K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 6 2019

Câu ghép: Sách là kho tàng quý báu .... tiến hóa học thuật của nhân loại.

Kiểu quan hệ: hai vế câu có quan hệ tương đương.

23 tháng 6 2019

Thuật ngữ là bộ phận từ vựng dùng để biểu đạt những khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một nghành khoa học xác định

23 tháng 6 2019

Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa hoc, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại. "Ngắm trăng" là bài thơ số 20, được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù". Tác phẩm được viết theo thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, giản dị nhưng hàm súc, mở ra thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú của Bác trong hoàn cảnh tối tăm gian khổ của ngục tù.

Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng khôn ngờ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền tàu Tưởng bắt giam vô cowsvaf giải qua 30 mươi nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa trong hơn một năm trời. Người viết tập thơ "Nhật kí trong tù" để nhằm múc đích giải khuây nhưng qua tập thơ, người đọc vẫn thấy được chân dung tâm hồn con người Hồ Chí Minh - một tinh thần lạc quan, một phong thái ung dung thanh thản, một bản lĩnh thép cứng cỏi phi thường của người chiến sĩ cộng sản và một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm yêu thương con người, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù nhưng trước vẻ đẹp của ánh trăng đêm, Bác đã thoát khỏi xiềng xích gông cùm của cảnh tù mà vượt ngục bằng tinh thần đến với thiên nhiên tự do mênh mông khoáng đạt. Có thể nói, bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tâm thế: "Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao" của Người.

Trước hết hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về hoàn cảnh trong chốn ngục tù và nỗi niềm băn khoăn mộng mơ của người nghệ sĩ:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

dịch thơ:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Điệp từ "vô" (không) được nhắc lại hai lần có tác dụng nhấn mạnh đến những cái không có đáng lẽ ra không thể thiếu trong lúc này: không rượu, không hoa. Và đối lập với cái không bên trên là "cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ hai "nại nhược hà?" (như thế nào) thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước "cảnh đẹp": không có rượu, cũng chẳng có trăng để thưởng ngoạn trăng đêm cho trọn vẹn thì biết làm sao?. Sự tiếc nuối, băn khoăn là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, ngây ngất và khát khao được đằm mình cùng với ánh trăng. Vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chữ, câu thơ vừa cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh, lại vừa cho thấy một bản lĩnh thép của ngừoi chiến sĩ cộng sản. Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.Lời thơ đã cho thấy một tâm hồn thanh cao, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù Hồ Chí Minh.

Và khi phải đứng trước cảnh đẹp mà không biết phải ứng xử làm sao vì thiếu thốn đủ điều, Bác đã tìm đến cách giải quyết hoàn cảnh đó thật khéo léo, chân tình: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, lấy tình yêu với trăng mà đối lại với vầng trăng - người bạn tri kỉ của mình. Đó là cách ứng xử đầy nghĩa tình, đầy lãng mạn, mộng mơ:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Qủa là một cuộc kì duyên hội ngộ!. Bất chấp cả không gian xung quanh, của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì hướng ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Một không gian hoàn toàn tĩnh lặng trong những phút giây giao hòa mãnh liệt nồng nàn giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ cuối đã làm cho vầng trăng trở nên có tâm hồn, có ánh mắt, có dáng hình cụ thể và cũng biết đồng cảm, sẻ chia để trở thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Thật là một khoảnh khắc lãng mạn, giàu chất thơ, chất họa, ánh trăng đã xoa tan đi cảnh ngục tù tăm tối, làm cho hồn người trở nên sáng trong, thanh bạch. Câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với cảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, thật ấm áp, tươi vui, thể hiện sự giao cảm đặc biệt của người với trăng.

"Ngắm trăng" mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối). Còn vẻ đẹp hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...

Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, chỉ có 28 chữ cái rất ngắn gọn, cô đúc nhưng đã khắc họa thành công một bức chân dung tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản: yêu thiên nhiên với tinh thần lạc quan, manh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt. Đó là chất thép trong bài thơ hay chính là chất thép trong bản lĩnh nghị lực phi thường của người chiến sĩ vĩ đại - Hồ Chí Minh.

Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những mơ ước tương lai, là kết tinh những phẩm chất quí giá của lịch sử và thời đại. Cho nên ở “Nhật kí trong tù” có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian, nhưng cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống, cốt cách á đông mà vẫn hiện đại : Bài “Ngắm trăng” tiêu biểu về đặc sắc nghệ thuật này của thơ “Nhật kí trong tù” : Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Không biết tự bao giờ, ánh trăng đã toả sáng bàng bạc trong hầu hết những bài thơ phương Đông. Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa của vầng trăng trở thành một “mô típ trữ tình”, bởi sự gần gũi với tâm hồn con người á đông - một sự hoà quện, đồng cảm tự bên trong giữa con người và thiên nhiên. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng - khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và huyền diệu của ánh trăng ? ... Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp. Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn. Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống : ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách á đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này. Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu : một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống ; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Bài thơ ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Mỗi khi nghe thấy đâu đó vọng lên câu ca dao ấy, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về người mẹ thân yêu của mình. Mẹ tôi đã chịu bao nhiêu đớn đau, khổ cực để sinh ra tôi. Và mẹ cũng đã dành cả cuộc đời để săn sóc, dõi theo tôi từng bước trưởng thành. Với tôi, hình ảnh mẹ mãi là hình ảnh đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất.

Năm nay, mẹ tôi đã bước qua tuổi 40. Tuy vậy, trông mẹ vẫn còn rất tươi trẻ. Trong mỗi khoảnh khắc quan trọng của cuộc đời, dù buồn dù vui, tôi đều nhớ đến bóng dáng của mẹ. Dáng người mẹ thanh mảnh, làn da trắng đã điểm những nếp nhăn. Mẹ là một người phụ nữ trẻ trung, năng động, nhiệt huyết nhưng đằng sau vẻ tươi tắn đó là sự hi sinh to lớn để nuôi nấng tôi. Cũng chính vị vậy mà đôi bàn tay mẹ chai sạn, gầy gầy, xương xương. Nhưng không hiểu sao tôi lại muốn được ôm ấp, vỗ về trong đôi bàn tay ấm áp đó. Có lẽ, vì đôi bàn tay đó đã chịu bao nhiêu sự vất vả vì tôi chăng? Sự vất vả của mẹ còn thể hiện rất rõ qua những nếp nhăn, vết chân chim trên gương mặt mẹ. Khuôn mặt trái xoan cùng vầng trán cao và đôi lông mày ngang tạo nên nét thanh thoát riêng biệt của mẹ. Mẹ tôi có đôi mắt bồ câu đen láy, ánh lên sự hiền dịu, trìu mến. Nhưng khi tôi chưa vâng lời, đôi mắt ấy lại đượm buồn khó tả. Chiếc mũi mẹ cao dọc dừa, trông hài hòa với những nét vốn có của mẹ. Hình ảnh trên gương mặt mẹ để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là nụ cười. Nụ cười của mẹ rạng rỡ chính nhờ khóe miệng nhỏ nhắn, đôi môi trái tim và hàm răng trắng đều tăm tắp. Nụ cười ấy như ánh mặt trời ban mai, ấm áp, thân thiện, chan hòa và đầy tình thương yêu. Khi nào buồn, chỉ cần nhìn vào nụ cười động viên của mẹ, tôi lại có thêm động lực. Đôi lúc, nụ cười ấy lại tan biến, thay vào đó là những giọt nước mắt. Lúc đó, trông mẹ như một bông hoa đang úa dần, buồn đến lạ…! Nên tôi luôn thầm nhủ phải học thật chăm, thật giỏi để giữ mãi nụ cười trên đôi môi mẹ.

Là một người phụ nữ của gia đình nên tính cách mẹ tôi vừa hiền hậu vừa rất nghiêm khắc. Mẹ thức khuya, dậy sớm để chăm lo cho gia đình từng bữa ăn, giấc ngủ. Mỗi sớm thức dậy, tôi luôn cảm thấy thật hạnh phúc khi được ăn những món ăn mẹ nấu. Mẹ nhanh tay đảo thức ăn trong chảo. Mẹ nêm, nếm cẩn thận rồi múc ra bát, ra đĩa cho tôi. Ngày trước, tôi thường biếng ăn. Mẹ luôn bắt tôi ăn hết. Giờ thì tôi hiểu, mẹ cũng chỉ muốn tôi có sức khỏe tốt mà thôi. Mẹ thường dặn dò, hướng dẫn tôi trong việc học tập.

Có lẽ, ai trong chúng ta cũng yêu thương nhất người mẹ của mình. Người đã dành một đời để hi sinh vì con cái. Chính vì vậy, dù xưa hay nay, người ta vẫn luôn ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng. Tôi cũng rất yêu, rất thương mẹ và rất tự hào vì là con của mẹ.

