cho mk hỏi trang web j mà vào trả lời cuối tháng đc tiền nhỉ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ TRONG CUỘC SỐNG
Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?
Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.
Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.
Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.
Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.
hok tốt ~
a ) 7 câu thơ tiếp :
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy,nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm,liễu hờn
b ) 2 hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên :
+ Mặt trăng ( mặt tròn trĩnh như trăng rằm )
+ Hoa ( cười tươi như hoa)
+ Ngọc ( giọng nói trong như ngoc)
Go More Green - Hôm nay tôi sống xanh hơn . Chủ đề Giờ Trái Đất năm 2018 . Biến đổi khí - trước đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất của Nhân loại trong thế kỉ 21 và trong tương lai . Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gia tăng là mối lo ngại của hầu hết các Quốc Gia trên Toàn cầu, Việt nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Mỗi năm GDP thiệt hại khoảng 1,5% do thiên tai và tác hại của biến đổi khí hậu. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ tăng khoảng 0,7* C, mực nước biển dâng 20 cm. Hiện tương EI - Nino, La - Nina ngày càng tác động tới Việt Nam. Hiện tượng nóng lên toàn cầu- Băng Tan- Mực nươc biển dâng, Trước khi Trái Đất ngừng Quay thì đã bị con người hủy diệt hành tinh này bằng những khí độc , Xi măng cốt thép do các nhà máy làm ra rồi. Trước đây, Khắp nơi trên Trái đất được phủ một màu xanh vậy mà có thể trong tương lai sẽ trở thành một hành tinh đen- không có sự sống - chúng ta đang tuej hủy hohoaijoongf loại của mình
Giờ Trái đất nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững. Chiến dịch Giờ Trái Đất góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.
Bến Quê là 1 tác phẩm đầy triết lý của nhà văn Nguyễn minh Châu. Tác giả đã ghi lại những biến chuyển hết sức tinh vi trong tâm trạng nhân vật Nhĩ - một con người từng trải , từng đi khắp nơi tận cùng của Trái Đất nhưng cuộc đời bị căm bệnh hiểm nghèo buộc chân anh vào giường bệnh. Và những vẻ đẹp gần gũi, bình dị của gia đình, của quê hương có lẽ lúc này anh mới nhận ra được. Trong hoàn cảnh đặc biệt này.
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà văn Quân đội, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. "Dấu chân người lính" (tiểu thuyết), “Những vùng trời khác nhau" (tập truyện ngắn) được xem là những bài ca chiến trận thấm đượm chất sử thi và màu sắc lãng mạn.Sau năm 1975, các tác phẩm: “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Bến quê” “Cỏ lau” là những thành công về tìm tòi đổi mới trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Thân phận, số phận con người, những mơ ước bình dị, cuộc sống quanh ta, những vui buồn, ánh sáng và bóng đen, v.v... được ông nói đến với bao khơi gợi, rất nhân văn, đầy tình người. Trang văn Nguyễn Minh Châu giàu ý vị triết lí và đa nghĩa.Truyện ngắn “Bến quê’" in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985.Qua nhân vật Nhĩ, một người từng trải đang ốm nặng, sắp lìa đời, tác giả gửi gắm bao suy ngẫm cảm động về con người về cuộc đời, thức tỉnh lương tri đồng loại không nên sống dửng dưng, hờ hững mà phải biết trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc bình dị của cuộc sống, của gia đình và quê hương.
What , cái gì Tiểu học mà yêu đương , tui THCS còn chẳng dám
là kho tàn tri thức giúp con người hiểu biết sâu xa hơn
tiếp thêm kiến thức
Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”. Sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là kho của vô tận. Sách giúp chúng ta biết đến những phát minh vĩ đại của các nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn, Niu-tơn, của người Ai Cập, người Hi Lạp cổ đại biến những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... trở thành tài sản vô giá của nhân loại. Chỉ trong những trang sách đó, thế hệ sau có thể hiểu được những gì ở thế hệ trước đã làm, được kế thừa và tiếp tục phát triển thành khoa học kỹ thuật, áp dụng cho đời sống con người trở nên văn minh, hiện đại hơn.
