Chuyển bài thơ "Bếp lửa" văn xuôi qua lời kể của người cháu (Viết hộ mình cái mở bài thôi nhưng hay vào nhé)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người mà đã dạy dỗ cho em khôn lớn tới bây giời chính là cô giáo năm em học lớp 5. Cô là người đã tận tụy, hướng dẫn cho em từng li, từng tí.
Cô Thủy có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt dịu dàng mỗi khi nhìn em, mái tóc của cô dài óng mượt và nụ cười tỏa nắng khiến cho em cảm thấy rất ấm áp. Dáng người cô thon thả cùng với giọng nói trong trẻo, thanh thoát, cô thường hay mặc chiếc áo dài có màu sắc rất đẹp và hài hòa. Mỗi khi cô bước lên bục giảng thì mang theo một mùi hương nhè nhẹ thoang thoảng đâu đây, những bài giảng bổ ích của cô luôn khắc sâu trong tâm trí em và nó chính là hành trang khi bước vào cuộc sống của mỗi người học sinh như chúng ta. Em vẫn còn nhớ mỗi khi chúng em làm sai điều gì thì cô không trách phạt mà dỗ dành nói lí phải cho chúng em, khi em không hiểu bài cô đã giảng giải cho em biết như thế nào.
Cô ơi! Cô chính là người đã dạy dỗ truyền đạt cho em nhiều kiến thức để em trở thành một người có văn hóa, có học thức như hôm nay. Cảm ơn cô rất nhiều, cô của em!
Chúc bạn học tốt nhé.
Trong năm năm học dưới mái trường tiểu học thân thương, tôi đã có biết bao kỷ niệm tuổi thơ không thể quên, có những người bạn thân thiết cùng nhau chia sẻ tình cảm buồn vui, nhưng hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi vẫn là cô giáo Thuận – người dạy tôi năm cuối của bậc tiểu học.
Cô Thuận kém tuổi mẹ tôi, trông cô rất trẻ. Dáng người cô hơi thấp nhưng khuôn mặt cô rất xinh. Cô có làn da rám nắng, mái tóc đen nhánh luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ. Cô có đôi mặt sắc sảo, to và sáng, pha lẫn những ánh mắt ấm áp dịu hiền. Mũi cô cao, thanh tú. Cô luôn nở nụ cười thân thiện với mọi người. Mỗi khi cô cười lại để lộ hàm răng trắng muốt.
Cô coi chúng tôi như chính những đứa con cưng của mình. Cô tận tình chăm sóc chúng tôi từng li từng tí. Cô cố gắng rèn luyện cho những bạn học kém, động viên, giúp các bạn ấy vươn lên trong học tập. Đối với chúng tôi học đội tuyển, cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Nhiều bài toán khó cô luôn tìm ra phương pháp giảng ngắn gọn dễ hiểu nhất để chúng tôi tiếp thu tốt và nhớ lâu.
Cô đã làm cho chúng tôi say mê học toán, làm văn. Nhờ vậy, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm ấy, sáu đứa chúng tôi đi thì thì cả sáu đều đạt giải rất cao: ba giải nhất, ba giải nhì.
Chúng tôi vui lắm và tôi biết cô đã thỏa lòng với đám học trò chúng tôi. Cả lớp ai cũng kính trọng cô. Nhờ cô mà chúng tôi mới có được như ngày hôm nay. Tôi thầm hứa lên cấp hai rồi sẽ học tốt để cô vui lòng. Và mái trường Trần Quốc Toản thân yêu và thầy cô yêu dấu sẽ luôn ở trong tim tôi.
Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.
Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.
Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.
Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.
Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.
Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.
Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.
Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:
– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?
Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:
– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?
– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.
– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:
– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
Những tiết học văn bao giờ cũng là tiết em mong đợi nhất trong ngày. Trong tiết văn của ngày hôm nay, chúng em được học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ - một nhà thơ hiện đại, có nhiều tác phẩm nổi tiếng và được nhà nước phong tặng nhiều giải thưởng về văn học.
Vào đầu buổi học 5, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới - là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.Sau đó cô đọc mẫu cho chúng em một đoạn của bài thơ. Cô dừng lại, hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm. Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm cả lớp im lặng lắng nghe. Bài thơ qua giọng đọc của Mai đã truyền vào trong mỗi chúng em tình cảm kính yêu Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc. Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ.Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.
Tiếng trống vang lên. Cô kết bài và khen: "Cô rất vui trước tinh thần say mê học tập của cả lớp". Còn cả lớp ai cũng vui và chờ đợi giờ học Văn của hôm sau.
Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.
Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế
lớp 9 anh mình hôm nay thi cái này đấy!!
Khó vc