K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2024

Tham khảo :

Trong cuộc sống, dù không hề mong muốn, nhưng đôi khi chúng ta phải trải qua những kỉ niệm buồn bã khó quên được. Đó có thể là những lúc chìm trong đau khổ, thất bại, hoặc có thể là những lần té đau không ai đỡ và cũng có thể là nỗi buồn khi mất đi người thân.Lúc đó,  rất có thể chúng ta sẽ bỏ cuộc, gục ngã và cảm thấy mình thật yếu đuối. Nhưng khi chúng ta có được niềm tin vào bản thân, ta sẽ tự động đứng lên và nhận ra những ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống.Tôi cũng vậy, trải nghiệm đầy hối hận với những người bạn không tốt đã để lại trong tôi những bài học khó quên.

Vào cuối năm lớp 4, tôi rất thích đi chơi cùng các bạn. Vì thế nên, tôi thường làm bài tập về nhà qua loa, nhanh chóng. Tôi chơi cùng nhóm bạn gồm năm đứa con gái khác nhau về tính cách và ngoại hình, nhưng chúng tôi rất hợp nhau. Đứa cao nhất là tôi, đứa lùn nhất là Trang, đứa béo nhất là Hiền, đứa xinh nhất là Nhi và đứa gầy nhất là Linh.

Chúng tôi thường đi chơi với nhau sau mỗi giờ học. Mỗi đứa đều nhắc cầm thêm tiền để tự mua đồ. Tôi đã nhịn ăn sáng để có tiền theo nhóm bạn. Tôi nghĩ rằng  các bạn cũng sẽ chuẩn bị giống tôi. Nhưng không, sau khi ăn, Linh bảo với tôi rằng các bạn đều quên mang tiền hết cả nên nhờ tôi trả hộ. Vì tôn trọng tình bạn bốn năm nên tôi đã trả tiền giúp các bạn hôm đấy. Nhưng rồi dần dần, như một thói quen, lần nào các bạn đều kiếm lí do để  nói quên mang tiền và khiến tôi nhịn ăn sáng liên tục để trả. Nhiều lúc nghĩ: “Sao mình ngốc vậy?” nhưng do sợ mất nhóm bạn, sợ bị nói xấu nên tôi tiếp tục nhịn ăn sáng để có tiền khi các bạn ấy muốn đi mua đồ ăn.

Một thời gian sau, tôi bị mẹ phát hiện nhịn ăn sáng. Tôi vô cùng lo lắng, sợ mẹ mắng và đánh. Nhưng khi nghe tôi kể, mẹ ôm tôi vào lòng. Tôi bật khóc. Mẹ an ủi và phân tích cho tôi hiểu mình được ở điều gì và sai trái ở điều gì. Mẹ cho tôi lời khuyên và cách giải quyết.  Nghe xong, tôi nhận ra mình đã có những suy nghĩ chưa đúng. Lời khuyên của mẹ đến giờ này tôi vẫn nhớ như in: “bố mẹ luôn là người bạn tốt nhất và đáng tin tưởng nhất của con, luôn yêu thương con. Vì vậy, con hãy chia sẻ những tâm tư tình cảm của bản thân với bố mẹ. Tình bạn chân thành xuất phát từ sự tôn trọng, cảm thông, chia sẻ lẫn nhau giữa con và bạn”.

Tôi hiểu ra mọi chuyện, tôi đã nhận thức được việc làm của tôi không phải là giúp bạn mà lại khiến các bạn trở nên ỷ lại, không tôn trọng mình. Tôi đã nói chuyện thẳng thắn, chân thành với các bạn để có thể tiếp tục là những người bạn của nhau. Tôi cảm thấy rất cảm ơn mẹ vì đã giúp tôi tìm lại chính mình. Vì thế tôi cũng rút ra được là : Những người bạn tốt mới có thể giúp nhau trong cuộc sống và tránh được những thói hư, tật xấu. Muốn có bạn tốt, trước hết con phải là người bạn tốt. Hãy luôn chia sẻ những chuyện vui buồn cho bố mẹ để nhận lại được những lời khuyên kịp thời, hữu ích.

Cho tui 1 tick nha cám ơn

3 tháng 1 2024

Học tập là một con đường không dễ dàng, đôi khi trên con đường đó chúng ta sẽ gặp những chông gai, trở ngại để rồi phải lung lây bỏ cuộc nhưng rồi lại có động lược vươn lên, em cũng không phải là ngoại lệ.