Sách còn có vai trò rất lớn đối với việc giáo dục nhân cách con người. Nhờ có sách, con người mới thực sự người hơn. Mỗi cuốn sách đều thể hiện giá trị nhân văn cao cả. Bởi từ sách, các tác giả đã gửi gắm tâm hồn, những tâm tư, tình cảm, khát vọng … trong cuộc sống và trong mọi mối quan hệ xã hội, để từ đó giúp người đọc hiểu, cảm nhận và thay đổi chính mình cũng từ trang sách. Có thể nói Sách chính là “người thầy vĩ đại”, có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... của con người. Sách giúp con người cảm nhận được tình yêu thương con người, cho ta hiểu biết về các giá trị văn hóa, xã hội và giá trị của cuộc sống… kiến thức đó có trong thơ ca, những tác phẩm văn học qua các giai đoạn phát triển của mỗi đất nước.
Sách có vai trò quan trọng đối với đời sống và nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy, không ai trong chúng ta phủ nhận những giá trị đó. Mỗi người đều cần phải tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Giữa những bộn bề của cuộc sống, bận rộn của công việc nhưng bạn đừng quên mang theo sách bên người. Hãy đọc lúc nào bạn có thời gian rảnh, hoặc bớt đi thói quen dành phần lớn thời gian cho lướt web, tán gẫu với bạn bè trên facebook, zalo hay skype… dù chỉ 5 hay 10 phút trong ngày. Kiến thức bạn đọc trên sách với những giây phút ngắn ngủi đó sẽ cho bạn một kho tri thức vô giá được vun đắp trong suốt cuộc đời của mình.
Để đọc sách có hiệu quả, trước tiên, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Đọc những loại sách mình yêu thích, loại sách giúp ích cho công việc, cho bản thân được nhìn nhận về thế giới quan, nhân sinh quan một cách khách quan, cởi mở. Cách đọc mang lại hiệu quả nhất là cần có sự chuyên tâm và tập trung. Người đọc không nên cố nhớ, cố vận dụng những gì sách viết mà hãy cùng phân tích, đánh giá những điều đó dựa trên cách nhìn nhận của mình đối với xã hội hiện tại. Điều đó có nghĩa rằng bạn đang thấm, đang hiểu và sẽ có sự thay đổi của mình mỗi khi đọc sách.
Sách là kho tàng tri thức được đúc kết qua dòng thời gian của lịch sử. Qua sách, chúng ta có thể trở về quá khứ, nhìn lại chính mình và rồi tiếp bước đến tương lai. Với biết bao lợi ích từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Hãy nâng niu, trân trọng sách và coi đó là người thầy vĩ đại, dạy cho ta cách ăn, cách nói, cách sống… để cuộc đời trở nên rộng mở và đẹp hơn trong tâm hồn.
“Kể từ sau vụ khủng bố 11/9, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trở nên vô cùng xấu. Sự kiện ấy đã khiến nhiều người Mỹ có định kiến không tốt về người Nga. Trong bài luận này, tôi sẽ….”. Tôi cười sặc sụa khi đọc được đoạn mở đầu này trong một bài luận của sinh viên. Tôi vẽ một vòng tròn đỏ gọn gàng quanh chữ “Nga” kèm lời phê “Em xem lại kiến thức phần này nhé. Cấu trúc bài thì OK nhưng kiến thức chưa chắc chắn”. Đang hoan hỉ với lời nhận xét của mình thì tôi bị giật mình bởi giọng nói sang sảng của thầy:
-Mai, em có thấy cậu sinh viên Martin đến gặp em không?
-Em gặp cậu ấy rồi. Cậu ấy hay đến các giờ văn phòng của em để hỏi bài. Trước khi nộp bài luận, cậu ấy còn mang dàn ý đến cho em góp ý. Hôm kia, Martin đến hỏi em mấy câu hỏi để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kỳ.
