Hazzzzzzzzzzz . Ước gì cá tháng tư lại hiện lên một lần nữa nhỉ? hôm nay ngày 2/4 mất tiêu òi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
làm ơn đi mừ
Toi tui á
Mai nộp mà :
Không làm = phạt
Hình phat hết sức đáng thương
cố chép hết nhé , cất công lắm đấy , sáng nay cô dạy bọn mình
1. Mở bài
(Đây chỉ là một cách)
- Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp => nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
- Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.
2. Thân bài
2.1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.
a. Bài thơ “Nhớ rừng”
- Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” - ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.
b. Bài thơ “Khi con tu hú”
- Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
- Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình - chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.
2.2. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.
* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
- “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
- Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”
+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.
• Lí giải nguyên nhân khác nhau:
+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”
3. KẾT BÀI
- Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
- Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ
a. PTBĐ chính: So sánh. (qua từ "là"). Tác giả thông qua phép so sánh này đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về quê hương.
b.Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (5), (6) là:
- Phép so sánh: Quê hương là dáng mẹ. => Qua đó ta thấy được sự gần gũi, ấm áp, thân thuộc của quê hương.
- Phép ẩn dụ: Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật). Dáng mẹ liêu xiêu cho thấy bóng hình quê hương còn nhiều khó khăn nhưng tần tảo và nghị lực. Chỉ qua một hình ảnh này thôi đã khái quát, xây dựng được hình tượng quê hương lớn lao mà gần gũi.
c. Hai câu thơ cuối không chỉ khẳng định lại một lần nữa sự thân thuộc của quê hương, quê hương là nguồn cội. Mà qua đó tác giả còn nhằm gửi gắm thông điệp "nhớ về" -> phải luôn biết ơn và gắn bó với quê hương.
Niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt vừa được thể hiện trực tiếp vừa được thể hiện gián tiếp trong tác phẩm:
- Nhớ rừng của Thế Lữ khát vọng cuộc sống tự do ấy bày tỏ kín đáo mà mạnh mẽ qua tâm trạng con hổ nhớ rừng. Con hổ đang nằm trong cũi sắt vườn bách thú. Nó vô cùng cay đắng và căm uất:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
đó là nỗi uất hận của hùm thiêng khi đã sa cơ phải chịu nhục nhằn, tù hãm, phải sống trong cảnh tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Cảnh vườn bách thú tù túng đó phải chăng là cái thực tại xã hội đương thời được nhà thơ cảm nhận? Không thế sao bài thơ gây ấn tượng mạnh với độc giả đương thời đến thế ! Và Thế Lữ đâu hoài công nói về một con hổ. Con hổ sống trong cảnh giam cầm tù hãm đó nhớ tiếc đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
Những ngày xưa là cả một quá khứ huy hoàng. Hổ sống tự do giữa giang sơn của mình với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu: gió goà ngàn, nguồn hét núi, vờn bang âm thầm lá gai cỏ sắc. Trong quá khứ đã qua ấy, nó được tự do tận hưỡng cảnh sống khi thì thơ mộng: những đêm vàng bên bờ suối… đứng say mồi uống ánh trăng tan, khi thì rộn rã , tưng bừng bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng, khi thì mãnh liệt và dữ dội: những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, những chiều lênh láng máu sau rừng. Nhưng tất cả đã qua, đã không còn:
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!
Tiếng than đầy u uất, đầy đau đớn có phải chăng chỉ là của con hổ? Không! Nó chính là nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của Thế Lữ, của những người yêu nước đương thời. Con hổ càng căm ghét cảnh sống thực tại, càng nhứ tiếc da diết quá khứ thì càng khat khao trở lại rừng xưa:
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Khát vọng trở lại rừng xưa của con hổ cũng là kháy vọng về cuộc sống tự do của cả một lớp người, của cả một dân tọc trong những năm tháng nô lệ.
P/S : Mk tìm được bài này nhưng ko biết có đúng k nữa.
2. Hãy tả bạn thân của em : ( tham khảo nha! )
Bài làm:
Trong cuộc sống này, mỗi chúng ta đều phải có một người bạn thân. Họ là những người luôn ở bên cạnh bạn dù bạn nghèo khổ hay sung sướng, đau đớn hay hạnh phúc, buồn hay vui. Tôi cũng có một người bạn thân, anh ấy tên là Bắc, anh ấy chính là người luôn ở bên cạnh tôi cả thế giới có quay lưng với tôi.
