K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2018

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ôn. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

23 tháng 12 2018

Lễ hội là tín ngưỡng văn hoá của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tồ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế ki XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngàv mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấn no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hoá đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hoá ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hoá ấy, đặc biệt là những lễ hội ttruyền thống mang đậm nét văn hoá dân tộc vào những ngày đầu xuân.

24 tháng 12 2018

Câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh là "Chạy mỏi chân thì hãy ở tù". Thực tế tác giả bị thực dân bắt giam, tức là tư thế bị động nhưng cách nói "chạy mỏi chân thì hãy ở tù" đã chuyển từ bị động sang chủ động, con người vào tù như một lựa chọn trong con đường thực hiện sự nghiệp cách mạng. Chốn ngục tù chỉ như một chốn dừng chân để nghỉ ngơi cho bớt mệt mỏi.

Qua đó cho thấy tư thế lạc quan, ung dung, cách nhìn vượt lên trên khó khăn gian khổ của người chí sĩ yêu nước.

23 tháng 12 2018

         Gío mùa Đông Bắc bay bay,

Trên chùa chú tiểu ăn chay một mình

       Em tôi khóc thét thình lình

Chú tiểu thấy thế một mình đi ra.

     Thu đi để lại lá vàng

Chi đi để lại cho Quàng vấn vương.

     Dù cho đi đến nơi đâu

Thì con vẫn quyết đem trâu đi cùng.

     Mẹ ơi, con muốn nói rằng,

Hôm nay trên lớp cái Hằng đánh con.

Bầu ơi thương lấy bì cùng

Tuy rằng khác lớp nhưng chung một đề.

Bầu cho bí chép tí đê

Kẻo mai thi rớt đường về bầu toi.

30 tháng 12 2018

         Gío mùa Đông Bắc bay bay,

Trên chùa chú tiểu ăn chay một mình

       Em tôi khóc thét thình lình

Chú tiểu thấy thế một mình đi ra.

     Thu đi để lại lá vàng

Chi đi để lại cho Quàng vấn vương.

     Dù cho đi đến nơi đâu

Thì con vẫn quyết đem trâu đi cùng.

     Mẹ ơi, con muốn nói rằng,

Hôm nay trên lớp cái Hằng đánh con.

Bầu ơi thương lấy bì cùng

Tuy rằng khác lớp nhưng chung một đề.

Bầu cho bí chép tí đê

Kẻo mai thi rớt đường về bầu toi.

23 tháng 12 2018

đây chỉ là phương pháp đảo ngữ thôi , chẳng có gì phải phân biệt 

23 tháng 12 2018

một từ là tình thái tù, một từ là thán từ

23 tháng 12 2018

con trai có cả Đàm Đức Mạnh nữa

23 tháng 12 2018

ê tui có ny ròi nha vớ vẫn

23 tháng 12 2018

Một buổi sáng như mọi buổi sáng

Tôi thức dậy cùng với mùi hương

Mùi hương ngào ngạt xuyên qua mũi

Nồng nặc một mùi hoa hồng tươi . 

#Minh#

23 tháng 12 2018

Nhiều khi tự hỏi trên trời cao
Chú cuội, cung trăng, Thượng đế nào
Có thể giúp mình nhớ tất cả

Kiểm tra mai chẳng phải nhìn phao

22 tháng 12 2018

Mình có 1 số đoạn sưu tầm này , bạn triển khai thành bài nhé.... 
-Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc ban đêm. Đèn bàn có câu tạo rất đơn giản. Dưới cùng là đế đèn có gắn công tắc để bật hoặc tắt theo ý người sử dụng. Công tắc có tác dụng như vậy là nhờ được nối với dây dẫn điện. Dây dẫn điện không chỉ nối với công tắc mà còn nối với nguồn điện và đèn. Bóng đèn bàn có công suất 25 đến 27 oát. Để tập trung nguồn sáng, trên bóng đèn có chao đèn làm bằng đồng, sắt hay hợp kim 
-Được làm băng các phần nhựa,sắt , thủy tinh ,kim lại tổng hợp nhưng có lẽ nhựa là chính . 
Dáng thanh mảnh ,có đế chắc chắn và có thêm cái ngoàm kẹp bên lề bàn học .dài khoảng 40 cm ,cần gật lên gật xuống dễ dàng ,đầu kia là bóng đèn và cái nắp chụp, có thể gật ra gật vào dễ dàngg .Chân đèn có cái núm dễ dàng bật tắt mỗi khi sử dụng !Khoảng 2 met dây và có ổ cám điện 220 v . 
Đèn còn là người bạn thân của chúng ta trong những ngày học tập vất vả 
Tiên lợi sử dụng và di chuyển bất kể nơi đâu nếu cần

22 tháng 12 2018

mình cần mở bài thôi nhé

22 tháng 12 2018

Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ tiên phong cho phong trào thơ Mới. Tác phẩm của Vũ Đình Liên có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật vô cùng sâu sắc, để lại tiếng vang cho tới ngày nay. Bài thơ “ông đò” là một trong những bài thơ thể hiện sự thành công đó của Vũ Đình Liên.