K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2020

Bài 1 :

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm



Bài 2;

1, Hoàn cảnh sáng tác.

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí.

2, Nội dung tập thơ "Nhật kí trong tù".

   Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

   Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.

   Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.

   Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

   Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

   Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"

Bài 3 :

Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn có nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ, giản dị nhưng chứa chan tình yêu nước, thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên, trong đó có những vần thơ rất đẹp về trăng. Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”.

Trước hết nói về trăng trong Nhật kí trong tù, Ngắm trăng là một tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, không có hoa để thưởng trăng. Lúc ấy, trăng như một người bạn thân, vượt qua song sắt nhà tù vào thăm Bác, tâm sự, đồng cảm cùng Bác. Trăng được hoá thân trong thơ Bác có ánh mắt, có tâm hồn. Vượt lên mọi cảnh cơ cực, tù đày, Bác say sưa ngắm trăng.

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một phong thái ung dung tự tại của một chiến sĩ cách mạng – một nhà thơ. Khi ấy, trăng và người hoà làm một, đồng cảm và sẻ chia, bỗng chốc trở thành tri kỉ. Ngắm trăng cũng là hành động phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng tự do, về ngày mai tươi sáng, bình yên. Trăng chiến khu của Bác có bài Rằm tháng giêng.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Hai câu thơ đầu tả cảnh sông nước trong mùa xuân. Sông xuân, nước cũng xuân đến bao la bát ngát. Trời xuân lung linh dưới ánh trăng tạo nên một không gian khoáng đạt, nên thơ.

Trong khung cảnh ấy, trong đêm Rằm tháng giêng, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo kháng chiến. Khuya về, khi bàn xong công việc, vị lãnh tụ vĩ đại mới có thời gian để ngắm ánh trăng đêm. Và thế là Người gặp trăng, bỗng trở thành thi nhân với hồn thơ thật đẹp:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Trong ngục tù Bác có trăng làm bạn, trong kháng chiến gian khổ trường kì có trăng ngân đầy thuyền và khi thắng trận, ta lại thấy ánh trăng trong thơ Bác.

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về”.

Vẫn là một đêm như mọi đêm trăng, Bác làm việc, cùng với trăng. Nhưng đêm qua, bận quá, Bác không ngắm trăng được, không thể làm thi sĩ với trăng được vì Bác đang là chiến sĩ, đang chiến đấu, đang lo lắng cho trận đánh. Bác đành hẹn trăng ngày mai! .

Có vầng trăng thụ dát vàng nơi núi rừng đêm khuya. Cổ thụ ngàn hoa hiện liên dưới vầng trăng làm cho cảnh khua đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm trăng, nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” trong lòng lo lắng, suy tư cho “nỗi nước nhà”:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lông cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Và Bác cũng không quên đêm Rằm trung thu, đêm trăng đẹp nhất với bao cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác nhớ và thương các cháu trong những đêm trung thu chưa được tự do, chưa được no ấm .

Trung thu trăng sáng như gương:

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.

Trong ngục tù, trong kháng chiến trường kì thơ Bác có trăng, đầy trăng. Bác là một nhà thơ yêu trăng.

Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, là biểu tượng của vẻ | đẹp thanh tao vĩnh hằng. Bác yêu trăng, Bác yêu thương con người.

Tâm hồn và trái tim người trong sáng, dịu mát như ánh trăng soi cho dân tộc, chiếu sáng dân tộc. Tâm hồn ấy, trái tim tràn đầy tình yêu thương ấy hoà cùng với thiên nhiên, với quê hương đất nước, thật gần gũi, thân thương.

Trăng trong thơ Bác thật đặc biệt, thật đẹp. Thơ Bác vừa cổ điển vừa mới mẻ, vừa giản dị vừa thanh tao. Trăng đã tạo nên một nét lãng mạn, một bản sắc riêng trong thơ Bác.

