K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật...xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tình Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao cả của cụ Bơ – men để nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Nơi tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh" (Theo Đỗ Việt Hùng- Ôn tập và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Ngữ văn 7, kì II, trang 32)

a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ?

b. Hãy nêu luận điểm chính của đoạn văn trên?

c. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào? Hãy xác định cụ thể các luận cứ có trong đoan văn?

0
9 tháng 5 2020

Tác giả: Phạm Duy Tốn

9 tháng 5 2020

của tác giả : Phạm Duy Tốn

9 tháng 5 2020

–Chứng minh trong văn nghị luận : là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó. 

Phân tích: Là đi sâu vào chia nhỏ đối tượng thành nhiều bộ phận để xem xét một cách toàn diện cả về nội dung và hình thức. Dạng đề này các em cần phải dựa vào nội dung và hình thức của bài đề ra để đưa ra các luận điểm, dẫn chứng cụ thể làm rõ vấn đề. Đặc biệt dạng đề này các em có thể có cái tôi cá nhân song không sâu đậm vì phân tích thiên về tính khách quan của văn bản hơn.

– Cảm nhận, suy nghĩ: Ở dạng đề này các em cũng phải phân tích làm rõ nội dung tác phẩm song các em có thể lựa chọn một vấn đề tiêu biểu để làm rõ, các vấn đề phụ có thể nêu sơ lược. Đây là dạng đề nặng về cái tôi cá nhân tức là ấn tượng chủ quan của người viết. Người viết có thể thể hiện tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ, cái nhìn chủ quan của mình về tác phẩm nhiều hơn.

Ví dụ

Vẫn là hai dạng đề phân tích và cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.

– Ở đề phân tích các em có thể nêu về tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh nêu tác phẩm, hoàn cảnh sống, bố cục, nêu các phẩm chất, nghệ thuật… phân tích lần lượt và làm rõ nội dung vẻ đẹp của anh thanh niên

– Ở cảm nhận thì có thể nêu cảm nhận sâu sắc về nhân vật anh thanh niên đó là người có lí tưởng sống cao đẹp, là tấm gương sáng cho thanh niên chúng ta. Anh là đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Ấn tượng về anh thanh niên được thể hiện qua những khía cạnh nào: yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn, chu đáo, nhiệt tình, hiếu khách, lạc quan yêu đời…Sau đó trình bày thêm những cảm nhận, đánh giá chủ quan khác của bản thân.

học tốt

Ca Huế trên sông Hương là một hoạt động âm nhạc đã có từ lâu và đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa xứ Huế. Để thưởng thức một bản ca Huế đúng chất Huế, người nghe sẽ được ngồi trên thuyền rồng, lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm. Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sánh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Khi trăng đã lên cao, gió mơn man nhè nhẹ, con thuyền trôi nhẹ trên dòng sông Hương thơ mộng với tiếng ca Huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề yên tĩnh. Có lẽ, chính điều đó đã làm nên sức hút riêng của ca Huế mà không vùng đất nào có được.

Các dấu câu được sử dụng

Câu chứa dấu chấm lửng: Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...

Câu chứa dấu chấm phẩy: Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.

9 tháng 5 2020

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh hoạt văn hóa,thanh lịch và tao nhã của người dân xứ Huế.Ca Huế được tổ chức vào mỗi tối,các ca công ăn mặc theo trang phục truyền thống vô cùng nhã nhặn,đậm nét truyền thống.Về các điệu hò thì có:Chèo cạn,bài thai,bài tiện,đưa linh....Các nhạc cụ của những ca công rất phong phú như đàn tranh,đàn nguyệt,cặp sanh....Ca Huế được hình thành từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình .Đặc điểm của những làn điệu ca Huế rất phong phú như:''Tứ đại cảnh''thì thương không vui cũng không buồn,réo rắt du dương....

Huế không chỉ là nơi lưu giữ các di tích lịch sử mà còn được nổi tiếng với với cái tên " là nôi của những dòng nhạc có điệu hò khác nhau ". Đến Huế, không chỉ đi tham quan các khu di tích lịch sử như : Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Lăng Minh Mạng,sân Đại Triều Nhi và Điện Thái Hòa ; Thế miếu ...Mà khi đêm xuống, xương mù bao phủ lấy toàn thành phố, trên con thuyền rồng, những người khác đến nơi đây sẽ được nghe những bản điệu dân ca, không gian đang yên tĩnh, bỗng đâu chẳng còn im ắng như trước mà những âm thanh của tiếng đàn bầu, đàn nhị,...vang lên của dàn hòa tấu. Âm thanh du dương trầm bổng, khiến cho những người khách đến đây như không muốn đi. Những câu hát, câu chèo vang lên như xíu chân lòng người. Tiếng gió lao xao, những con sóng nhè nhẹ đập vào mạn thuyền, lúc ấy không gian thật lắng đọng để lại cho người nghe những cảm xúc riêng biệt khó quên.

