K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ:

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình.

Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại trong em niềm cảm phục sâu sắc.

Lượm theo bộ đội làm liên lạc hồi đầu kháng chiến (cuối năm 1946). Lúc này, Pháp chưa đánh rộng ra. Quân ta đóng ở đồn Mang Cá một cứ điểm quan trọng của Huế. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này (1949).

Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.

Thể thơ bốn chữ cùng với nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

Mở đầu bài thơ, tác giả dựng lại khung cảnh buổi gặp gỡ đáng nhớ giữa hai chú cháu:

Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Cuộc gặp gỡ đáng nhớ bởi nó diễn ra trong thời gian, không gian đặc biệt: Ngày Huế đổ máu. Huế đổ máu, Huế chiến đấu ác liệt để ngăn chặn bàn chân xâm lược của giặc Pháp vì chúng muốn chiếm lại nước ta. Ngày ấy là ngày mọi người không thể nào quên. Hoàn cảnh điển hình đó càng tô đậm thêm tính cách của nhân vật Lượm.

Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình cùng chỉ xinh xinh. Chiếc mũ ca lô đội lệch bộc lộ vẻ tinh nghịch và hiếu động.

Lượm được nhà thơ miêu tả với tấm lòng yêu mến chân thành:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

Dáng Lượm loắt choắt, đã nhỏ lại gầy nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch. Chân thì thoăn thoắt, rất nhanh và rất nhẹ. Đầu nghênh nghênh, lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia. Nhịp thơ nhanh gợi lên hình ảnh chú bé vui tươi, nhí nhảnh, yêu đời.

Đặc điểm bên ngoài phần nào đã thể hiện tính cách bên trong của Lượm. Ca lô không chịu đội thẳng mà đội lệch. Miệng luôn huýt sáo vang. Lượm chẳng khác nào như con chim chích bé nhỏ nhảy trên đường vàng.

Lượm hồn nhiên kể chuyện:

Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà

Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng, vui ngoài nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào.

Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:

Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân

Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến.

Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả.

Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế Lượm ơi!...

Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng.

Tác giả hình dung ra tình huống hi sinh của Lượm thật cụ thể. Cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái và đầy quyết tâm, không nề nguy hiểm:

Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo

Chiến trường đầy khói lửa nhưng Lượm vẫn xông pha làm nhiệm vụ. Bỗng loè chớp đỏ, Thôi rồi Lượm ơi! Kể lại, hình dung lại sự việc mà tưởng chừng như tác giả đang tận mắt chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kiềm chế được, tự đáy lòng bật thốt lên tiếng kêu đau đớn. Câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào đầy xót thương và cảm phục của tác giả của chúng ta trước cái chết bất ngờ của người chiến sĩ nhỏ. Chú bé đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, tươi trẻ đầy hứa hẹn. Nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót mà ông cảm nhận rằng sự hi sinh của Lượm rất đỗi thiêng liêng, cao cả. Chú như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ trên cánh đồng quê hương. Lượm đã hoá thân vào đất mẹ:

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...

Bao quanh Lượm là sự sống mơn mởn đang lên. Hương lúa thơm như mùi sữa mẹ. Sự hi sinh của Lượm vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Câu thơ: Hồn bay giữa đồng khẳng định tinh thần bất tử của Lượm. Lượm đã chết cho quê hương xứ sở.

Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả nỗi đau đớn xót xa và niềm bâng khuâng, nhớ tiếc khôn nguôi của tác giả.

Hai khổ thơ cuối lặp lại như một điệp khúc khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của Lượm trong tâm hồn mọi người:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

Lượm là bài thơ hay trong số những bài viết về tuổi nhỏ Việt Nam hồn nhiên, dũng cảm. Em thấy Lượm rất xứng đáng với những gương sáng của thanh thiếu niên thế hệ trước như Lí Tự Trọng, Kim Đồng; xứng đáng là đàn anh của những anh hùng dũng sĩ thiếu niên như Nguyễn Bá Ngọc, Kpa Klơng, Nguyễn Văn Hoà... thời đánh Mĩ.

13 tháng 3 2020

Trong cuộc sống hồn nhiên, hiếu động bao nhiêu thì trong công việc, Lượm lại nhanh nhẹn, dứt khoát và dũng cảm bấy nhiêu: “Một hôm nào đó/ Như bao hôm nào/Chú đồng chí nhỏ/Bỏ thư vào bao/ Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo/Thư đề “Thượng khẩn/ Sợ chi hiểm nghèo”.

Chỉ cần một vài từ ngữ cũng đủ để đặc tả tư thế liên lạc đầy quả quyết và dứt khoát của chú bé Lượm.

