K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Câu 10. (1 điểm) Trong văn bản có một câu văn gợi suy ngẫm: Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Em sẽ làm gì để gắn kết gia đình và rút ngắn khoảng cách thế hệ trong ngôi nhà? (trả...
Đọc tiếp

Câu 9. (1 điểm)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu.

Câu 10. (1 điểm)

Trong văn bản có một câu văn gợi suy ngẫm: Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Em sẽ làm gì để gắn kết gia đình và rút ngắn khoảng cách thế hệ trong ngôi nhà? (trả lời bằng đoạn văn từ 5 - 7 câu văn)

Bài đọc:

ÔNG NGOẠI

      (Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đậu phỏng vấn và đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ.) 

       Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng, mấy con cá vàng. Con hỏi: "Ngoại chăm sóc hoài không chán sao?", ngoại nói cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu".

       Mẹ cười:

       - Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem.

       (...)

       Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đầu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hòa tan nhau.

       (...)

       Hôm bữa Dung nói với ông:

       - Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?

       Ông nhìn Dung thật lâu: "Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn". Dung chột dạ: "Có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không?". 

       (...)

       Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi: "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo. Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường nhận lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. (...)

       Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi: "Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại". Dung nói với ông, ông gật đầu:

       - Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy.

       Dung tròn mắt:

       - Thật ư?

       Ông khẽ cốc đầu nó.

       - Đừng có khinh ngoại.

       Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mặt bánh, Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau; ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, bật nhạc dạo bài Tango "Xa vắng", Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm...

(Trích Ông ngoại, Nguyễn Ngọc Tư)

0
27 tháng 2 2024

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người để giữ cho không gian xung quanh chúng ta luôn sạch sẽ. Và chúng ta có thể làm mọi lúc mọi nơi như ở nhà em thường giúp mẹ quét dọn nhà cửa, ban công, vườn cây. Ở trường em cùng các bạn vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ. Em cảm thấy rất vui vì công việc mình làm thật ý nghĩa và giúp lan toả đến các bạn.

26 tháng 2 2024

Chiếc bàn của cô được phủ vải đỏ.

27 tháng 2 2024

Sân trường em có rất nhiều cây xanh.

26 tháng 2 2024

bảng , phấn , bàn

26 tháng 2 2024

Quạt,bàn,ghế

11 tháng 3 2024

Tối hôm ấy, tôi đã rất khó ngủ, háo hức. Vì ngày mai, tôi sẽ cùng gia đình đi về quê ăn Tết cùng họ hàng.

      Vào buổi sáng sớm ngày 29 Tết, tôi cùng gia đình lăn bánh về quê. Trên xe có rất nhiều tiếng nói, tiếng cười. Mọi người cùng kể lại những chuyện vui hồi năm ngoái. Ai cũng nhớ lại những khoảnh khắc đẹp của mình. Tôi về quê không chỉ trong sự chào đón của ông bà ngoại. Mà còn có cả những người hàng xóm xung quanh. Con người ở quê tôi đều giản dị, thật thà mà hiếu khách, gần gũi. Tôi còn nhớ buổi sáng đầu tiên, tôi cùng ông ra vườn dạo chơi. Khu vườn nhà rộng lớn với biết bao cây trái. Những khóm rau xanh mướt và những hàng trái cây như táo, xoài, cam… Bầy chim hót lanh lảnh trên ngọn cây cao. Ngồi trong vườn, tôi lắng nghe những âm thanh quen thuộc của làng quê. Sau đó, hai ông cháu còn tưới tắm cho cây cối trong vườn. Buổi trưa, tôi được ăn một bữa no nê, toàn những món ăn thôn quê nhưng ngon vô cùng. Buổi chiều, tôi cùng chị ra đồng để thả diều. Gió trời lồng lộng khiến diều của tôi bay cao vun vút. Tối đến, cả nhà cùng ăn bữa cơm và cùng nhau xem phim trên ti-vi. Đến đêm, ai về phòng của người nấy, tôi ngủ cùng bố mẹ và chị tôi.

       Sáng sớm hôm 30 Tết, con gà trống reo lên thật to" ò ó o" đánh thức mọi người dậy. Mẹ và bà đã dậy từ sớm để đi mua thức ăn. Khi mọi người thức dậy, đi xuống bếp đã thấy thức ăn được bày biện trên bàn rất đẹp mắt. Ăn xong, tôi phụ mẹ và bà dọn dẹp bát đũa. Trong khi tôi đang dọn dẹp cùng mẹ và bà. Bố, chị và ông đã tranh thủ gói bánh chưng để cúng ông bà, tổ tiên. Xong việc, cả nhà cùng quây quần bên nồi bánh chưng, trò chuyện với nhau. Đến tối, gia đình tôi cùng đón giao thừa. Ông bà đã chuẩn bị cho chị em tôi 1 bất ngờ, đó là pháo bông. Tôi cùng chị để pháo bông ra nơi bằng phằng. Bố đốt lửa cho pháo bông. "Boom" tiếng nổ làm tôi rất vui. Tuy có chút sợ hãi, những nó khiến tôi đắm chìm trong cuộc vui của gia đình. Chơi xong, cả nhà tôi cùng thắp nhang lên bàn thờ ông bà, cầu mong gia đình vui vẻ, khỏe mạnh và luôn hạnh phúc. Xong việc cả nhà cùng đi ngủ.

        Vào các ngày 1,2,3 Tết Nguyên Đán, tôi cùng gia đình đi thăm họ hàng, chúc Tết, nhận lì xì.

Câu 9. (1,0 điểm) Tìm 1 từ láy được sử dụng để miêu tả Chiếc Lá. Phân tích tác dụng của từ láy đó. Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu bài học em rút ra từ câu chuyện, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó. Bài đọc: CHIẾC LÁ            Chim Sâu hỏi Chiếc Lá:            - Lá ơi! Hãy kể...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm) Tìm 1 từ láy được sử dụng để miêu tả Chiếc Lá. Phân tích tác dụng của từ láy đó.

Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu bài học em rút ra từ câu chuyện, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Bài đọc:

CHIẾC LÁ

           Chim Sâu hỏi Chiếc Lá:

           - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

           

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

           - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

           - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

           - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

           - Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

           - Thế thì chán thật! Bông Hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

           

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.

(Theo Những truyện hay viết cho thiếu nhi, Trần Hoài Dương,

NXB Kim Đồng, 2019)

0
Phần I (6,0 điểm) Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương có viết: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2019) Câu 1. (1,0 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ. Cảm xúc ấy được biểu hiện theo trình tự nào?...
Đọc tiếp

Phần I (6,0 điểm) Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương có viết:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2019)

Câu 1. (1,0 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ. Cảm xúc ấy được biểu hiện theo trình tự nào?

Câu 2. (1,0 điểm) Sự thật là Bác đã ra đi nhưng vì sao trong bài thơ, nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?

Câu 3. (3,5 điểm) Dựa vào những câu thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và phép nối (gạch chân và chú thích rõ).

Câu 4. (0,5 điểm) Trăng là người bạn tri kỉ trong thơ của Bác. Hãy chép lại chính xác một câu thơ của Bác có hình ảnh vầng trăng và cho biết tên tác phẩm.

0