Martin là cậu sinh viên người Mỹ mắt sáng, thông minh, hay nói và rất nhiệt tình trong học tập. Cứ có chỗ nào không hiểu là cậu lại vác sách đến nhờ tôi giải đáp. Nếu vẫn chưa rõ, cậu cũng chẳng ngần ngại email cho tôi để hỏi cho thật tường tận mới thôi. Tôi rất quý em sinh viên này. Khi tôi đưa điểm bài kiểm tra cuối kỳ lên website, chỉ mấy phút sau, tôi nhận được email của Martin “Có thật, em được 97 điểm không ạ? Vậy là A ạ. Em cảm ơn rất nhiều!” Tôi trả lời lại: “Đúng vậy, em đã rất chăm chỉ và cố gắng kỳ học vừa qua. Chúc mừng em”.
-Martin đã rất chịu khó kỳ vừa qua. Cậu ấy bắt đầu không được tốt lắm, nhưng thầy rất phục những nỗ lực của em ấy. Có gì em lưu ý khi chấm bài cho cậu ấy nhé.
-Vâng ạ, thầy cứ yên tâm. Những em sinh viên nào chăm chỉ và cố gắng, em đã ghi lại tên vào một cuốn sổ riêng rồi ạ.
Thầy gật đầu, hài lòng chào tôi, và rời đi. Chưa được nửa phút, tôi đã thấy thầy chạy vội lại và nói với tôi:
-Phương châm dạy của thầy là luôn động viên và khuyến khích sinh viên. Ngày trước, thầy có một trợ giảng có “triết lý” rất khác thầy. Bạn ấy quan niệm rằng “yêu là phải cho roi cho vọt, muốn sinh viên giỏi phải phê bình, chỉ trích”. Thầy hoàn toàn không đồng ý! Kết quả là, sau bài thi thử đầu tiên, hơn 1/3 sinh viên xin rời lớp. Em hãy cố gắng luôn động viên sinh viên nhé. Thế sinh viên mà bài giữa kỳ được điểm 0 thế nào rồi em?
-À, em ấy cũng đến gặp em khoảng hai lần rồi ạ. Nghe lời thầy, em cũng động viên em ấy rất nhiều. Em nghĩ em ấy có học bài, nhưng chưa biết chọn lọc thông tin để trả lời câu hỏi. Em nói với em ấy rằng, điều đó không phải hiếm đối với sinh viên năm đầu. Em cũng yêu cầu em ấy đến gặp em để em xem qua dàn bài bài luận trước khi nộp. Và em ấy đã viết tốt hơn rất nhiều.
-Thế tốt rồi, đối với những sinh viên có cố gắng, đừng bao giờ ngần ngại tặng cho họ những lời động viên, khuyến khích.
Có lẽ bài học lớn nhất tôi học được sau một kỳ làm trợ giảng là học cách động viên, khuyến khích người khác và học cách sử dụng từ ngữ làm sao để tăng sự tự tin, lạc quan của người nghe. Nếu bạn biết tôi ngoài đời trước đây, có thể bạn đang trợn tròn mắt ngạc nhiên. Tôi không phải là người thật sự khéo léo với từ ngữ, đôi khi tôi lỡ lời nói một điều gì đó làm người nghe cảm thấy không hài lòng. Tôi cũng không phải là người hay động viên và khen ngợi người khác. Có thể tôi rất yêu quý và trân trọng một ai đó, nhưng những lời nói “hoa mỹ”, động viên vẫn bướng bỉnh không chịu thoát ra khỏi miệng tôi. Tôi đã từng nghĩ rằng, mình cứ sống thật là mình, mình chân thành thì dù mình không khéo cho lắm cũng không sao. Nhưng dần tôi hiểu rằng, tại sao mình không hào phóng cho đi những lời khen ngợi, và động viên người khác. Điều này lại càng quan trọng trong giáo dục. Một lời chê, một lời phê bình thiếu tế nhị có thể giết chết sự tự tin của một học sinh, một sinh viên, một con người.