Khi ngắm trăng trong thơ của Bác, tâm hồn ta thêm giàu có, trong sáng, thanh tao, Ta càng thấy yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Trăng trong thơ Bác mãi trong sáng, mãi đẹp, mãi thanh tao với mọi người, với thiên nhiên.

bài 4 :

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: “Đêm mơ ước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: Sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.

Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao qúy. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang.

chúc bạn học tốt

12 tháng 3 2020

Ngữ văn lớp 8??/

12 tháng 3 2020

k cho mik

Mọi người đọc thông tin này nhé :Trong thời gian vừa qua, OLM đã hỗ trợ được rất nhiều các thầy cô giáo và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến cho học sinh của mình. Chúng tôi nhận được sự động viên, khích lệ, cảm ơn từ các thầy cô mọi miền đất nước. Chúng tôi cũng nhận được các câu hỏi liên quan đến việc giao bài cho học sinh, theo dõi quá...
Đọc tiếp

Mọi người đọc thông tin này nhé :

Trong thời gian vừa qua, OLM đã hỗ trợ được rất nhiều các thầy cô giáo và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến cho học sinh của mình. Chúng tôi nhận được sự động viên, khích lệ, cảm ơn từ các thầy cô mọi miền đất nước. Chúng tôi cũng nhận được các câu hỏi liên quan đến việc giao bài cho học sinh, theo dõi quá trình học ở nhà của các con, giao bài các môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân, Tin học, Công nghệ, v.v.  Sau đây là các câu hỏi mà được nhiều thầy cô quan tâm nhất.

------

Câu 1: Tôi muốn có tài khoản giáo viên để tạo lớp học, để quản lý và giao bài cho học sinh thì làm thế nào?

Trả lời: Để có tài khoản giáo viên, Quý thầy cô cần đăng kí một tài khoản trên trang OLM. Sau khi đã có tài khoản, Quý thầy cô điền số điện thoại vào form đăng kí trong đường link dưới đây để nâng cấp lên tài khoản giáo viên.

   https://olm.vn/dk-giao-vien

   

Sau khi có tài khoản giáo viên, Quý thầy cô tạo lớp học, tạo các tài khoản học sinh, giao bài theo hướng dẫn ở đường link sau (phần hướng dẫn cho giáo viên):

       https://olm.vn/chu-de/tao-va-quan-ly-lop-hoc-1824/

------

Câu 2:  Trên OLM chỉ có nội dung các môn Toán, Ngữ Văn - Tiếng Việt, Tiếng Anh. Vậy đối với các môn khác thì lấy học liệu ở đâu để giao bài cho học sinh?

Trả lời:  Trên OLM đã có sẵn các nội dung các môn Toán, Tiếng Việt - Ngữ Văn, Tiếng Anh. Các thầy cô có thể sử dụng các nội dung này giao cho các con làm. Tuy nhiên, nếu không muốn sử dụng học liệu có sẵn trên OLM, hoặc đối với các thầy cô dạy môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân, v.v. thì Quý thầy cô có thể tự tạo học liệu của mình, sau đó giao bài cho các con. Học liệu có thể là bài tập trắc nghiệm và tự luận, đề kiểm tra, video, pdf. Các thầy cô chú ý nếu giao bài tập trắc nghiệm hoặc đề kiểm tra trắc nghiệm, máy sẽ chấm tự động cho các thầy cô. Dưới đây video hướng dẫn các thầy cô tự tạo học liệu của riêng mình và giao bài cho học sinh.

    

------

Câu 3Tôi muốn sử dụng OLM cho tất cả các lớp học của trường thì làm thế nào?

Trả lời: Việc dạy và học kết hợp giữa phương thức truyền thống với phương thức trực tuyến đã được khẳng định đem lại hiệu quả rõ rệt. Rất nhiều trường đang tổ chức cho học sinh học trực tuyến trên OLM dưới sự quản lý và giám sát của giáo viên, của ban giám hiệu và phụ huynh. Để đảm bảo uy tín và thương hiệu của các trường, OLM cần kiểm soát nghiêm ngặt việc tạo tài khoản quản trị trường. Các trường phổ thông xin liên hệ trực tiếp số điện thoại/zalo 0915343532 để được hỗ trợ.