- Dấu " ; " mk đã im đậm cùng liệt kê và dấu ..... ( dấu chấm lửng )

có 2 đoạn ấy chép đoạn nào thì chép

học tốt

12 tháng 5 2020

a. Luận điểm 1: Đời sống của Bác Hồ giản dị.

- Dẫn chứng:

+ “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.”

+ “Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.”

+ “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.”

+ “Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.”

- Bình luận, đánh giá:

+ Cách ăn uống: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất  của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.”

+ “Căn nhà, phong cách sinh hoạt: “Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao.”

- Lí giải, so sánh:

+ “chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.”

+ “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.”

=> “Đó là đời sống thực sự văn minh, nêu gương sáng cho thế giới ngày nay.”

b. Luận điểm 2: Lời nói và bài viết của Bác giản dị.

- Chuyển ý: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết.”

- Nguyên nhân: “vì muốn quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được”.

- Dẫn chứng:

+ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”

+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.”

- Khái quát, đánh giá: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”

=> Ngợi ca hiệu quả, tác dụng của những bài viết, tư tưởng của Bác Hồ, vừa sơ kết, khái quát luận điểm của bài viết.

12 tháng 5 2020

Chijoiw vt bài giúp em đc ko ko chép mạng ạ

12 tháng 5 2020

- Giản dị trong đời sống.

- Khiêm tốn, không xa hoa

* Dàn ý

A. Mở bài

   - Giới thiệu vấn đề

   - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

 1. Thực trạng

    - Hầu hết, các nhà trường đều sẽ quy định HS mặc đồng phục của nhà trường khi đến trường, đến lớp.

     - Một số trường quy định HS, mặc áo dài vào thứ 2 đầu tuần.

     - Nhưng cũng một số HS không tuân thủ theo nội quy của nhà trường, mặc những trang phục không đúng quy định. 

2. Bàn luận

   - Việc nhà trường đưa ra quy định về trang phục khi đến trường là để cho các HS tập trung vào việc học. Hơn là tốn thời gian vào những việc hôm nay đi học sẽ mặc gì. Đua đòi chạy theo thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa.

   - Mặc theo quy định sẽ đỡ tốn kém tiền của cho cha mẹ. 

   - Quy định về trang phục của học đường, như đi học mặc đồng phục để thấy được sự bình đảng giữa các bạn HS, không có bị phân chia gàu nghèo. Như vậy mới không làm ảnh hưởng đến việc học cúa các bạn HS.

   - Có những người còn là học sinh lớp 8, 9 đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, quần áo te tua. Họ cứ ngỡ mình là người tiên phong trong lĩnh vực thời trang.

   - Liên hệ bản thân, mở rộng

C. Kết bài

   - Đánh giá chung

   -Suy nghĩ của bản thân 

Bài làm:

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến " những thiên thần áo trắng" - đây là cách gọi của những cô cậu học trò. Chiếc áo trắng đồng phục đã đi vào thơ ca nhạc họa. Thế nên các nhà trường đều sẽ có những bộ đồng phục và quy định về trang phục của các em học sinh khi đến trường.
    Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ,… Trang phục của học sinh là bộ quần áo đồng phục khi đi học; là những bộ quần áo đơn giản, hợp lứa tuổi khi ở nhà, đi chơi. Khi đến trường, học sinh mặc những tấm áo trắng với phù hiệu của trường, mặc quần âu tím than, gợi một vẻ trong sáng hay học sinh khoác trên mình bộ áo dài duyên dáng, cũng có trường đồng phục là những chiếc váy xếp, quần tây. Tuy không quá rực rỡ, nổ bật nhưng quần áo đồng phục vẫn rất đẹp. Còn khi ở nhà, đi chơi, những chiếc quần ngố, áo phông, sơ mi lại rất phù hợp. Trang phục không cầu kì mà vẫn đẹp.

    Hầu hết, các nhà trường đều sẽ quy định HS mặc đồng phục của nhà trường khi đến trường, đến lớp.  Một số trường quy định HS, mặc áo dài vào thứ 2 đầu tuần. Nhưng cũng một số HS không tuân thủ theo nội quy của nhà trường, mặc những trang phục không đúng quy định. 