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

Doraemon (ドラえもん Doraemon?), tên thường gọi tại Việt Nam là Đôrêmon, là một nhân vật thuộc loại robot phỏng hình mèo trong bộ truyện và phim hoạt hình cùng tên. Doraemon sinh ngày 3 tháng 9 năm 2112 (thuộc thế kỉ XXII). Cậu có thân hình béo tròn, da màu xanh lam (thực ra khi mới sinh cậu có da màu vàng), không có tai do bị chuột gặm mất. Ban đầu, cậu đến sống và giúp đỡ cho Nobi Sewashi (Nôbitô). Do thắc mắc hoàn cảnh sa sút của gia đình Sewashi, Doraemon dùng Cỗ máy thời gian quay lại quá khứ vào thế kỉ XX (20) để tìm hiểu lý do. Cậu đã phát hiện ra nguyên nhân là Nobi Nobita - cụ tổ của Sewashi - do hậu đậu vụng về nên sau này khiến cho đời sống con cháu cũng khó khăn theo. Vậy là Doraemon quyết định đến sống cùng Nobita để giúp đỡ, hướng dẫn và chăm sóc cậu ta trong những lúc khó khăn nhưng cũng hay thương Nobita. Cậu là một người hiền lành, hòa đồng với bạn bè mình.

Doraemon (ドラえもん Doraemon?), tên thường gọi tại Việt Nam là Đôrêmon, là một nhân vật thuộc loại robot phỏng hình mèo trong bộ truyện và phim hoạt hình cùng tên. Doraemon sinh ngày 3 tháng 9 năm 2112 (thuộc thế kỉ XXII). Cậu có thân hình béo tròn, da màu xanh lam (thực ra khi mới sinh cậu có da màu vàng), không có tai do bị chuột gặm mất. Ban đầu, cậu đến sống và giúp đỡ cho Nobi Sewashi (Nôbitô). Do thắc mắc hoàn cảnh sa sút của gia đình Sewashi, Doraemon dùng Cỗ máy thời gian quay lại quá khứ vào thế kỉ XX (20) để tìm hiểu lý do. Cậu đã phát hiện ra nguyên nhân là Nobi Nobita - cụ tổ của Sewashi - do hậu đậu vụng về nên sau này khiến cho đời sống con cháu cũng khó khăn theo. Vậy là Doraemon quyết định đến sống cùng Nobita để giúp đỡ, hướng dẫn và chăm sóc cậu ta trong những lúc khó khăn nhưng cũng hay thương Nobita. Cậu là một người hiền lành, hòa đồng với bạn bè mình.

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?

Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?

Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam?Nêu một vài phẩm chất của nhân vật phụ nữ ấy?

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

Câu 5: Đọc văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), ta thấy chú bé Hồng đã hai lần bật khóc. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Hồng trong hai tình  huống ấy?

Câu 6:  Nêu những điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ (trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc củaNam Cao?

Câu 7: Ở phần cuối truyện  Lão Hạc của Nam Cao, khi  đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?

1
1 tháng 7 2019

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.

Câu chuyện gợi ra khung cảnh về một vùng quê nghèo khó, một vùng quê có những hủ tục, có những người mẹ chồng gia trưởng, có những con người cứ tưởng rằng trái tim họ hóa đá nhưng vẫn đầy cảm xúc tình người. Cuộc đời mẹ điên chẳng ngày nào được sung sướng, tôi muốn trách tất cả những người trong câu chuyện, trách cái làng quê nghèo đã hắt hủi người mẹ điên, trách bà nội Thụ đã có những toan tính và đối xử thiếu tình người với mẹ, trách cha Thụ nhu nhược, và trách Thụ vì đã xem mẹ mình chỉ là một con điên vô dụng, cư xử với mẹ như một kẻ thù … Thế rồi khi nhìn lại, tôi mới hiểu ra và không muốn trách ai nữa…Vì đâu mà bà nội Thụ phải làm thế? Tất cả chỉ vì cái nghèo, cái hủ tục của vùng quê Trung Quốc, nó luôn đi liền với việc khó lấy vợ cho con, bà nội đã làm thế bởi bà thương con trai bà, bởi bà lo sợ rằng mẹ điên không biết nuôi con, sẽ lên cơn và vứt bỏ Thụ bất cứ lúc nào, vì dù sao mẹ cũng chỉ là một người đàn bà điên mà thôi …Ngay cả Thụ, Thụ cũng thế, tôi không trách Thụ nữa, vì tôi đã hiểu được những thái độ và hành động đó, nó xuất phát từ sự thất vọng ghê gớm về người mẹ mà Thụ chưa bao giờ nghĩ rằng đó là một người điên. Bất cứ ai trong mỗi chúng ta, khi còn bé nếu có một người mẹ điên vừa bẩn thỉu, vừa vô dụng giống như Thụ, chắc hẳn bạn cũng sẽ đối xử với mẹ mình như Thụ mà thôi có mấy ai hiểu được cái tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất của người mẹ điên dành cho con mình đâu ? Và tôi… tôi cũng thế …