 

Lớp 6, mới nhập học ai cũng với một tâm thế tốt để học tập hi vọng cho mình sẽ có một bảng điểm đẹp. Em cũng đã rất cố gắng và kết quả là giữa kì một em đạt học sinh khá. Có chút hụt hẫn nhưng nhìn chung bảng điểm trong lớp, con số 8.6 vẫn là top 3 của lớp vì thế em bắt đầu chủ quan, ngủ quên trong chiến thắng và bắt đầu bỏ bê việc học. Quả nhiên kết quả đi xuống dần, cả kỳ 1 tuy vẫn là học sinh khá nhưng điểm cuối kì 1 em chỉ đạt trung bình 7.1 Nên tổng trung bình kỳ 1 em chỉ đạt 7.9 hơn nữa môn toán chỉ đạt có 5.3. Nhận thấy kết quả học tập của con có phần tuột dốc, ba mẹ đã treo thưởng cho em nếu cuối kỳ đạt danh hiệu học sinh giỏi sẽ có một chiếc ipad. Có ipad vốn là mơ ước bấy lâu nên em nhanh chóng đồng ý và nổ lực học tập. Giữa kỳ 2 em có điểm trung bình là 8.3 - học sinh giỏi rồi đến cuối kỳ nhờ nổ lực không ngừng em đạt 8.8 - học sinh giỏi. Phần thưởng cho thành tích ấy là một  chiếc ipad vì thế em rất vui và ba mẹ cũng tự hào về em.

 

Em hứa sẽ cố gắng học tốt hơn nữa để làm ba mẹ vui lòng. Nếu mất động lực trong học tập, hãy đặt ra mục tiêu phần thưởng cho riêng mình bạn nhé!

 

 

3 tháng 1 2024

Mong moi người giúp

 

3 tháng 1 2024

Đúng mik tick

 

3 tháng 1 2024

chịu, mình mới học lớp 5 à.

3 tháng 1 2024

mình cũng chỉ hoch lớp 5

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công...vv. Chung qui lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công...vv. Chung qui lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình. Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra câu hỏi quan trọng không phải là Thành công là gì? mà là Thành công để làm gì?. Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công mang lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện. Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc, nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết. [] Hạnh phúc là cảm giác an nhiên tự tại, nó không phụ thuộc vào thành công hay thất bại hay các yếu tố bên ngoài. [...] Những người hạnh phúc thường có tầm nhìn rộng mở, đa chiều. Bởi vậy mà họ luôn nhận ra những khía cạnh tích cực của cuộc sống, họ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn thử thách. Hạnh phúc tại tâm và hoàn toàn nằm trong tay ta. Thành công có thể đến rồi đi, nhưng hạnh phúc luôn ở lại. Chúng ta có thể tìm được sự bình an trong tâm hồn và mở lòng đón nhận mọi thành bại được mất, thịnh suy vinh nhục của cuộc đời. Và hơn hết hạnh phúc chân thật vốn luôn sẵn có, bạn không phải tìm kiếm đâu xa. Một người biết trân trọng tri ân những gì mình đang có thì luôn cảm thấy hạnh phúc và bằng lòng với hiện tại. Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là bí quyết để bạn có một cuộc sống thực sự thành công. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 2: Xác định luận đề, hệ thống luận điểm của văn bản? Câu 3: Xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá chủ quan của người viết qua đoạn văn sau: Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc, nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết. Câu 4: Đoạn văn Chúng ta ai cũng mục tiêu của mình. Được viết theo kiểu đoạn văn nào? Xác định câu chủ đề và vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn (nếu có). Câu 5: Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản trên? Câu 6: Từ vấn đề mà văn bản nêu lên, em hãy đưa ra những giải pháp để cuộc sống con người ngày càng hạnh phúc hơn.
1
3 tháng 1 2024

Bạn tách câu hỏi ra nhé.