Trong đạn bom ác liệt, Lượm vẫn thực hiện công việc đều đều của mình “Như bao hôm nào/ Bỏ thư vào bao”, vẫn bước đi “nhấp nhô” giữa cánh đồng mà không sợ đến hiểm nguy đang rình rập.

Nếu ở những đoạn thơ đầu, ý thơ nghiêng về miêu tả vẻ hồn nhiên, trong trẻo và niềm vui của chú bé Lượm khi tham liên lạc thì ở những đoạn thơ sau, ý thơ dựng lên chân dung một chiến sĩ nhỏ tuổi làm liên lạc đầy dũng cảm, với niềm tin và ý chí đầy quyết tâm. Đó là phẩm chất vô cùng đáng quý ở một con người nhỏ tuổi, giàu lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu trước bom đạn kẻ thù.

12 tháng 3 2020
  1. vàng tươi
  2. vàng ươm
  3. vàng xuộm
  4. vàng vọt
  5. vàng úa

" Hok tốt! "

12 tháng 3 2020

Theo thứ tự: vàng vọt, vàng ươm, vàng tươi, vàng úa, vàng xuộm

Vì sao trong khi chuyển động quanh Mặt Trời , có lúc Trái Đất ngả nửa cầu Bắc về phía Mặt Trời , có lúc ngả nửa về phía Mặt Trời ?

Trả lời :
- Khi chuyển động trên quỹ đạo , trục Trái Đất bao giờ cung x có độ nghiêng không đổi nên nữa cầu Bắc , nữa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời .

Các nửa cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời làm xuật hiện hiện tượng gì trên Trái Đất ?

Trả lời :

- Các nửa cầu lần luotj ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa trong năm :

+ Nửa cầu hướng về Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng

+ Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.

– Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.

– Một năm có 4 mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Khi nào nửa cầu Bắc có mùa nóng , kjhi nào nửa cầu Bắc có mùa lạnh ?

Khi nữa cầu Bắc hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng thì nữa cầu Bắc là mùa nóng . Khi nửa cấu Bắc không hướng về phía Mặt Trời không nhận được ánh sáng thì nữa cầu Bắc là mùa lạnh .

12 tháng 3 2020

Xem ghi nhớ trong SGK Ngữ Văn 6 (tập 2) trang 28.

Chúc học tốt

12 tháng 3 2020

- Quan sát là ta chọn những chi tiết nổi bật của đối tượng được miêu tả.

- Tưởng tưởng và so sánh là miêu tả một cách sinh động, cụ thể giúp người đọc có thể hình dung được đối tượng được miêu tả.

- Nhận xét là giúp người đọc hiểu được tình cảm, cảm xúc của người viết.

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường thật đẹp. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào.  

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng( câu trần thuật). Ngôi trường mới đẹp làm sao! Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về: trường như một người mẹ luôn dìu dắt và ngày ngày nói với em rằng: Hãy cố gắng hết sức, con yêu! Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào.

Chúc bạn học tốt!

em thấy ngoài những hành động đẹp để bảo vệ cộng đồng thì còn những hành động thiếu ý thức như bị bệnh mà trốn cách ly,ko khai báo,..Những người đó là những người thiếu ý thức.Như 1 chị từ Hàn Quốc về mà lại trốn cách ly,còn đăng khoe trên mạng.1 chị tại Hà Nội đi từ London sang Paris rồi Milan,lây nhiễm bao nhiêu người!!!

Đây là suy nghĩ của mik,có gì ko hài lòng xin nhắn tin lại để chỉnh sửa.

29 tháng 3 2020

tôi đã viết 1 bài văn chủ đề y như thế dài 273 chữ

13 tháng 3 2020

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy/ lại sôi nổi, //  nó / kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn // nó /

                                                                                   C1                      V1       C2                                   V2                                              C3

lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, // nó / nhấn chìm tất vcar lũ bán nước và lũ cướp nước.

                      V3                                       C4                             V4

12 tháng 3 2020

quê hương em như lol

12 tháng 3 2020

                                                                       Bài làm

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra ,lớn lên , trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về .Nơi đó chính là quê hương .Em cungx có một nơi luôn ở trong trái tim ,là mảnh đất này, có ba mẹ,có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất .Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa ,đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê thì có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn .Con người ở vùng quê đó cũng vậy ,có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có đồng lúa bao la chạy dài bát ngát mà em chưa đi hết được . Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ .Vào mùa lúa chin màu vàng ươm của lúa khiến cho em cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận .Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài .Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi ,ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

12 tháng 3 2020

Đập con ma xanh trước là 1, con ma đỏ thấy thế sợ quá, mặt mày tái mét (ma đỏ chuyển sang ma xanh). Đập con ma xanh mới này nữa là đủ 2.

12 tháng 3 2020

Vì con ma xanh khỏe hơn con mà đỏ