Dưới đây là video giới thiệu các chức năng tổng thể liên quan đến giáo viên, nhà trường:

 

------

Ban Quản trị OLM - Trung tâm Khoa học Tính toán

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.  

------

Xem thêm:

Hướng dẫn sử dụng OLM

1
7 tháng 9 2023

????????????????///

 

12 tháng 3 2020

TL:

a Nghĩa đen

12 tháng 3 2020

NGHĨA ĐEN

MÌNH NGHĨ VẬY

(…)“Tuổi thơ chân đất đầu trầnTừ trong lấm láp em thầm lớn lênBây giờ xinh đẹp là emEm ra thành phố dần quên một thời Về quê ăn Tết vừa rồiEm tôi áo chẽn, em tôi quần bòGặp tôi, em hỏi hững hờ“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?” Em đi để lại chuỗi cườiTrong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.Trăng vàng đêm ấy bờ đêCó người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”câu 1 : văn bản...
Đọc tiếp

(…)

“Tuổi thơ chân đất đầu trần

Từ trong lấm láp em thầm lớn lên

Bây giờ xinh đẹp là em

Em ra thành phố dần quên một thời

 

Về quê ăn Tết vừa rồi

Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò

Gặp tôi, em hỏi hững hờ

“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”

 

Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.

Trăng vàng đêm ấy bờ đê

Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”


câu 1 : văn bản được viết theo thể loại nào? xác định các phương thức biểu cảm trong văn bản

câu 2 : nhân vật em trong bài thơ có tuổi ther như thế nào

câu 3 : anh chị hiểu thế nào về câu thơ

"Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê."

câu 4 : viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ về tình cảm của nhân vật tôi giành cho cô gái trong bài thơ

 

1
14 tháng 3 2020

1. Văn bản viết theo thể thơ tự do.

Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

(Trong trường hợp hỏi phương thức biểu đạt chính là biểu cảm)

2. Nhân vật em có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo: chân đất đầu trần, từ trong lấm láp em thầm lớn lên.

3. Nhân vật trữ tình thể hiện sự hụt hẫng, đau đớn của mình: " Em đi" là lên thành phố, để lại trong tôi những ấn tượng về cô bé hồn nhiên, ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng khi em về là sự đổi khác đến không nhận ra theo nhịp sống thị thành nên "trong tôi vỡ... một khoảng trời pha lê". Những ấn tượng về em trong trảo không còn nữa. Khoảng trời pha lê là khoảng trời ấu thơ tươi đẹp, lóng lánh đã vỡ nát.

4. Tình cảm yêu thương, trân trọng...

1. c, điều kiện kết quả

3, c

1/2 gấp 1/3 : 1,5 lần

k mình nha

sorry mình ko biết làm câu 2

12 tháng 3 2020

câu trả lời:1 ,a

                  2,c

                 3,b

\(\frac{1}{2}\)gấp \(\frac{1}{3}\):\(\frac{3}{2}\)lần (tức 1,5 lần)

# mui #

  • Mở bài:

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Đó là một điều cần thiết. Nếu mọi thành công đều đến quá dễ dàng, con người sẽ trở nên kiêu căng, xã hội sẽ loạn lạc. Chính vì, con người luôn phấn đấu mãnh liệt không ngừng để đạt được ước vọng khát khao của bản thân đã tạo nên động lực sống mạnh mẽ. Kiên trì luyện tập luôn là con đường ngắn nhất nhưng cũng nhiều chông gai nhất để đến thành công. Những người có bản lĩnh dám bước đi trên con đường đó thì mới thực sự tỏa sáng. bài học ấy thể hiện rõ ràng qua câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”.