   Nhưng ngày nay, rất nhiều học sinh ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng. Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo vẫn muốn “chơi trội”, khi đến trường thì làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. Những chiếc quần đồng phục được cắt sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. Rồi trên mặt những học sinh nào ấy nào là phấn son, tóc để xõa, lòa xòa, nhuộm xanh, nhuộm đỏ. Con trai thì vuốt tóc dựng ngược, trông như những cái đinh. Con gái đi giày cao gót, con trai đi dép tông, trông thật lố lăng, không giống như đang trong trường học,mà như một sàn diễn “thời trang”. Còn khi ở nhà, đi chơi, những bộ trang phục càng trở nên lố lăng hơn. Những nữ sinh “thùy mị” thì mặc những cái quần bó gấu, rách, hay những chiếc quần soóc siêu ngắn, những chiếc áo dây hở hang, trên mặt thì trang điểm thật đậm, chân đi những đôi guốc siêu cao. Còn nam sinh thì mặc những chiếc quần mài, rách, đôi khi còn có cả vết săm trên người. Chắc hẳn, nhìn những người như vậy, ít ai nghĩ họ là học sinh, là lứa tuổi trong sáng. Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại đem lại rất nhiều tác hại… Trang phục phản ánh văn hóa, nhân cách của mỗi người. Đánh giá một người là học sinh ngoan giỏi đâu phải là đánh giá học lực mà đạo đức còn vô cùng quan trọng. Khi đến trường, mặc đồng phục chỉnh tề, trang nghiêm, đầu tóc gọn gàng; ở nhà, đi chơi ăn mặc đơn giản thì hẳn ai nhìn cũng thấy mến ta, có thiện cảm với ta, dù ta học lực chưa giỏi. Nhưng có người tuy học giỏi nhưng ăn mặc lố lăng, lôi thôi thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn tránh xa. Mình tưởng ăn mặc “hợp mốt” là người bị người ta chê, cảm thấy các cảm, không muốn giao lưu, tiếp xúc vơi mình. 

Vậy tại sao phải thật mốt? Nhìn học sinh như vậy, người ta sẽ đánh giá là kẻ có chữ nhưng không có văn hóa, hiểu thế nào. Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn kém. Hết chạy theo mốt này, rồi mốt kia, biết bao nhiêu tiền cho vừa. Rồi việc chạy theo mốt khiến cho kinh tế gia đình tốn kém, tốn nhiều thời gian, không còn thời gian để học tập, việc học hành lơ là, giảm sút, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bản thân, vừa khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng. Là học sinh, hành động đó không thể chấp nhận được. Có những người khi đã xinh đẹp và sành điệu rồi thì trở nên kiêu kì, lúc nào cũng coi thường, chê bai người khác, nhiều khi nói những lời khiến mình trở thành kẻ hợm hĩnh, khiến người khác tổn thương, tránh xa mình. Thậm chí khi hết tiền mua đồ họ lại nghĩ đến việc trộm cắp tiền. Là học sinh, hành động đó là không thể chấp nhận được.

Mỗi chúng ta, là học sinh, đã có ý thức, suy nghĩ hiểu biết, phải luôn biết cách chọn trang phục. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sáng của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mỗi người phải biết suy xét thật kĩ trước khi lựa chọn, mua trang phục. Học sinh không nên đua đòi, chạy theo mốt này, mốt nọ, phải có suy nghĩ đúng đắn về trang phục. Hơn nữa, nhà trường cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc quản lí học sinh về trang phục, nhân cách. Gia đình cũng cần quan tâm hơn về cách ăn mặc của con cái. Hãy ăn mặc thật đơn giản, phù hợp mà lại thật đẹp, các bạn nhé!

   Là HS chúng ta nên tuân thủ những quy định của nhà trường về trang phục để cho " mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Cách ăn mặc giản dị, phù hợp với hoàn cảnh đó mới là đẹp, không nên ăn mặc quá nổi trội, đặc biệt là trong trường học.

Tục ngữ có câu “Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Đầu tóc, vẻ bề ngoài, trang phục thể hiện được tính cách, văn hóa của một người. Chính vì vậy, việc lựa chọn trang phục đối với mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt là trang phục của học sinh ngày nay.
 
Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ,… Trang phục của học sinh là bộ quần áo đồng phục khi đi học; là những bộ quần áo đơn giản, hợp lứa tuổi khi ở nhà, đi chơi. Khi đến trường, học sinh mặc những tấm áo trắng với phù hiệu của trường, mặc quần âu tím than, gợi một vẻ trong sáng hay học sinh khoác trên mình bộ áo dài duyên dáng, cũng có trường đồng phục là những chiếc váy xếp, quần tây. Tuy không quá rực rỡ, nổ bật nhưng quần áo đồng phục vẫn rất đẹp. Còn khi ở nhà, đi chơi, những chiếc quần ngố, áo phông, sơ mi lại rất phù hợp. Trang phục không cầu kì mà vẫn đẹp.