Tôi chợt nhớ đến những buổi họp phụ huynh ngày còn nhỏ. Mọi khuyết điểm và “lỗi lầm” của học sinh sẽ được đem ra bàn luận trước tất cả phụ huynh. Học sinh nào có nhiều “sai phạm” là y rằng sẽ bị phân tích rất gay gắt và nặng nề. Có lần, đi họp phụ huynh về, mẹ nói với tôi “đừng chơi với bạn X, vừa học dốt vừa hư”. Giờ đây nghĩ lại, tôi thấy thật tội nghiệp cho những ai giống bạn X. Thử tưởng tượng một đứa trẻ, tính cách còn chưa thành hình thành khối, bị nhận xét giữa công chúng rằng nó dốt, nó không có năng lực, đứa trẻ ấy sẽ thế nào? Câu trả lời có lẽ ai cũng hiểu phải không? Đừng nghĩ rằng, chỉ cần ta thật sự yêu thương thì ta cứ tha hồ vô tư “cho roi cho vọt”. Biết đâu những vết roi vọt ấy lại tạo thành những vết sẹo không bao giờ lành? Thay vào đó, nếu giáo viên nói riêng với phụ huynh và động viên em “em còn chưa tốt điểm này, nhưng cô tin rằng nếu em chăm chỉ, em sẽ làm được”. Kết quả sẽ khác lắm!
Càng ngày tôi càng hiểu rằng, giáo dục xét cho cùng không phải là công cụ để chỉ ra ai giỏi, ai dốt, để phê bình chỉ trích, mà là để phát huy những tiềm năng trong mỗi còn người. Vì lý do này, tôi phản đối việc dán điểm của học sinh, sinh viên trên bảng tin toàn trường hoặc đưa điểm lên mạng mà tất cả mọi người có thể xem được. Thử nghĩ xem nếu một sinh viên bị điểm kém, và tất cả sinh viên trong trường đều có thể nhìn thấy, em ấy sẽ nghĩ thế nào? Tôi vẫn nhớ những lời đồn đại “đứa đấy học dốt”, “nó không thông minh”. Ngày trước tôi cũng hùa theo những lời nói ấy. Nhưng giờ đây khi đã đọc, học và tham gia vào quá trình giảng dạy, tôi tự đặt cho mình những câu hỏi “thế nào là thông minh?”, “Liệu có một tiêu chuẩn nào để đánh giá sinh viên này thông minh hơn sinh viên kia?”, “Giỏi toán/lý/hoá/anh là thông minh hơn những người không giỏi”, “thông minh là lập tức đưa ra câu trả lời mà ..chưa cần nghĩ?”, “không học mà vẫn…thi đỗ là thông minh?” Với tôi của hiện tại, tất cả những định nghĩa về học sinh giỏi, học sinh thông minh như thế thật vô cùng nông cạn. Tôi đã từng chia sẻ rất nhiều lần một quan điểm trên trang blog này, và hôm nay tôi muốn nhắc lại một lần nữa: Tôi tin sâu sắc rằng, đằng sau mỗi cá nhân đều có một năng lực nào đó, mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một tiềm năng. Và một lời động viên, một câu khen ngợi khích lệ đúng lúc biết đâu sẽ khiến cái tiềm năng ấy không còn bướng bỉnh trốn tránh nữa!
Để tôi kể cho bạn chuyện này nhé. Mấy năm trước, khi đang dự lễ tốt nghiệp của khoá sinh viên năm ấy, bố mẹ của một sinh viên (cả hai đều là luật sư thành đạt) tìm thầy và nói lời cảm ơn “Nhờ có thầy mà cháu mới có được ngày hôm nay. Thầy đã động viên cháu rất nhiều. Trong năm đầu đại học, bài thi giữa kỳ môn của thầy, cháu chỉ được điểm C. Cháu vẫn còn nhớ, thầy đã động viên “em có thể đạt được điểm A”. Chỉ một câu nói ấy thôi, cháu đã tự tin và nỗ lực rất nhiều”.