Bắc là một anh chàng học trên tôi hai lớp thế nhưng chẳng biết có duyên gì với nhau, chúng tôi gặp gỡ và chơi với nhau từ hồi lớp ba. Khi ấy anh chàng mới từ nam chuyển về nổi tiếng là đẹp trai và học giỏi. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi đã quen và thân được với anh ấy. Ngoại hình của Bắc khá là gầy, chân tay bé như con gái, mảnh khảnh. Thế nhưng đổi lại khuôn mặt của Bắc khá đẹp trai hài hòa. Chính vì khuôn mặt ấy có biết bao nhiêu bạn gái lớp dưới ngày đêm viết thư tay để bày tỏ tình cảm mến thương của mình đối với anh chàng này. Đôi mắt ướt long lanh, to tròn, mi mắt dài đen kết hợp với đôi lông mày đẹp như được vẽ lên vậy. Chiếc mũi cao thanh thoát, miệng cười tỏa nắng với chiếc răng khểnh. Đặc biệt khuôn mặt của anh dài, thanh thoát như một kết thúc hoàn hảo cho khuôn mặt chuẩn V line giống những ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc hay Trung Quốc. Bắc không bao giờ nổi bật vì làn da trắng bởi vì da của anh ấy hơi ngăm đen.
Mỗi ngày đến trường anh luôn chọn cho mình một chiếc áo sơ mi trắng của trường và một chiếc quần jean màu tối. Hắn không hẳn là một học sinh ngoan nhưng vì có phong cách ăn mặc khá thư sinh và lịch sự cho nên Bắc luôn chọn cho mình sơ mi trắng. Kể từ lúc ngồi đằng sau xe của tôi bước xuống, đến cái bước xuống thôi anh cũng tỏ ra là mình lịch thiệp thư sinh, hắt nhẹ mái tóc hoe vàng tự nhiên, khoác ba lô một dây còn dây kia để thõng xuống trông đẹp đến lạ. Kể cả khi đứng chờ người em thân thiết cất xe, Bắc cũng khiến cho những học sinh nữ khác phải ngắm nhìn. Khẽ khàng khoác tay lên vai tôi rồi cùng đi về lớp, tôi thấy anh bạn thân của tôi còn điệu đà hơn cả con gái. Trong học tập anh ấy là người thông minh nhưng lại rất lười học, ngồi trong lớp nghe cô giảng mà mắt Bắc như muốn trùng xuống, chốc chốc anh lại phải cố gắng nâng bờ mi trên không gặp bờ mi dưới, trông đến là buồn cười.
Tôi rât vui vì có một người bạn thân như thế, có lẽ nhiều bạn gái khác phải ghen tị khi tôi suốt ngày trêu đùa và thân thiết với anh ấy. Tuy nhiên ít có ai biết rằng, chúng tôi coi nhau như anh em, như tri kỉ vậy. Trông anh như vậy nhưng sống khá tình nghĩa, anh luôn làm cho tôi vui và chia sẻ những nỗi buồn với tôi mỗi ngày. (Hết)
Bài làm 2 học sinh lớp 6 – Tả người bạn thân của em
Hương ơi! Nhanh lên – Ừ, tớ ra ngay đây, đợi tí nào! Các bạn biết giọng nói đó là của ai không? Đó chính là Hương cô bạn gái thân nhất của em đấy.