Cứ ngỡ rằng Thụ sẽ chẳng bao giờ nhận mẹ, đến tiếng gọi “mẹ” Thụ cũng chẳng bao giờ cất lên dù chỉ là trong tâm trí, sự khinh bỉ mẹ mình khi không biết phân biệt đâu là cỏ, đâu là lúa luôn luôn hiện diện trong suy nghĩ lỗi lầm của Thụ. Thụ đã sai khi thốt lên một câu nói bất hiếu với mẹ mình: “cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!” đau lòng thay khi Thụ chẳng nhận ra rằng mình cũng không biết đâu là tình mẫu tử và đâu là sự khinh bỉ người điên. Nhưng càng về cuối câu chuyện, Thụ đã thay đổi suy nghĩ, đến cách cư xử với mẹ Thụ cũng thay đổi hẳn, tiếng gọi “mẹ” cũng đã cất lên trong tâm trí và cả lời nói, Thụ cảm nhận được một tình yêu mãnh liệt của người mẹ điên dành cho con trai mình, mẹ luôn sẵn sàng làm bất cứ việc gì cho con, chẳng màng gian nan cực khổ, bất chấp nguy hiểm hay phải hi sinh cả mạng sống của mình cho con, vì con chuyện gì mẹ cũng làm dù cho những hành động đó, có thể chỉ xuất phát trong vô thức. Có một câu nói trong truyện làm tôi nhớ mãi: “Và thật kì lạ, bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác.” Thế đấy, tình yêu của mẹ luôn tỉnh táo, một người mẹ điên có thể đi bộ hàng chục cây số, xuyên nắng, xuyên tuyết, xuyên cái rét thấu đến tận xương để mang thức ăn cho con mình suốt 3 năm trời ròng rã …

Nhưng cuối cùng thì sao một kết cục đau đớn đến với mẹ …Mẹ sống mà không một ngày được hưởng sung sướng, chịu đựng mọi sự khổ cực vì con, đến chết cũng vì con. Tim tôi như thắt lại khi đọc từng dòng chữ diễn tả cái chết của mẹ: “Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề”  Ông trời ơi sao lại nhẫn tâm đến thế, có quá bất công không, khi một người mẹ suốt đời chỉ biết sống vì con mình lại phải nhận một cái chết thảm thương như thế ! Cái chết tức tưởi của mẹ, cũng là cái cảm giác mà tôi như “chết lặng” đi …

Tình mẫu tử một tình cảm thân thuộc nhất của mỗi chúng ta, nhưng có mấy ai nhận ra điều đó, thứ tình cảm thiêng liêng nhất luôn được đề cao hơn bao giờ hết. Danh dự và sự nghèo khó có thể ngăn cản, nhưng chẳng thể nào ngăn cản mãi được, bởi dây yêu thương giữa mẹ và con là không thể nào đứt. Một điều đơn giản thế mà giờ đây cũng có những người không nhận ra, thật đáng xấu hổ cho những kẻ chà đạp lên một tình yêu thiêng liêng nhất đời người.

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.”

20 tháng 6 2019

a )    Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !

        Ngột làm sao, chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu !

b) Tác phẩm : Khi con tu hú 

Tác giả : Tố Hữu

c ) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải....

20 tháng 6 2019

a) Chép  tiếp các câu thơ :

'' Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu! ''

b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú , Của Tố Hữu.

c) Ý nghĩa:Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải......

d)       Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình. Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.

20 tháng 6 2019

1 đàn chuột điếc=chuột tai hỏng=chuột tai hư=chuột hai tư

= >24 con

trả lời:

24 con

học tốt

20 tháng 6 2019

Trả lời :

- Câu nghi vấn dùng để cầu khiến .

- Câu nghi vấn dùng để bộc lộ tình cảm .

- Câu nghi vấn dùng để khẳng định .

- Câu nghi vấn dùng để phủ định .

       - Study well -