Thầy nói với tôi:
-Thầy thật sự không nhớ mình đã nói thế với cậu học sinh ấy. Nhưng thầy rất vui, vì chỉ một câu nói đơn giản ấy thôi đã có thể giúp cậu ấy rất nhiều. Kể từ ấy, thầy luôn lên lớp với triết lý: LUÔN KHUYẾN KHÍCH VÀ ĐỘNG VIÊN HỌC SINH CỦA MÌNH.
Câu chuyện của thầy đã chạm vào sâu thẳm cảm xúc trong tôi. Đã có một khoảng thời gian dài, tôi loay hoay đi tìm bản thân mình. Những câu hỏi như “tôi thực sự giỏi cái gì?”, “ước mơ của tôi là gì?”, “điểm mạnh của tôi là gì?”, vân vân và vân vân, đằng đẵng bám theo tôi. Tôi chợt nhận ra những “thiếu tự tin”, những hoài nghi về chính bản thân mình không chỉ bắt nguồn từ cách người lớn đã từng so sánh tôi với người khác khi tôi còn là một đứa trẻ, mà còn vì tôi đã không nhận được lời động viên, khích lệ khi cần thiết.
Tôi thường nghe người ta “nguỵ biện” mỗi khi phê bình, chỉ trích hoặc giao tiếp một cách thẳng thắn thiếu tế nhị rằng: Yêu thì mới cho roi cho vọt, nói khó nghe thế thôi nhưng sâu thẳm lại nhiệt tình tốt bụng. Bây giờ tôi nhận ra, tất cả những điều ấy chỉ là vỏ bọc hoàn hảo cho sự bất lịch sự và thiếu nhạy cảm trước cảm xúc của người khác. Giờ đây tôi hiểu rằng, nói thẳng những khuyết điểm và chê bai thì dễ đấy, nhưng chỉ để vuốt ve cái tôi của ta thôi. Còn nói làm sao để người khác thấy được những nhược điểm của họ, nhưng lại có thể khích lệ họ tiến lên, khiến họ không mất tự tin lại là cả một nghệ thuật. Một nghệ thuật có lẽ ta phải học cả đời.
Trong khoá học Research Design, chúng tôi có một bài giảng về cách đưa ra nhận xét đối với nghiên cứu của đồng nghiệp. Nhiều người cho rằng, khoa học chỉ cần chính xác, cần gì phải lựa lời ăn tiếng nói khi đưa ra nhận xét: Sai thì chỉ trích là sai, đúng thì bảo là đúng thôi. Giáo sư của tôi lại có quan điểm khác: trong giới khoa học, những giáo sư được tôn trọng nhất lại là những người vừa giỏi chuyên môn, vừa khéo léo, tế nhị khi làm việc với sinh viên và những nhà nghiên cứu trẻ mới vào nghề. Họ nhận xét những công trình nghiên cứu của người khác một cách lịch sự, đầy tính xây dựng, và luôn khiến người được nhận xét cảm thấy khích lệ động viên và tôn trọng. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Xét cho cùng, làm khoa học hay bất cứ ngành nghề gì, ta cũng chẳng tránh được mối quan hệ giữa người và người!
Mấy hôm trước, tôi nhận được email của cậu sinh viên Martin “cảm ơn cô đã luôn khuyến khích động viên em trong học kỳ vừa qua. Thật vui vì được làm việc cùng với cô. Nhờ có những lời động viên của cô mà em mới tin mình có thể học để đạt được điểm A”. Tôi xúc động lắm, tôi không ngờ những lời động viên của mình có thể khiến cậu ấy cố gắng đến thế.