Bài làm:
Em và Hương chơi với nhau lâu lắm rồi, chúng tôi quen nhau khi hai đứa được xếp vào cùng một lớp hai. Từ hồi ấy đến bây giờ đã mấy năm rồi nhỉ? Chà! cũng lâu thật rồi đấy, tuy vậy nhưng tình bạn của chúng tôi vẫn thắm thiết như ngày nào. Em và Hương bằng tuổi nhau, nghĩa là năm nay hai đứa chúng tôi đều mười một tuổi. Tuy thế nhưng khi đi với Hương tôi thấy Hương trông có vẻ chững chạc và lớn hơn tôi nhiều. Hương đến lớp trong bộ áo đồng phục với chiếc áo trắng và chiếc váy kẻ ca rô cùng chiếc khăn quàng đỏ được thắt ngay ngắn trước ngực. ở nhà bạn thường mặc những bộ đồ rất mát mẻ, còn khi đi chơi bạn hay chọn các bộ đồ khoẻ khoắn với chiếc áo phông cùng với cùng với chiếc quần jeans. Hương có dáng đi thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Làn da trắng hồng, mịn màng làm tôn lên khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu của bạn. Chao ôi! Đôi mắt của bạn thật là đẹp. Đôi mắt to, đen láy, sâu thẳm và trong đôi mắt đó luôn ánh lên cái nhìn nghịch ngợm của tuổi học trò nhưng cũng rất dịu hiền. Mái tóc đen óng, mượt mà, luôn được bạn cặp gọn ra đằng sau gáy bằng chiếc cặp nho nhỏ, xinh xinh. Em yêu nhất là khuôn mặt bạn mỗi khi vui hay mỗi khki bạn được điểm 10, khi đó khuôn mặt bỗng trở nên tươi tắn, rạng rỡ hẳn lên, đôi môi đỏ hồng hé nở một nụ cười để lộ hàm răng trắng, đều đặn.
Chúng em quý Hương không chỉ vì nét đẹp đáng yêu của bạn mà là những nết tốt của bạn để chúng em noi theo. Ở lớp Hương luôn tỏ ra là một người học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu, những bài toán khó chưa thấy bạn nào giải được thì đã thấy cánh tay búp măng của Hương giơ lên rồi. tuy học giỏi nhưng Hương không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm có bài khó các bạn học kém thường nhờ bạn ấy giảng hộ và Hương vui vẻ nhận lời, hôm nay Hương giảng các bạn chưa hiểu thì hôm sau Hương lại giảng tiếp cho đến khi các bạn thật hiểu mới thôi. Không những thế Hương còn là một cây văn nghệ của lớp, giọng hát của bạn như trời phú: sao mà ấm áp, thiết tha đến thế khi hát về tình thầy trò, mà cũng thật à nhhí nhảnh, vui tươi khi hát về tình bạn thơ ngây trong sáng của tuổi học trò. Bạn còn rất lễ phép với người trên, khi gặp các thầy cô trong trường bạn đều đứng nghiêm chào hỏi lễ phép.
Sau một thời gian được cùng học, cùng chơi với bạn em đã học được ở bạn rất nhiều tính tốt. Và em sẽ cố gắng noi gương học tập ở bạn để trở thành một người học sinh xuất sắc.
nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản Thuế máu
Trong văn bản "Thuế máu", Nguyễn Ái Quốc đã có cách đạt tên chương, tên các phần rất ấn tượng. Chúng đã phản ánh chính xác thực tế cuộc sống, gợi được sự căm phẫn trong lòng người đọc cũng như chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc đối với bè lũ thực dân đế quốc. Thuế máu là cái tên chương rất sắc sảo khi phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu đủ những thứ thuế bất công vô lí. "Thuế" là phần thu bắt buộc cố định theo kì hạn mà chính quyền yêu cầu người dân phải nộp. Ở các nước thuộc địa, nhân dân phải đóng thuế đất, thuế lúa, thuế muối,... rồi bất công hơn là thuế thân. Nhưng xót xa hơn cả, tàn nhẫn hơn cả là khi họ rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, phải đem máu và mạng sống của mình cống nạp cho chính quyền cai trị. Lúc ấy, thứ thuế họ phải đóng chính là dòng máu của mình - "Thuế máu". Trong chương sách, trình tự và tên gọi các phần cũng rất mạch lạc và biểu cảm. Nó gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp, bóc lột tàn tệ của bọn thực dân. Đó là một quá trình bóc lột rất tinh vi từ. Chiến tranh và những người bản xứ phản ánh tình trạng người dân thuộc địa trong thời kì trước và khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra. Phần Chế độ lính tình nguyện phân tích bản chất chế độ lính mà khi chiến tranh nổ ra, người dân thuộc địa "tình nguyện" đầu quân. Và rồi, cuối cùng tác giả chỉ ra Kết quả của sự hi sinh rất vô nghĩa của những người dân bản địa trong cuộc chiến ấy đồng thời chua xót lên án cách đối xử của chính quyền đối với binh lính thuộc địa sau mỗi cuộc chiến tranh ăn cướp. Cách đặt tên chương, tên các phần văn bản chẳng những tạo ra sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe mà còn khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Ái Quốc trong lĩnh vực văn học.
