt có hạng của Công ty giấy Bãi Đằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được huy chương vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.

Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội đi chợ mua lá gói bánh chưng. Bố mẹ em đi làm đến tận chiều hăm tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em giúp ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ thờ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén…

Hai ông cháu vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ. Ông kể chuyện lúc ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi! Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người… Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước chan hoà, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc quá khứ êm đẹp chưa xa.

Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương… dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!

Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thủy tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không ạ ?”. Ông bảo là đúng như vậy! Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. Ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp: “Cháu… cháu…Ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”. Ông lắc đầu buồn bã: “Phí quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà”! Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng và tự giận mình ghê gớm.

Có lẽ cùng quá hóa liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm cho ông thất vọng. Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ tội cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự trung thực còn đáng quý hơn nhiều cháu ạ!”. Em bật khóc trước lời khuyên ấy và thấm thìa vô cùng.

binh hoa bi vo

Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ bố nói: “Bố tiếc cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm, nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận”.

Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất, lỗi lầm. Điều quan trọng là có dám nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.

k mk nhé

26 tháng 10 2018

để trở thàng 1 công dân có ích :

hứ nhất, biết tôn trọng người khác. Mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được tôn trọng về thể xác, nhân phẩm, danh dự và quyền sở hữu tài sản (để sinh tồn). Vì vậy, muốn được người khác, xa hơn là cả cộng đồng tôn trọng, thì trước hết họ phải biết tôn trọng các giá trị căn bản của con người. Đôi khi, hãy tự đặt vị trí của mình vào người khác để biết cách tôn trọng người khác.

Thứ hai, không làm hại tới môi trường. Môi trường riêng (có thể trong khuôn viên nhà, sân vườn) sạch sẽ, trong lành nhưng con cá không thể sống trong cái ao đó mãi được, mà biển cả, môi trường chung cũng cực kỳ quan trọng.

Không xả rác bừa bãi, nên coi đường phố, sân ga, nơi công cộng như sân vườn nhà mình bởi chính từng cá nhân trong chúng ta đang thụ hưởng không gian chung đó. Nói rộng ra, đó cũng là bộ mặt của cả quốc gia, trong đó có mình là thành viên bởi không ai có thể hãnh diện sạch sẽ nếu mặt mũi đầy bùn đất.

Bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ hàng đầu của hầu hết chính phủ các quốc gia. Chính vì vậy mà trong giáo dục, những bài học về bảo vệ môi trường thường được đưa vào các cấp, lớp học. “Mỗi ngày nhặt một vật rác” là một trong mười tiêu chí đầu tiên để trở thành công dân tốt được đặt ra tại Mỹ.

Thứ ba, biết lắng nghe, học hỏi. Mỗi người sinh ra, dù học đến cấp độ cao siêu nào cũng không thể biết hết, cư xử, hành động đúng đắn đối với mọi vấn đề.

Việc tôn trọng ý kiến người khác, biết lắng nghe học hỏi để trau dồi, tu dưỡng, nâng cao hiểu biết của bản thân là điều thiết yếu để trở thành công dân tốt, góp phần xây dựng xã hội phát triển.

Cổ nhân có câu “chín người, mười ý”. Điều quan trọng là mình luôn đặt ở vị trí khiêm nhường “luôn là người học” và cần có cách nhìn nhận rằng: Người ta đưa ra ý kiến khác với mình là chuyện bình thường, đồng thời người ta đang tôn trọng mình khi đưa ra quan điểm thẳng thắn do mỗi người một hoàn cảnh, một nhận thức khác nhau nên quan điểm, ý kiến trái chiều không có gì sai.

Những ý kiến trái chiều thẳng thắn ấy mới giúp chúng ta trưởng thành và nhờ các cá thể trong xã hội trưởng thành mới giúp xã hội phát triển. Qua đó, chính chúng ta lại là người thụ hưởng trong xã hội đó.

Thứ tư, biết giúp đỡ, cảm thông, đứng về phía những người kém may mắn hơn.

Một tỉ phú dành một triệu đồng để làm từ thiện với mong muốn quảng bá hình ảnh chưa chắc đã nhân văn bằng một bữa cơm của một nông dân nghèo cho một đứa trẻ. Chúng ta nên cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác và việc làm nên xuất phát từ tâm sáng.

Ngoài ra, việc chấp hành luật pháp của quốc gia và tôn trọng nhân viên công quyền (như cảnh sát, những người làm việc trong bộ máy chính quyền) cũng rất quan trọng.

Muốn một xã hội trật tự thì mỗi cá nhân phải có ý thức xây dựng nó. Pháp luật phải là thước đo, khuôn mẫu để công dân tuân thủ. Nhân viên công quyền, thay vì sử dụng quyền lực được người dân giao phó để mục đích tư lợi, hãy vì sứ mệnh cao cả, vì vinh dự to lớn được nắm giữ quyền lực công để thực thi các quyền ấy một cách công tâm nhất.

Cuối cùng, phải luôn có ý thức giữ gìn hình ảnh dân tộc bằng cách tôn trọng, đối xử bình đẳng với người nước ngoài hay người từ các dân tộc khác, người từ thành phần xã hội khác...

