K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 7 2018

chửi j thì chửi đừng để nó học theo chửi lại mik thì cực kì khó chịu

4 tháng 7 2018

Hay :D

27 tháng 3 2022

Ý nghĩa :

Nhan đề “Sang thu” của Hữu Thỉnh, đơn giản và nhẹ nhàng, ấy nhưng chính nó lại mang theo sự khác biệt. Xuân, hạ, thu, đông, bốn mùa luân chuyển luôn có những dấu hiệu nhắc nhở ta một mùa mới đã về. Ấy nhưng, có lẽ từ hạ chuyển sang thu lại khó nắm bắt nhất. Có lúc vào mùa đã từ lâu, ta mới chợt nhận ra rằng, à thì ra thu đã tới. Nhưng Hữu Thỉnh thì lại khác. Với hai chữ “sang thu” của nhan đề bài thơ, ta đã phần nào nhận ra được một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của tác giả trước thời khắc giao mùa khó nhận rõ ấy. Tại sao nhà thơ đặt là “sang thu” mà không phải là thu sang? Bởi đặt “sang thu”, không chỉ đất trời vào thu mà dường như lòng người cũng vào thu, bước sang một giai đoạn mới. Thiên nhiên và lòng người đồng điệu, cùng hòa nhịp. Và không dừng ở đó, nhan đề còn mang ý nghĩa ẩn dụ: ẩn dụ cho độ tuổi trung niên của con người, tạm biệt tuổi trẻ mùa hạ đầy sôi động và nhiệt huyết, ta vào thu với những lắng sâu nơi tâm hồn. Hữu Thỉnh đã gửi vào trong hai chữ “Sang thu” đầy một tình yêu thiên nhiên và đất nước, đầy những triết lý nhân sinh khiến lòng ta khó quên. Để rồi mỗi lần thấy thu về, lòng ta lại vang lên từng chữ “sang thu” với hương ổi trong gió thật nhẹ, thật êm.

Nội dung :

Sang thu là một bức thông điệp lúc giao mùa. Mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với hai nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.

25 tháng 3 2022

vẽ sơ đồ tư duy

25 tháng 3 2022

Em muốn học thuộc phần nào? Môn nào vậy em?

24 tháng 3 2022

Số phận , số mệnh : không thể nào tránh khỏi , không thể thay đổi bất kể có cố gắng thế nào,thường gắn liền với ý nghĩa tiêu cực và có xu hướng làm nảy sinh quan điểm bi quan.

Định mệnh : có thể thay đổi bởi 1 cá nhân,không gắn liền với ý nghĩa tiêu cực và làm nảy sinh quan điểm lạc quan.

19 tháng 9 2019

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.

Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....

Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi - tác giả của áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo" sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.

Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.

Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.

http://thuthuat.taimienphi.vn/suy-nghi-ve-viec-giu-gin-ban-sac-dan-toc-cua-gioi-tre-46271n.aspx
Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

14 tháng 9 2021

Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.

Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.

Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

22 tháng 3 2022

Hình ảnh “cây tre” đã được nhắc đến trong những câu thơ:Đã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Em tham khảo:

Có ý nghĩa: 

Hình ảnh “hàng tre” có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cánh mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

22 tháng 3 2022

Khổ thơ đó đâu

25 tháng 3 2021

goku và chi chi

25 tháng 3 2021

Trả lời :

“Viếng lăng Bác” được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978. Bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính,niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động ở khổ thơ 3 và 4 của bài thơ.

Bài thơ biểu đạt trọn vẹn dòng chảy cảm xúc chân thành và cảm động của nhà thơ Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác. Từ xa, tác giả trông thấy “hàng tre bát ngát”, đến lúc lại gần, nhìn thấy từng dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ vừa tự hào, mừng rỡ, xen lẫn cảm xúc nghẹn ngào, xót đau. Khi bước vào bên trong lăng, khung cảnh và không khí thành kính, thiêng liêng như ngưng kết cả thời gian, không gian, đưa tác giả trở về hoài niệm xa xăm. Đứng trước linh cửu thiêng liêng của Người, nhà thơ cảm thấy không khỏi ngậm ngùi:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Hình ảnh thơ đã diễn tả sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Nhà thơ cảm nhận Người đang trong giấc ngủ. “Giấc ngủ bình yên” là cách nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.

Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Người bạn “trăng” đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quý những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy.

Càng kính yêu Bác, nhà thơ càng đau xót trước sự ra đi của Người. Tâm trạng xúc động, hụt hẫng của nhà thơ được biểu hiện qua hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”. Theo nghĩa thực, “trời xanh” là hình ảnh của sự vĩ đại, bất tận và vĩnh hằng. Mặt khác, “trời xanh” còn là sự khẳng định và tin tưởng Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng.

Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác: “mà sao nghe nhói ở trong tim”. “Nhói” bộc lộ trực tiếp nỗi đau thương, quặn thắt trong lòng. Tác giả tự cảm thấy đớn đau, mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả muôn triệu trái tim con người Việt Nam.

Cuộc viếng thăm ngắn ngủi không thỏa lòng nhớ mong, thế nên, nhà thơ mãi luyến lưu, bịn rịn, thảng thốt “thương trào nước mắt” khi nghĩ đến giây phút rời xa: “Mai về miền Nam”.

Bốn tiếng “mai về miền Nam” vang lên nghẹn ngào, tha thiết như một lời giã biệt. “Thương trào nước mắt” thể hiện tình yêu thương bao la dành cho lãnh tụ kính yêu. Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác trên khắp mọi miền đất nước. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.

Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm” thể hiện niềm khát khao, mong mỏi được hoá thân thành một phần thiêng liêng, mãi ở lại bên Bác của nhà thơ.

Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng. “Cây tre trung hiếu” hay cũng chính là tấm lòng chung thủy, sắt son của nhà thơ đối với dân tộc, là lời hứa với Bác, nguyện đem sức lực và tính mệnh để gìn giữ nền hoà bình của dân tộc như lúc sinh thời Bá đã dặn dò. Chủ thể “con” ở đầu bài thơ đến đây không xuất hiện thẻ hiện nữa. Điều đó khẳng định ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác

Liên hệ:

Trước sự ra đi của Bác, nhà thơ Tố Hữu cũng đã nghẹn ngào viết nên những dòng thơ thấm đẫm nước mắt:

“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”

(Bác ơi!)

Lý tưởng của Người như mặt trời tỏa sáng trên bầu trời cao, tấm lòng của người dành cho nhân dân như vầng trăng hiền diệu lung linh trong đêm tối của dân tộc, trái tim ấm áp tình yêu thương của Người dành trọn cho dân tộc, cả cuộc đời chưa từng mong cầu cho bản thân. Sự ra đi của bác bởi thế, là sự mất mát lớn lao, không gì bù đắp nổi của cả dân tộc. Lời thơ của Tố Hữu vang vọng như là tiếng khóc tiễn biệt, mang ý nghĩa như một bài điếu văn rất cảm động, vừa ca ngợi lòng yêu nước thương dân bao la của Bác Hồ, vừa biểu lộ lòng tiếc thương, ghi nhớ công ơn to lớn của lãnh tụ.

Với giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ linh hoạt, nhịp thơ chậm rãi, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng, hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, khổ thơ 3 và 4 của bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện sâu sắc tinh cảm thiết tha của nhà thơ đối với Bác trong lần viếng thăm hiếm hoi.