3 tháng 1 2024

 hanghr có

Vytbhh ㅜㅗㅓ슈ㅠㅗㅓㅗㅊㄱㄹㅇㄷ천ㄴ

ㅗㅕㅛㅏㅠ표 ㄷㅇ라ㅏㅗㅌㄷ치ㅗㄱㄹㄴ화ㅐㅛㄱㅇㅇ포도ㅑ

3 tháng 1 2024

 Tham khảo

Trong thực tế, ai cũng thích, cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nỗ lực phấn đấu để biến đổi về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước đến vinh quang mà tin xổi ở thì, không chăm lo cho thực tế chỉ cố tô vẽ bề ngoài để được khen được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến và trở thành một hiện tượng “háo danh” và mắc bệnh thành tích

          Thực chất, thành tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Như vậy, thành tích là nhóm để biểu dương, nêu gương những kết quả thực tế tốt đẹp. Điều đó động viên cố gắng của người được nêu gương, thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng. Mặt khác thành tích của người này còn là “cú hích” cho người khác cùng “chạy đua” để tiếp tục đi lên. Rõ ràng, thành tích là điều tốt đẹp và nó cũng mang lại những điều tương tự cho cuộc sống.

          Tuy nhiên, khi đặt trước từ “thành tích” một chữ “bệnh” – bệnh thành tích thì vấn đề đã khác. Bởi từ “bệnh” không gợi đến điều gì tốt đẹp. “Bệnh thành tích” là thói a dua, là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong vấn đề không đạt mong muốn. Nói khác đi, bệnh thành tích là tên gọi của sự không phù hợp giữa hình thức và bản chất: hình thức rất hào nhoáng, sáng bóng, lẫy lừng nhưng bản chất thì xuống cấp, gỉ sét, cong vênh.

Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội, đục sâu lan rộng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong giáo dục, bệnh thành tích còn được gọi là bệnh hình thức. Có những trường vì thành tích mà luôn cố gắng tập trung luyện “gà” – luyện học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian tập trung học môn mình thi nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường. Hay trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp, có những trường huy động giáo viên cùng làm với học sinh rồi ném bài cho các em. Trong các cơ quan, công ty, nhà máy, bệnh thành tích nằm ở những bản báo cáo được mài cho nhẵn viết cho đẹp. Trong thực tế người ta không màng đến chất lượng, chỉ chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu. Họ chỉ sung sướng khi nghe đến những con số 100%, 99%. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước, trường nào chỉ đạt 95%, 96% là đã lo lắng căng thẳng rồi. Nhưng một hai năm trở lại đây khi công tác kiểm tra, giám sát được thắt chặt hơn, trung bình cả nước chỉ đỗ khoảng 60% – 70%.

Rõ ràng kết quả xa nhau, nó phản ánh thực tế chất lượng giáo dục trong một thời gian dài bị o bế, làm nhiễu. Rõ ràng, bệnh thành tích sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại. Trước hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Bệnh thành tích do đó tiếp tục “được” duy trì, phát triển. Dần dần nó sẽ ăn sâu, đeo bám vào tư tưởng, lối sống cách thức làm việc của xã hội, làm cho chất lượng thực bị bỏ bê, xuống dốc, chỉ có cái vẻ bề ngoài là hào nhoáng, đẹp đẽ. Nó thực chẳng khác nào một trái bí đỏ bị thối rữa bên trong. Dân gian ta nhắc nhở nhau tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì sơn có thể tróc nhưng gỗ không được phép mục, gỗ mục sẽ làm sụp đổ cả một hệ thống quan trọng. Nhưng bệnh thành tích đã làm đảo lộn truyền thống đạo lý ấy và mỗi hệ thống xã hội đang có nguy cơ lung lay, suy sụp vì chất gỗ bên trong đang mối mọt dần.

Bệnh thành tích gây hại cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất thể hiện ở ngành giáo dục. Có những trường lớp, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Cũng vì thành tích mà các thầy cô “cấy điểm” cho học sinh giỏi ở những môn các em không thi học sinh giỏi, giúp các em tập trung ôn luyện cho thi cử. Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại học. Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu. Nhưng hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ.

Bệnh thành tích có căn nguyên sâu xa từ một thói xấu của con người: thói ghen ăn tức ở, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương. Nhưng công bằng mà đánh giá, bệnh cũng có nguyên nhân từ những sai lầm trong công tác quản lý tổ chức của nhiều cấp, ngành: trọng giấy tờ, hình thức, không gần gũi sâu sát thực tế và chỉ tiêu hoá, kế hoạch hóa cao độ mọi vấn đề thi đua. Bởi vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ cốt lo sao cho bản báo cáo, cuốn sổ của mình được sạch sẽ đẹp đẽ. Rồi lo sao để chỉ tiêu kế hoạch trên giao ta “trăm phần trăm” hoàn thành.