Tổ quốc là cha, là mẹ. Việc giữ gìn, làm đẹp hình ảnh dân tộc không thuộc trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm chung của tất cả công dân trong toàn xã hội, bởi Hình ảnh dân tộc là hình ảnh cha mẹ, tổ tiên mình.

26 tháng 10 2018

Trên cuộc đời này, tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất mà mỗi một người đều có. Là con cái, ai cũng yêu thương mẹ của mình và khát khao tình yêu thương từ mẹ cho dù là ở trong hoàn cảnh nào. Đó là lí Nguyên Hồng vẫn luôn yêu thương mẹ của mình dù ông từng bị bỏ rơi và ngày ngày nghe những lời không hay về mẹ để khi gặp lại mẹ, người đọc không khỏi cảm động trước tình cảm hai mẹ con.
Bé Hồng là một đứa trẻ đặc biệt, cha mất sớm, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực, phải sống trong cảnh bị họ hàng ghét bỏ. Nhưng có lẽ những nỗi thiếu thốn về vật chất không thể so sánh được với tổn thương tinh thần mà Hồng phải chịu đựng. Bé Hồng bị họ hàn hắt hủi, có lẽ làm em buồn nhưng thiếu đi tình thương yêu che chơ của mẹ có lẽ khiến cho em đau và thậm chí là xót xa tột cùng khi em phải nghe những lời không hay về mẹ. Trong thâm tâm của đứa con nhỏ, mẹ lúc nào cũng hiền từ, độ lượng, tốt đẹp và có lẽ tình mẫu tử trong em không cho phép em nghĩ xấu về mẹ của mình: “đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....”. Chính vì vậy mà em không những không ghét bỏ mẹ mình vì những lời mà bà cô nói mà còn khéo léo, khôn ngoan ra sức để ngầm bảo vệ mẹ khỏi những lời công kích ác ý của bà cô.
Bé Hồng thương mẹ, khát khao tình mẹ, hình ảnh mẹ giống như lúc nào cũng thường trực trong tâm trí cậu tuy rằng đã lâu cậu không được gặp mẹ. Vì vậy, khi thoáng thấy bóng người giống mẹ, cậu đã không kìm được lòng mà chạy và gọi theo tuy trong lòng vẫn sợ đó không phải là mẹ và bản thân sẽ bị cười nhạo vì sự lầm lẫn này. Và tình cảnh lúc hai mẹ con gặp nhau thật khiến cho người đọc phải xa xót khôn nguôi. Cái hình ảnh mà mẹ Hồng đối với cậu “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe” làm dậy lên cái tình mẫu tử từ tận sâu đáy lòng vẫn thường trực của cả hai mẹ con. Mà người mẹ ấy cũng chính vài găp được con mà trở nên hồn hào hơn bao giờ hết. Bé Hồng “ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Có lẽ đây là hơ ấm mà bé Hồng đã khát khao từ rất lâu, là hơ mẹ mà bé Hồng tưởng chừng mất đi nay tìm lại được trong niềm vui sướng vô tận. Được mẹ ôm, đươc mẹ yêu thương rõ ràng là chuyện hết sức bình thường đối với bao đứa trẻ đồng trang lứa mà đối với bé Hồng, nó thiêng liêng, xa vời đến thế. Vì vậy khi đạt được ước nguyện, cậu thẩy mình “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”
Khi ở bên mẹ, hạnh phúc trong vòng tay ôm của mẹ, bé Hồng chỉ còn vẳng xa bên tai những lời bóng gió của bà cô và nó nhanh chóng chìm đi trong niềm hạnh phúc. Không thứ gì trên đời này có thể tách rời được mẹ con, không một hủ tục hay lời bịa đặt ác ý nào có thể phá vỡ tình mẫu tử và không lỗi lầm nào có thể khiến cho hai mẹ con xa nhau!
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã để lại ấn tượng cảm động về tình mẫu tử của hai mẹ con bé Hồng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý, có thể vượt qua mọi sóng gió để mãi mãi vững bền.

Nhan đề là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất khi người đọc tiếp cận với tác phẩm. Việc xây dựng một nhan đề vừa súc tích vừa độc đáo sẽ tóm gọn được nội dung tác phẩm, đồng thời khơi gợi trí tò mò của người đọc. Vậy, với “Tức nước vỡ bờ”, điều gì ẩn sau nhan đề ấy?

Nhan đề không chỉ đúc kết nội dung của tác phẩm mà còn được tác giả gửi gắm một bài học, một quan niệm, một tư tưởng nào đó, ý nghĩa nó truyền tải rộng hơn những gì câu chữ thể hiện. “Tức nước vỡ bờ” xuất phát là một thành ngữ của nhân dân ta, chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Thế nhưng, đó mới chỉ là nghĩa đen của câu nói ấy. Trí tuệ của ông cha ta vốn thâm thúy, từ việc nói bờ tràn mà ta có thể liên hệ đến sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh: nếu một người đến quá giới hạn chịu đựng của họ thì họ sẽ đứng lên đấu tranh, phản kháng, không chịu nhẫn nhục nữa.