  • Thân bài:

Câu tục ngữ trên đã mượn hình ảnh mài dao để ví dụ cho sự chăm chỉ rèn luyện của con người và khuyên ta có học thì mới nên người. Nếu con dao có làm từ sắc thép hay vàng bạc nhưng không mài dũa thì cũng chẳng chặt đứt được gì. Cũng giống như vậy, con người dù cho có thông minh đến mấy nhưng không chăm chỉ học tập và chủ quan thì cũng chỉ là những kẻ ngu dốt. Không chỉ trong học tập mà đời sống và công việc cũng như vậy.

Không ai là hoàn hảo, ai ai cũng có khuyết điểm. Nhưng khuyết điểm lớn nhất đó chính là không biết khuyết điểm của bản thân nằm ở chỗ nào để sửa chữa. Có cố gắng kiên trì, có quyết tâm và năng lực thì không gì có thể cản được ta làm những điều mình mong muốn. Nếu bản thân chúng ta quá kém cỏi thì hãy rèn luyện nhiều hơn nữa để tốt hơn. Học, học nữa, học mãi, không chỉ học sinh mới cần phải học mà ngay cả khi trưởng thành thì cũng phải học. Học để biết, học để giỏi và học để nên người. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, không đầu hàng trước số phận chính là những điều cơ bản nhất để con người trở nên hoàn thiện.

Học không phải chỉ nằm trong sách vở mà còn phải học trong đường đời. Học từ những lần chúng ta thất bại để trở thành kinh nghiệm đến thành công. Đừng sợ ta không đạt được ước mơ, còn trẻ thì hãy học thật nhiều để khi đã già rồi thì mới cảm thấy không hối tiếc. Nhiều người không học nhưng vẫn thành tài, chúng ta vẫn thường nghĩ như vậy để che đi sự lười biếng của bản thân, họ thành tài vì họ đã có biết bao nhiêu lần thất bại và tuyệt vọng nên mới trở nên tài giỏi như thế.

Không phải thất bại rồi là cứ làm lại như vậy để rồi thất bại một lần nữa. Thức tỉnh đi! Con người cần phải trở nên thay đổi. Tương lai vẫn đang chờ chúng ta. Hãy cố gắng đến cùng, hãy học đến khi không còn học được nữa.

  • Kết bài:

“Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” là câu tục ngữ triết lý và lời động viên ý chí mãnh liệt. Hãy học khi còn có thể, quyết tâm cố gắng thì ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

#Học tốt#

14 tháng 3 2020
  • Mở bài:

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Đó là một điều cần thiết. Nếu mọi thành công đều đến quá dễ dàng, con người sẽ trở nên kiêu căng, xã hội sẽ loạn lạc. Chính vì, con người luôn phấn đấu mãnh liệt không ngừng để đạt được ước vọng khát khao của bản thân đã tạo nên động lực sống mạnh mẽ. Kiên trì luyện tập luôn là con đường ngắn nhất nhưng cũng nhiều chông gai nhất để đến thành công. Những người có bản lĩnh dám bước đi trên con đường đó thì mới thực sự tỏa sáng. bài học ấy thể hiện rõ ràng qua câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”.

  • Thân bài:

Câu tục ngữ trên đã mượn hình ảnh mài dao để ví dụ cho sự chăm chỉ rèn luyện của con người và khuyên ta có học thì mới nên người. Nếu con dao có làm từ sắc thép hay vàng bạc nhưng không mài dũa thì cũng chẳng chặt đứt được gì. Cũng giống như vậy, con người dù cho có thông minh đến mấy nhưng không chăm chỉ học tập và chủ quan thì cũng chỉ là những kẻ ngu dốt. Không chỉ trong học tập mà đời sống và công việc cũng như vậy.