Nhưng ngày nay, rất nhiều học sinh ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng. Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo vẫn muốn “chơi trội”, khi đến trường thì làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. Những chiếc quần đồng phục được cắt sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. Rồi trên mặt những học sinh nào ấy nào là phấn son, tóc để xõa, lòa xòa, nhuộm xanh, nhuộm đỏ. Con trai thì vuốt tóc dựng ngược, trông như những cái đinh. Con gái đi giày cao gót, con trai đi dép tông, trông thật lố lăng, không giống như đang trong trường học,mà như một sàn diễn “thời trang”. Còn khi ở nhà, đi chơi, những bộ trang phục càng trở nên lố lăng hơn. Những nữ sinh “thùy mị” thì mặc những cái quần bó gấu, rách, hay những chiếc quần soóc siêu ngắn, những chiếc áo dây hở hang, trên mặt thì trang điểm thật đậm, chân đi những đôi guốc siêu cao. Còn nam sinh thì mặc những chiếc quần mài, rách, đôi khi còn có cả vết săm trên người. Chắc hẳn, nhìn những người như vậy, ít ai nghĩ họ là học sinh, là lứa tuổi trong sáng.
 
Nguyên nhân của hiện tượng này thì có rất nhiều, công nghệ thông tin phát triển đồng nghĩa với việc con người tiếp xúc nhiều hơn với mạng thông tin. Học sinh cũng vậy, tiếp xúc với những điều tốt và cả xấu. Điều đó cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới cách ăn mặc của học sinh ngày nay. Có những cô cậu học trò muốn thể hiện mình đẹp, giỏi và muốn thể hiện “đẳng cấp”, họ đã đua đòi, học thói hư, tật xấu, ăn mặc sao cho thật mốt, sành điệu để trở thành “công chúa, hoàng tử” xinh đẹp. Họ không hiểu rằng ăn mặc như vậy tuy mốt nhưng rất lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Có những người bị bạn bè lôi kéo, rủ rê nên đánh mất bản thân vào ăn chơi, lúc nào cũng đua đòi làm đẹp, sành điệu. Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại đem lại rất nhiều tác hại… Trang phục phản ánh văn hóa, nhân cách của mỗi người. Đánh giá một người là học sinh ngoan giỏi đâu phải là đánh giá học lực mà đạo đức còn vô cùng quan trọng. Khi đến trường, mặc đồng phục chỉnh tề, trang nghiêm, đầu tóc gọn gàng; ở nhà, đi chơi ăn mặc đơn giản thì hẳn ai nhìn cũng thấy mến ta, có thiện cảm với ta, dù ta học lực chưa giỏi. Nhưng có người tuy học giỏi nhưng ăn mặc lố lăng, lôi thôi thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn tránh xa. Mình tưởng ăn mặc “hợp mốt” là người bị người ta chê, cảm thấy các cảm, không muốn giao lưu, tiếp xúc vơi mình .

Vậy tại sao phải thật mốt? Nhìn học sinh như vậy, người ta sẽ đánh giá là kẻ có chữ nhưng không có văn hóa, hiểu thế nào. Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn kém. Hết chạy theo mốt này, rồi mốt kia, biết bao nhiêu tiền cho vừa. Rồi việc chạy theo mốt khiến cho kinh tế gia đình tốn kém, tốn nhiều thời gian, không còn thời gian để học tập, việc học hành lơ là, giảm sút, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bản thân, vừa khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng. Là học sinh, hành động đó không thể chấp nhận được. Có những người khi đã xinh đẹp và sành điệu rồi thì trở nên kiêu kì, lúc nào cũng coi thường, chê bai người khác, nhiều khi nói những lời khiến mình trở thành kẻ hợm hĩnh, khiến người khác tổn thương, tránh xa mình. Thậm chí khi hết tiền mua đồ họ lại nghĩ đến việc trộm cắp tiền. Là học sinh, hành động đó là không thể chấp nhận được.

Mỗi chúng ta, là học sinh, đã có ý thức, suy nghĩ hiểu biết, phải luôn biết cách chọn trang phục. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sáng của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mỗi người phải biết suy xét thật kĩ trước khi lựa chọn, mua trang phục. Học sinh không nên đua đòi, chạy theo mốt này, mốt nọ, phải có suy nghĩ đúng đắn về trang phục. Hơn nữa, nhà trường cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc quản lí học sinh về trang phục, nhân cách. Gia đình cũng cần quan tâm hơn về cách ăn mặc của con cái. Hãy ăn mặc thật đơn giản, phù hợp mà lại thật đẹp, các bạn nhé!

Mặc trang phục là để cho người khác ngắm, nhưng với cách ăn mặc lố lăng thì không ai muốn ngắm, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường ngày nay. Tự tin, trong sáng và văn hóa là những gì ta nhận được khi ta ăn mặc thật đẹp, phù hợp với lứa tuổi. Hơn nữa, còn được mọi người yêu mến, ngắm nhìn. Chính vì vậy, mỗi học sinh chúng ta hãy luôn mặc thật phù hợp với mình, không nên đua đòi, chạy theo mốt mới.