Trở lại với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, thông qua nhân vật chị Dậu, ta càng hiểu sâu sắc hơn về câu thành ngữ. Ở đầu đoạn trích, ta thấy chị Dậu hết lời van xin cai lệ và lí trưởng, giọng điệu khẩn khoản, cách xưng hô của một kẻ bề dưới: “Cháu van ông”, “xin ông tha cho”, “nhà ông làm phúc”. Tính dịu dàng, mộc mạc, quen chịu đựng, nhẫn nhục vốn là bản chất của người phụ nữ nông dân thời xưa, đối với chị Dậu, đặc điểm này cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, càng được nước, bọn chúng lại càng lấn tới. Mặc cho lời van xin của chị, tên cai lệ không thèm nghe, tiếp tục xông vào đánh anh Dậu và còn đánh cả chị, hỏi chị liệu có thể tiếp tục nhẫn nhịn, kìm nén được nữa không? Đọc đến đây, chắc không ít mọi người sẽ phải lên tiếng phẫn nộ. Và, quả là không phụ lòng mong đợi, phản ứng của chị Dậu đột ngột thay đổi, tức quá không thể chịu được nữa, chị đã liều mạng cự lại. Cách xưng hô “ông- cháu” đã được thay bằng “ông- tôi” ngang hàng với nhau, đi kèm là lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Đỉnh điểm hơn, khi tên kia tát vào mặt chị và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Với lòng căm giận và khinh bỉ cao độ, chị Dậu vụt đứng dậy, chuyển hẳn cách xưng hô đanh đá “mày- bà” và tỏ ra không hề sợ hãi, quật ngã hai tên tay sai bằng sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng. Hai tên tay sai hung hãn bỗng trở thành những kẻ thảm bại, xấu xí và hài hước. Chị Dậu vốn cam chịu lại vùng dậy mạnh mẽ với tinh thần phản kháng quyết liệt. Điều này đã thể hiện một quy luật, một chân lí muốn đời: con giun xéo lắm cũng quằn và ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Hành động của chị Dậu không chỉ là tự vệ đơn thuần mà còn làm sáng ngời phẩm chất của chị và cũng là của những người phụ nữ thời xưa: dịu dàng, nhẫn nhục, giàu tinh thần yêu thương và ẩn chứa một tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ. Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố còn như “xui người nông dân nổi loạn”, kêu gọi tinh thần đấu tranh của họ chống lại áp bức bóc lột vì một cuộc sống công bằng, một tương lai tươi sáng hơn.

“Tức nước vỡ bờ” thực sự đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Qua nhan đề này, Ngô Tất Tố đã gửi gắm được phần nào những suy nghĩ cùng tình cảm của mình đối với người nông dân trong xã hội xưa.

26 tháng 10 2018

Chị Dậu:

Trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà. Chúng ta khó có thể quên các tên tuổi lớn như Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… và đặc biệt là Ngô Tất Tố – tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tắt đèn. Lần đầu tiên, ông đã đưa vào văn học hình ảnh một người phụ nữ nông dân Việt Nam với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Đoạn văn Tức nước vỡ bờ thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu, một phụ nữ yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh và có tinh thần phản kháng mãnh liệt.

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn cường hào đánh đập thừa chết thiếu sống chỉ vì chưa có tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố sức xoay xỏa để cứu chồng ra khỏi cảnh bị cùm trói và hành hạ dã man. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia quạt lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình thương yêu chồng tha thiết.

Trong cơn quẫn bách của mùa sưu thuế, chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình khốn khổ. Chồng bị bắt, bị gông cùm, đánh đập, một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Chính tình yêu thương, lo lắng cho chồng đã dẫn chị đến hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác khi chúng nhẫn tâm bắt trói anh Dậu một lần nữa.

Hành động của chị Dậu không phải diễn ra một cách bất ngờ mà cái mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức tột độ đã khiến nó bùng lên dữ dội.

Lúc bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì chị Dậu tuy giận nhưng vẫn nhẫn nhục van xin tên cai lệ độc ác: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô của chị là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự nhún mình. Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, chị Dậu đã xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ, năn nỉ: Cháu xin ông. Những lời nói và hành động ấy của chị chỉ nhằm mục đích bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách, phẩm chất của chị Dậu mới bộc lộ đầy đủ. Tên cai lệ không thèm nghe chị. Hắn đấm vào ngực chị và cứ sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu đã chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách của chị Dậu là kết quả tất yếu của cả một quá trình chịu đựng lâu dài trước áp lực của sự tàn ác, bất công. Nó đúng với quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Từ vị thế của kẻ dưới: Cháu van ông…, chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ xưa nay vẫn đè đầu cười cổ mình: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Câu nói cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu. Tức thì, sau lời cảnh cáo đanh thép của kẻ trên đối với kẻ dưới: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! là hành động phản kháng dữ dội: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xồ đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Lão Hạc:

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, chó khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!…

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

Hk tốt

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.Và...
Đọc tiếp

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

– Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

1: xác định ptbđ chính? ngôi khể trong văn bản trên?

2: chỉ ra yếu tố miêu tả biểu cảm? cho biết nội dung của văn bản trên

0