Không ai là hoàn hảo, ai ai cũng có khuyết điểm. Nhưng khuyết điểm lớn nhất đó chính là không biết khuyết điểm của bản thân nằm ở chỗ nào để sửa chữa. Có cố gắng kiên trì, có quyết tâm và năng lực thì không gì có thể cản được ta làm những điều mình mong muốn. Nếu bản thân chúng ta quá kém cỏi thì hãy rèn luyện nhiều hơn nữa để tốt hơn. Học, học nữa, học mãi, không chỉ học sinh mới cần phải học mà ngay cả khi trưởng thành thì cũng phải học. Học để biết, học để giỏi và học để nên người. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, không đầu hàng trước số phận chính là những điều cơ bản nhất để con người trở nên hoàn thiện.

Học không phải chỉ nằm trong sách vở mà còn phải học trong đường đời. Học từ những lần chúng ta thất bại để trở thành kinh nghiệm đến thành công. Đừng sợ ta không đạt được ước mơ, còn trẻ thì hãy học thật nhiều để khi đã già rồi thì mới cảm thấy không hối tiếc. Nhiều người không học nhưng vẫn thành tài, chúng ta vẫn thường nghĩ như vậy để che đi sự lười biếng của bản thân, họ thành tài vì họ đã có biết bao nhiêu lần thất bại và tuyệt vọng nên mới trở nên tài giỏi như thế.

Không phải thất bại rồi là cứ làm lại như vậy để rồi thất bại một lần nữa. Thức tỉnh đi! Con người cần phải trở nên thay đổi. Tương lai vẫn đang chờ chúng ta. Hãy cố gắng đến cùng, hãy học đến khi không còn học được nữa.

  • Kết bài:

“Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” là câu tục ngữ triết lý và lời động viên ý chí mãnh liệt. Hãy học khi còn có thể, quyết tâm cố gắng thì ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

12 tháng 3 2020

Bài làm :

Từ khi còn bé, em đã rất yêu động vật, đặc biệt là những loài vật nhỏ bé xinh xinh. Vì vậy nên một lần về quê, mẹ đã mang về cho em một chú mèo con xinh xắn và vô cùng dễ thương. Đến nay, chú mèo con ấy cũng đã lớn rồi đấy.

Con mèo con đó là một trong số những đứa con của con mèo tam thể ở nhà bà ngoại dưới quê. Mẹ em nói vì bà biết em thích nuôi mèo nên đã gửi cho em con mèo này. Con mèo ngày mới về còn bé lắm, nhút nhát dễ sợ, em mới chỉ đưa tay chạm vào bộ lông là nó đã run lên rồi. Nhưng mà một thời gian thì nó cũng quen, cũng bắt đầu chay nhảy đi lại tự do trong nhà, đùa nghịch với mọi người, đặc biệt là em. Bởi có lẽ những ngày đầu, mỗi ngày em đều mang sữa đến cho nó, chăm sóc cẩn thận nên bây giờ nó mới quấn em thế này.

Em đặt tên cho nó là Cam vì lông nó có màu vàng cam rất bắt mắt. Màu ấy giống như ánh nắng ấm áp của mặt trời vậy. Cái đầu nó tròn tròn, nổi bật là đôi mắt màu vàng trong tròn xoe. Em vẫn còn nhớ ngày đầu gặp nó, đôi mắt ấy đã mở to ngơ ngác nhìn em vô cùng đáng yêu. Cái mũi nhỏ màu nâu nhạt có hình tam giác ngược cùng bộ ria dài trông vô cùng đỏm dáng. Thân hình mới ngày nào còn bé xíu, nằm gọn trong lòng bàn tay mẹ em mà bây giờ đã lớn hơn rất nhiều rồi.
Cam nghịch ngợm lắm. Nó rất thích chạy trên sân nô đùa, đuổi theo những cánh bướm vàng. Nhiều khi nó mải đùa mà quên mất phải về ăn trưa, cũng chẳng nghe lời em gọi mà về nhà nữa. Hay nhiều khi nó sẽ chạy mà chẳng nhìn bất kỳ ai xung quanh cả, cứ thế va vào chân rất nhiều người.