Ý nghĩa của Thuế máu
Trong những năm bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chủ Tịch không chỉ học tập, rèn luyện, tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc mà Người còn đấu tranh, đấu tranh bằng nhiều hình thức mà một trong số đó là bằng ngòi bút. Người đã dùng ngòi bút của mình để vạch trần sự xấu xa, đê hèn của những tên thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” viết bằng tiếng Pháp năm 1925 và đoạn trích gây ấn tượng nhất về tội ác của chúng với những người dân thuộc địa đó là “Thuế máu”. Đây là một nhan đề vô cùng ấn tượng.
Mới đầu, nhan đề này có thể gây sự rung rợn cho cả người đọc và người nghe. “Thuế” có lẽ là định nghĩa không còn xa lạ gì đối với chúng ta bởi “thuế” đã ra đời từ rất lâu và tồn tại như một quy luật tất yếu khách quan của xã hội loài người, nó là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Có điều trước nay ta chỉ nghe có thuế đường, thuế đất,… và của cải nộp quy đổi ra tiền, những vật ngoài thân chứ chưa từng nghe “thuế máu” bao giờ. Phải chăng có chế độ bạo tàn tới mức mà người dân phải nộp thuế bằng chính máu của mình?
“Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân. Khi mang mác khai hóa, mở mang văn minh đối với các nước đô hộ để ra sức bóc lột, đàn áp những người dân thuộc địa, những tên thực dân chả khác nào những con “quỷ hút máu” đã ép người dân thấp cổ bé hỏng phải mang không chỉ là của cải vật chất mà còn là sức khỏe, tính mạng của bản thân ra để nộp cho chúng. Chúng đăt ra đủ mọi loại thuế vô lí để vắt kiệt của cải nhân dân, coi mạng người như cỏ rác chỉ biết làm việc cho chúng trong trạng thái bẩn thỉu và luôn bị đánh đòn mà vẫn phải cam chịu. Chúng thậm chí mang họ ra trở thành những tấm bia đỡ đạn trên những chiến trường phi nghĩa mà chúng gây ra. Và sự trả giá bất công ấy như một thứ thuế, “Thuế máu” này không phải chỉ người An Nam nói riêng mà tất cả người dân các nước thuộc địa đang phải từng ngày trả vô điều kiện cho chúng.
“Thuế máu” là nhan đề dùng với lối nói châm biến, đả kích kịch liệt, thứ thuế dã man này ra đời chính là sự phản ánh số phận bất hạnh của những người dân nước thuộc địa đồng thời là sự tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Phải dùng đến từ “máu” cho thấy đây là một thứ thuế tàn nhẫn nhất, ghê gớm nhất, phũ phàng nhất, thứ thuế mà nộp cũng nắm chắc mất mạng, không nộp cũng không yên khi những tên thực dân tàn bạo muốn gây chiến tranh hay hành hạ người dân thuộc địa. Qua nhan đề, ta còn nhận thấy thái độ căm phẫn, tố cáo quyết liệt bọn thực dân pháp và thể hiện niềm xót xa thương cảm đối với nhân dân lao động bị áp bức bóc lột của tác giả. Thông qua đó, Người không chỉ thức tỉnh, kêu gọi sự vùng dậy, đấu tranh của các nước thuộc địa để dành tự do độc lập mà còn vạch trần, tố cáo tội ác của chế độ thực dân cho những người Pháp yêu chuộng hòa bình nói riêng và người dân thế giới nói riêng thấy.
“Thuế máu” quả là một nhan đề vô cùng ấn tượng, nó gây cho ta niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận thảm thương của người dân các nước thuộc địa cùng sự căm hờn với chế độ thực dân tàn bạo. Đó cũng chính là tài năng, bút lực xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc.
ngày 100 tháng 1111111111111111111111111111111111 chứ !!
hôm nay mới là ngày 1/4 mà