K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Biện pháp tu từ điệp ngữ "rất lâu", "rất lâu" và "khăn xanh" 

Tác dụng: 

- Cho thấy khoảng thời gian kéo dài ngỡ như là vô tận và đó cũng là khoảng thời gian mà "anh" đã tìm kiếm "em"

- Gây ấn tượng với người đọc 

- Cho thấy sự lưu luyến và tình cảm của chàng trai với cô gái 

Biện pháp nhân hóa: trang giấy "mở tung" cả nắng chiều. Tác dụng: 

- Khiến câu thơ giàu tính biểu hình, biểu cảm 

- Gây ấn tượng với người đọc 

- Những trang giấy dường như mang cả thiên nhiên và tình cảm của chàng trai dành cho cô gái

 

5 tháng 8 2023

a) Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu: Hình ảnh có thể là một người đang đi qua nhiều nơi, tìm kiếm một người khác. Ý nghĩa của hình ảnh này là sự kiên nhẫn và quyết tâm trong việc tìm kiếm người mình yêu thương.

Cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn: Hình ảnh có thể là một cô gái đang đứng trên một tảng đá, có vẻ ngoài mạnh mẽ và quyết đoán. Ý nghĩa của hình ảnh này là sự độc lập và sự kiên nhẫn trong cuộc sống.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm: Hình ảnh có thể là một dãy khăn màu xanh đang được treo trên dây phơi. Ý nghĩa của hình ảnh này có thể là sự tươi mới, sự sạch sẽ và sự hy vọng trong cuộc sống.

Trang giấy mở tung trắng cả rừng chiều: Hình ảnh có thể là một tờ giấy trắng đang được mở ra, trước mặt là một cảnh đẹp của rừng chiều. Ý nghĩa của hình ảnh này là sự mở rộng, sự tự do và sự tươi mới trong cuộc sống.

Phép tu từ so sánh trong đoạn trích trên là "con sông như dòng sữa mẹ" và "ôm ấp như lòng mẹ". Qua đó, tác giả cho thấy vai trò của dòng sông như một người mẹ nuôi dưỡng quê hương trưởng thành trong tình yêu vô bờ bến. Đồng thời khiến dòng sông trở thành một sự vật gần gũi với con người gây ấn tượng với người đọc. Chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn ta thấy được tình yêu thương, sự trân trọng của tác giả với dòng sống qua hương.

 

5 tháng 8 2023

Người thi sĩ không bộc lộ cảm xúc bằng những câu nói thông thường mà bộc theo cách rất riêng: gợi và tả. Ví dụ như đoạn thơ:

"Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ôm ấp như lòng người mẹ 

Chở tình thương trang trải đêm ngày."

Bằng bút lực nghệ thuật của mình, Hoài Vũ dùng phép tu từ so sánh vào câu thơ đầu ví con sông như dòng sữa mẹ diễn đạt nên sự gắn bó, thân thiết của sự vật quê hương với ông. Đọc giả cảm nhận được rõ hơn con sông ấy là người bạn, nuôi lớn tuổi thơ của ông. Chưa dừng lại ở đó, tác giả kết hợp phép nhân hóa "ôm ấp" và so sánh con sông với lòng người mẹ làm hay hơn hình ảnh sông bao la. Từ đó làm giàu giá trị gợi hình cho câu thơ, sức diễn đạt tăng cao hấp dẫn đọc giả hiểu về tình cảm chân thành của nhà thơ dành cho sự vật quê hương mình.

Tuệ Lâm

a. Từ ngữ nhân hóa "điệu","mặc" 

- Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

b. Từ nhân hóa: "nhút nhát", "e thẹn" 

- Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

c. Từ nhân hóa : "tự tin","khoe". 

- Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

 

 

5 tháng 8 2023

Từ ngữ được nhân hóa: "điệu", "mặc", "thướt tha".

Phép nhân hóa dựa theo cách dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất con người để chỉ đến hoạt động, tính chất sự vật.