Nếu bạn cũng có niềm tin như tôi, hãy cùng tôi bắt đầu năm mới bằng cách trao đi những lời khích lệ, động viên bạn nhé. Nếu ai đó sẻ chia với bạn ước mơ của họ, đừng bắt đầu bằng “bạn không làm được đâu”, “làm thế để làm gì”, “khó lắm, làm sao làm được”. Ta không bao giờ biết được những lời ấy có thể để lại một vết sẹo lớn thế nào trong lòng người khác. Ta hãy nói “tôi tin bạn làm được”, “bạn có năng lực mà”. Nếu ta thấy họ còn thiếu kỹ năng gì thì đừng nói “không biết làm ABC, mà cũng đòi làm XYZ”. Hãy nói “nếu bạn cố gắng hoàn thiện kỹ năng ABC, tôi tin bạn sẽ làm được những điều bạn muốn”. Tôi tin một cách sâu sắc rằng, ta đừng bao giờ nói với một đứa trẻ, một sinh viên, một học sinh rằng “em/con không thể làm được điều ấy đâu”, “em/con dốt, không giỏi như bạn này bạn kia”. Đó chẳng khác nào một nhát dao cắt vào sự tự tin của người khác!
Cảm ơn bạn đã đọc tâm sự của tôi đến những dòng cuối cùng. Chúc bạn một thứ hai thật nhiều niềm vui!
Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.
Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.
Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...
Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.
Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:
“Cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nơi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”
Đến tuổi tới trường:
“Con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.
Và khi con trưởng thành:
"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…”.
Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:
“Dù ở gần con
Dù ờ xa con
Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con"
Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"
Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.
“Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”
Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.
Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.
Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.
“Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-ve-bai-tho-con-co-cua-che-lan-vien-c36a1554.html#ixzz5CokHHyCS
Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.
Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.
Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...
Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.
Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:
“Cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nơi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”
Đến tuổi tới trường:
“Con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.
Và khi con trưởng thành:
"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…”.
Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:
“Dù ở gần con
Dù ờ xa con
Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con"
Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"
Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.
“Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”
Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.
Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.
Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.
“Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.
I. Mở bài:
- Là nhà thơ dân tộc Tày, thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Ra đời năm 1980, “Nói với con” là một trong những bài thơ hay nhất của ông.
- Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” – của con người quê hương miền núi.
II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):
- Tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Y Phương, bài thơ “Nói với con” gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người – gia đình và quê hương – đó là nôi êm tổ ấm nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con – đó là cội nguồn của hạnh phúc. Để rồi từ trong những ngọt ngào của kỉ niệm quê hương, người cha nói với con những đức tính tốt đẹp của người đồng mình.
2. Phân tích, cảm nhận những vẻ đẹp ( đức tính tốt đẹp ) của người đồng mình:
a. Người đồng mình đáng yêu bởi sự giản dị và tài hoa:
- Trên quê hương thơ mộng nghĩa tình, người đồng mình hiện lên trong cuộc sống lao động cần cù mà tươi vui:
"Người đồng mình yêu lắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát".
+ Giọng thơ vang lên đầy thiết tha và tự hào. “Người đồng mình” là người bản mình, người quê mình – Y Phương có cách gọi rất độc đáo, rất gần gũi và thân thương về những con người quê hương.
+ Với hình thức câu cảm thán, người đọc cảm nhận lời tâm tình được cất lên tự đáy lòng thương mến của người cha về người đồng mình.
+ Họ đáng yêu bởi họ là những con người yêu lao động. Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, họ đã “đan”, “cài”, “ken”… cuộc sống như nở hoa dưới đôi bàn tay cần cù, sáng tạo của họ…
=> Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, nhà thơ giúp ta hình dung được hình ảnh đáng yêu của người đồng mình giữa núi rừng thơ mộng, hiền hòa. Vẻ đẹp của họ được gợi ra từ cuộc sống lao động bình dị, từ bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Họ có niềm vui giản dị, tinh tế ngay trong cuộc sống mộc mạc đời thường.
b. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước.
- Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:
"Người đồng mình thương lắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chi lớn".
+ Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.
+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.
+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.
=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.
c. Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:
“Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
+ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.
+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.
-> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. hocvanlop9 Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.
+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.
d. Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:
- Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
+ Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.
+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị.
+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.
-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
- Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.
+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực ( chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi),vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu, sánh tầm với các miền quê khác trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.
+ Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Nhận xét, đánh giá:
Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể -> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương,dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.
III. Kết bài:
Qua lời thủ thỉ, tâm tình của người cha đối với con, hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là mạch suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn và ý chí cho con. Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta yêu hơn, trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước
ko biết
Câu hỏi kì lạ quá
Là câu linh tinh mà