Tuy nghịch nhưng mà Cam lại rất chăm chỉ bắt chuột nhé. Ngày nào nó cũng như một chàng dũng sĩ đi vòng quanh nhà, kiểm tra từng ngóc ngách một để xem còn con chuột hư đốn nào trốn không. Cái dáng nằm rình mò trông cũng sang chảnh quý phái chẳng kém ai đâu. Từ ngày Cam biết bắt chuột, chỉ sau một thời gian là nhà em đã chẳng còn âm thanh “chít, chít” nào vào ban đêm nữa cả.

Em rất yêu chú mèo Cam nhà mình. Mỗi ngày em đều chăm sóc chú cẩn thận, nuôi chú ngày một lớn để chú có thể bắt được nhiều chuột hơn, cũng thêm mập hơn, đáng yêu hơn.

"Meo, meo, meo", hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Miu lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Đó là chú mèo mà bà ngoại em đã đem cho nhà em hồi em tròn tám tuổi.

Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ. Nay nó đã to phải bằng cái chai Cô-ca đại rồi. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng, điểm thêm và vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp. Cái đầu của chú to hơn quả bóng tennis một chút. Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao! Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Miu được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt.

Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Miu di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại đấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. Chao ôi! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Miu đang rình chúng đấy. Ban đêm, Miu ta mới đi làm cho chủ.

Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột. Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Miu nguỵ trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Miu nằm yên như đang ngủ. Bỗng "chụp" một cái, chỉ nghe thấy tiếng "chít" tuyệt vọng, Miu ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Miu tha con chuột đó ra vườn. Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát. Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Miu tỏ vẻ sung sướng lắm.

Miu ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Đúng là "ăn như mèo". Dù đói đến đâu, chú ta ăn cũng từ tốn, chẳng như con Vàng nhà em, cứ ăn hùng hục. Người ta cứ nói xấu về quan hệ của chó và mèo, nhưng con Miu nhà em lại rất thân với con Vàng. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả.

Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Miu nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Có lúc nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Miu cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu.

Em rất quí Miu. Nó không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là "dũng sĩ diệt chuột" của nhà em. Từ ngày có Miu, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Miu cho khỏe, chơi với Miu vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Miu cho em.

hok tốt!!

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ:

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình.

Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại trong em niềm cảm phục sâu sắc.

Lượm theo bộ đội làm liên lạc hồi đầu kháng chiến (cuối năm 1946). Lúc này, Pháp chưa đánh rộng ra. Quân ta đóng ở đồn Mang Cá một cứ điểm quan trọng của Huế. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này (1949).

Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.

Thể thơ bốn chữ cùng với nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

Mở đầu bài thơ, tác giả dựng lại khung cảnh buổi gặp gỡ đáng nhớ giữa hai chú cháu:

Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Cuộc gặp gỡ đáng nhớ bởi nó diễn ra trong thời gian, không gian đặc biệt: Ngày Huế đổ máu. Huế đổ máu, Huế chiến đấu ác liệt để ngăn chặn bàn chân xâm lược của giặc Pháp vì chúng muốn chiếm lại nước ta. Ngày ấy là ngày mọi người không thể nào quên. Hoàn cảnh điển hình đó càng tô đậm thêm tính cách của nhân vật Lượm.

Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình cùng chỉ xinh xinh. Chiếc mũ ca lô đội lệch bộc lộ vẻ tinh nghịch và hiếu động.

Lượm được nhà thơ miêu tả với tấm lòng yêu mến chân thành:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

Dáng Lượm loắt choắt, đã nhỏ lại gầy nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch. Chân thì thoăn thoắt, rất nhanh và rất nhẹ. Đầu nghênh nghênh, lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia. Nhịp thơ nhanh gợi lên hình ảnh chú bé vui tươi, nhí nhảnh, yêu đời.