-

Từ ngữ được nhân hóa: "nhút nhát", "e thẹn"

Phép nhân hóa dựa theo cách dùng từ ngữ chỉ tính chất con người để chỉ đến tính chất sự vật.

-

Từ ngữ được nhân hóa: "tự tin", "khoe", "mình"

Phép nhân hóa dựa theo cách dùng từ ngữ chỉ hoạt động của con người để chỉ đến hoạt động của sự vật đồng thời dùng từ ngữ xưng hô, trò chuyện với vật như người.

Câu 2:  Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào. a) Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời chẳng thấy người thương! (Ca dao) b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để...
Đọc tiếp

Câu 2: 
Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.
a) Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
(Ca dao)
b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày này bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếc mỏ, chẳng được miếng nào.
(Tô Hoài)
c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. […] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trút xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
(Võ Quảng)

ai giải hộ mik vs

1
5 tháng 8 2023

a)

Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách sử dụng hoạt động của con người để chỉ rõ tính chất của "núi"

Tác dụng: làm câu thơ thêm sinh động, gợi hình ảnh núi cao như thế nào từ đó làm giàu giá trị diễn đạt hình ảnh và cảm xúc nhà thơ.

b)

Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật.

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt việc những con vật khó khăn kiếm ăn đồng thời gợi sự gần gũi đến đọc giả qua đó câu văn thêm hay hơn.

c)

Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách sử dụng từ ngữ chỉ tính chất con người để nói đến tính chất sự vật.

Tác dụng: hình ảnh "chòm cổ thụ" được gợi ra có hồn hơn, sinh động hơn, đặc sắc hơn đồng thời câu văn thêm giá trị gợi hình, giàu sức hút, giàu biểu cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

Trong bài ca dao, con trâu được xưng hô và gọi “Trâu ơi” như đang trò chuyện, xưng hô với một người bình thường. Và cách trò chuyện cực kì thân thiế. Qua cách trò chuyện ấy, ta thấy trâu và người thân thiết như những người bạn, cùng nhau lao động để dựng xây cuộc sống ấm no hạnh phúc. 

5 tháng 8 2023

Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận được rằng giữa con vật và con người có nhiều sự gắn bó, thân thiết giống như bạn bè dù không hiểu tiếng nói nhau. Đó là tình cảm đơn thuần giản dị, tự nhiên mà xuất phát từ lao động - trong cuộc sống hàng ngày.

 

a. Từ nhân hóa "bọc","ôm","níu"

Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

b.Từ nhân hóa "cài","sập"

Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

c. Từ nhân hóa "nhòm","ngắm"

Cách nhân hóa: sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

5 tháng 8 2023

-

Từ ngữ được nhân hóa: "bọc", "ôm", "níu".

Phép nhân hóa dựa theo cách sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người để diễn đạt sinh động hơn về hoạt động của sự vật.

-

Từ ngữ được nhân hóa: "cài", "sập"

Phép nhân hóa dựa theo cách sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người để diễn đạt sinh động hơn về hoạt động của sự vật.

-

Từ ngữ được nhân hóa: "nhòm", "ngắm"

Phép nhân hóa dựa theo cách sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người để diễn đạt sinh động hơn về hoạt động của sự vật.

Tiết học yêu thích nhất của em đó là tiết Mĩ Thuật. Bởi trong tiết Mĩ Thuật em có thể thỏa sức sáng tạo theo ý mình muốn, dùng những màu sắc sặc sỡ tô điểm cho bức tranh. Trong mỗi giờ Mĩ Thuật chúng em đều được hướng dẫn từ những nét vẽ cơ bản đến cách tô màu sao cho đẹp nhất khiến bức tranh trở nên nổi bật. Cô giáo như mẹ hiền, luôn cẩn thận chỉ cho chúng em từng li từng tí. Em thật sự rất yêu thích tiết Mĩ Thuật và mong sẽ có nhiều tiết học thú vị hơn trong tương lai.