Rõ ràng, để xảy ra căn bệnh ấy lỗi thuộc về tất cả chúng ta. Nhận rõ hậu quả của bệnh thành tích, xã hội cần đẩy mạnh công cuộc loại trừ nó. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tương lai bản thân xóa bỏ bệnh hình thức để đi vào chất lượng thực tế. Chỉ khi nào làm được điều đó, xã hội ta mới thực sự trong sạch và đi lên.

Nhân vật chính trong chuyện "Hai kiểu áo" là: viên quan và thợ may. 

Viên quan: luôn tìm cách xu nịnh luồn lách để thăng tiến nhưng lại có thái độ khinh thường, bắt nạt những người dân đen nghèo khổ. 

Thợ may: người nhìn thấu bộ mặt thối nát của quan lại

3 tháng 1 2024

Đối với em, vầng trăng không chỉ là một thực thể tự nhiên bình thường mà nó là một thực thể có tâm hồn, có nghĩa tình, có cảm xúc và có nhiều ý nghĩa. Vầng trăng quê hương là vầng trăng ân tình, mãi mãi sáng soi và đem đến thật nhiều cảm xúc cho những người con quê hương. Trăng quê hương thật đẹp, theo một cách rất riêng. Vầng trăng quê hương gắn liền với những kỷ niệm tươi đẹp thời thơ bé của đám trẻ con đến những người lớn rồi rời xa quê hương mình. Trăng của quê hương mãi sáng, mãi đẹp, mãi ân tình vui đùa cùng những người con, dõi theo người con và thủy chung một lòng đợi những người con quê hương trở về. 

Đây nhé bạn

3 tháng 1 2024

Sau một tuần đi công tác xa, hôm nay, mẹ yêu quý của em đã trở về nhà. Có thể nói, Nữ siêu nhân mà em yêu quý, kính trọng và tự hào nhất chính là mẹ của em.

 

Mẹ là một người bán hoa ở chợ đầu mối. Công việc của mẹ vô cùng vất vả và nặng nhọc. Hằng ngày, mẹ phải ra chợ từ 2h sáng để nhận hàng, sắp xếp và bán lại cho khách lẻ. Mãi đến gần trưa mẹ mới về nhà, bắt đầu ăn uống, tranh thủ nghỉ ngơi. Rồi chiều tối thức dậy, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa tối cho cả nhà, rồi tính toán sổ sách. Dù nắng hay mưa, nóng hay lạnh, mẹ vẫn lặp đi lặp lại công việc như thế, không có ngày nghỉ. Có lẽ vì thế, mà tuy mới 40 tuổi, nhưng trông mẹ có phần già dặn hơn tuổi thật. Nước da mẹ trắng trẻo, nhưng rất khô, dễ bong tróc vào mùa đông. Dáng người mẹ hơi mập, khuôn mặt rất phục hậu. Mỗi khi mẹ nói chuyện, cả khuôn mặt toát lên vẻ thân thiện và dễ mến, nên rất được lòng những người xung quanh. Đặc biệt, mẹ rất hay cười. Chẳng có chuyện gì vui mẹ cũng cười. Nụ cười lúc nào cũng hiển lộ và rạng rỡ trên khuôn mặt mẹ. Dù khi cười, những nếp nhăn ở khóe mắt, trán lộ ra khó rõ. Nhưng em lại thấy lúc ấy trông mẹ lại càng đẹp hơn. Khi đi làm, mẹ mặc bộ quần áo tối màu, chân đi ủng, tay đeo găng, mặc thêm cái tạp dề chống nước nữa. Trông mẹ lúc ấy đẹp một cách khỏe khoắn, năng động lạ thường. Đó chính là nét đẹp lao động mà cô giáo em vẫn thường ca ngợi khi phân tích các tác phẩm văn học.

Có thể mẹ của em không xinh đẹp, nền nã, nấu ăn ngon như những người mẹ khác. Nhưng tình yêu và sự hi sinh của mẹ dành cho em thì chẳng thua kém bất kì ai. Lúc nào em cũng cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi được ở bên cạnh mẹ. Chỉ cần có mẹ, thì mọi gió bão đều phải ngừng lại sau cánh cửa nhà.

Đây nhé bạn