Đặc điểm bên ngoài phần nào đã thể hiện tính cách bên trong của Lượm. Ca lô không chịu đội thẳng mà đội lệch. Miệng luôn huýt sáo vang. Lượm chẳng khác nào như con chim chích bé nhỏ nhảy trên đường vàng.

Lượm hồn nhiên kể chuyện:

Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà

Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng, vui ngoài nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào.

Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:

Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân

Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến.

Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả.

Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế Lượm ơi!...

Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng.

Tác giả hình dung ra tình huống hi sinh của Lượm thật cụ thể. Cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái và đầy quyết tâm, không nề nguy hiểm:

Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo

Chiến trường đầy khói lửa nhưng Lượm vẫn xông pha làm nhiệm vụ. Bỗng loè chớp đỏ, Thôi rồi Lượm ơi! Kể lại, hình dung lại sự việc mà tưởng chừng như tác giả đang tận mắt chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kiềm chế được, tự đáy lòng bật thốt lên tiếng kêu đau đớn. Câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào đầy xót thương và cảm phục của tác giả của chúng ta trước cái chết bất ngờ của người chiến sĩ nhỏ. Chú bé đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, tươi trẻ đầy hứa hẹn. Nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót mà ông cảm nhận rằng sự hi sinh của Lượm rất đỗi thiêng liêng, cao cả. Chú như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ trên cánh đồng quê hương. Lượm đã hoá thân vào đất mẹ:

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...

Bao quanh Lượm là sự sống mơn mởn đang lên. Hương lúa thơm như mùi sữa mẹ. Sự hi sinh của Lượm vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Câu thơ: Hồn bay giữa đồng khẳng định tinh thần bất tử của Lượm. Lượm đã chết cho quê hương xứ sở.

Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả nỗi đau đớn xót xa và niềm bâng khuâng, nhớ tiếc khôn nguôi của tác giả.

Hai khổ thơ cuối lặp lại như một điệp khúc khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của Lượm trong tâm hồn mọi người:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

Lượm là bài thơ hay trong số những bài viết về tuổi nhỏ Việt Nam hồn nhiên, dũng cảm. Em thấy Lượm rất xứng đáng với những gương sáng của thanh thiếu niên thế hệ trước như Lí Tự Trọng, Kim Đồng; xứng đáng là đàn anh của những anh hùng dũng sĩ thiếu niên như Nguyễn Bá Ngọc, Kpa Klơng, Nguyễn Văn Hoà... thời đánh Mĩ.

13 tháng 3 2020

Trong cuộc sống hồn nhiên, hiếu động bao nhiêu thì trong công việc, Lượm lại nhanh nhẹn, dứt khoát và dũng cảm bấy nhiêu: “Một hôm nào đó/ Như bao hôm nào/Chú đồng chí nhỏ/Bỏ thư vào bao/ Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo/Thư đề “Thượng khẩn/ Sợ chi hiểm nghèo”.

Chỉ cần một vài từ ngữ cũng đủ để đặc tả tư thế liên lạc đầy quả quyết và dứt khoát của chú bé Lượm.

Trong đạn bom ác liệt, Lượm vẫn thực hiện công việc đều đều của mình “Như bao hôm nào/ Bỏ thư vào bao”, vẫn bước đi “nhấp nhô” giữa cánh đồng mà không sợ đến hiểm nguy đang rình rập.

Nếu ở những đoạn thơ đầu, ý thơ nghiêng về miêu tả vẻ hồn nhiên, trong trẻo và niềm vui của chú bé Lượm khi tham liên lạc thì ở những đoạn thơ sau, ý thơ dựng lên chân dung một chiến sĩ nhỏ tuổi làm liên lạc đầy dũng cảm, với niềm tin và ý chí đầy quyết tâm. Đó là phẩm chất vô cùng đáng quý ở một con người nhỏ tuổi, giàu lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu trước bom đạn kẻ thù.