5 tháng 8 2023

Có lẽ ai ai cũng trải qua những ngày được làm học sinh, em cũng thế và tiết học em thích nhất học môn Toán. Thầy giáo đã giảng bài rất chi tiết và dễ hiểu còn bài học thì được trình bày một cách rõ ràng và có ví dụ minh họa, giúp em hiểu sâu hơn về các khái niệm, công thức Toán. Ngoài ra, em còn được thực hành nhiều bài tập để rèn kỹ năng tính toán và logic. Thầy giáo còn điều kiện cho em và các bạn cùng thảo luận và giải quyết các bài toán thú vị. Hơn nữa, tiết học Toán còn mang lại cho em cảm giác thỏa mãn khi giải được những bài toán khó như mình chiến thắng được bản thân vậy! . Nó khiến em tự tin và hứng thú hơn trong việc học, rèn luyện kỹ năng tính toán. Thầy cũng luôn khuyến khích em và các bạn học sinh tham gia vào các cuộc thi Toán, giúp em có cơ hội thử thách bản thân, trau dồi kiến thức nhiều hơn. Khép lại, tiết học Toán thật sự rất vui vẻ! Em cảm thấy hứng thú và tự tin hơn khi học môn này.

Tuệ Lâm

5 tháng 8 2023

a, Cậu làm việc chậm như rùa thế thì bao giờ mới xong việc nhà vậy?

b, Lúc được sinh ra, Bạch Tuyết có làn da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen như gỗ mun.

c, Hôm nay cậu ốm hả mà sao nhìn cậu yếu như sên thế, cậu phải đi khám bệnh đi.

d, Nghe tin có trạng đến xử kiện, Bà con trong làng kéo ra đông như kiến để xem quan xử án.

e, Có chuyện gì vậy, Sao trông mặt cậu buồn như đám ma thế?

5 tháng 8 2023

Các sự việc chính trong bài "Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long"

- Chuyến đi của nhà họa sĩ, cô kỹ sư cùng bác lái xe đến Sa Pa và bác lái xe giới thiệu anh thanh niên làm công việc công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

- Cuộc gặp gỡ giữa mọi người và anh thanh niên nhiệt tình, hồ hởi quan tâm đến sức khỏe của vợ bác lái xe.

- Cô gái và nhà họa sĩ ghé thăm nơi làm việc (cũng là nơi ở) của anh thanh niên.

- Cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên, cô gái, nhà họa sĩ về công việc bộc lộ sự yêu nghề cống hiến lặng lẽ của anh thanh niên và suy nghĩ của nhà họa sĩ khi ra về về anh.

5 tháng 8 2023

Sự việc chính trong bài bao gồm:
1. Tác giả đến Sa Pa và bước vào công viên gần nhà. Tại đây, tác giả ngạc nhiên trước vẻ đẹp tự nhiên của nơi này, với cây cối xanh tươi, hoa nở rộ và sông trong xanh mát.
2. Tác giả đi dọc theo con đường bên bờ sông và nghe tiếng chim hót vang lên, tạo nên một âm nhạc tự nhiên đầy sống động.
3. Tác giả tiếp tục đi và tìm đến một khu vườn hoa, nơi màu sắc tươi tắn của những bông hoa làm tác giả cảm thấy vui vẻ và thư giãn.
4. Tác giả chụp một vài bức ảnh để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp trong công viên.
5. Tác giả nghỉ ngơi dưới bóng cây và thưởng thức hương vị của một cốc cà phê thơm ngon.
6. Tác giả thích thú với chuyến đi này, nơi tác giả có thể tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.

5 tháng 8 2023

a) Chậm như rùa
b) Trắng như tuyết
c) Yếu như cỏ
d) Đông như kiến
e) Buồn như chó chết

 

5 tháng 8 2023

a. "Nhanh như cắt": Chậm như sên.

b. "Đen như cột nhà cháy": Trắng như trứng gà bóc.

c. "Khỏe như voi": Yếu như sên.

d. "Vắng như chùa Bà Đanh": Đông như kiến.

e. "Vui như Tết": Buồn như đám ma.