K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2021

Hình như bn đang sai câu đố, mik sửa lại: A gọi B là bác, B gọi C là ông nội, C gọi D là cậu, D gọi E là dì, E nói F là chú, F nói Z là con, hỏi A gọi Z bằng gì mới đúng. ĐÁP ÁN: bằng miệng.

22 tháng 2 2021

Trả lời: A muốn gọi Z thì phải dùng "miệng". Đáp án: A gỏi Z bằng miệng.

21 tháng 2 2021

Nguyễn Thị Thu Thương:gây dựng thành công doanh nghiệp sản xuất đồ Handmade.

21 tháng 2 2021

Ví dụ : Nguyễn Ngọc Ký , Nguyễn Sơn Lâm , ....

Từ ghép đẳng lập:quốc gia,sơn hà,giang sơn,hoan hỉ,nhật nguyệt.

Từ ghép chính phụ:quốc kì,tân gia,phi đội,thi nhân,đại sự,ngư nghiệp.

21 tháng 2 2021

Từ xưa, ông cha ta dã có nhiều tiến bộ trong tư tưởng giáo dục. Điều đó đã được thể hiện qua bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Trong bài tấu này, ông đã nêu lên một phương pháp học : “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Đó là một phương pháp học tốt và rất hữu ích mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề ra. Tuy nhiên ngày nay, đa số các bạn học sinh vẫn chưa thể thực hiện đúng như lời dạy đó. Như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã dạy “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn”, có nghĩa là khi học thì chúng ta cần chủ động nắm bắt và biết tóm lược kiến thức lại cho mình. Những điều được ghi trong sách vở đều là những kiến thức cần thiết cho chúng ta nhưng không vì vậy mà ta lại cứ sử dụng và sao chép lại những kiến thức ấy một cách y nguyên mà không biết chọn ra những kiến thức trọng tâm nhất cho chính mình. Chỉ có nắm được kiến thức chính thì khi cần phải áp dụng vào thực tế ta chỉ cần liên hệ thêm với kiến thức mở rộng rồi áp dụng. Nhưng nếu chỉ học rộng mà không tóm lược lại cho gọn thì đến khi cần, ta lại không thể tìm ra được những nội dung cần thiết để đưa vào sử dụng trong từng trường hợp. Thật không may vì ngày nay, nhiều bạn học sinh vẫn có thói quen học tập như vậy, chỉ học một lúc hai ba kiến thức mà không biết cách tóm lược lại, để đến khi làm bài lại không chọn ra được kiến thức nào cần thiết để sử dụng rồi dẫn đến lạc đề hoặc không đi đúng vào trọng tâm bài tập. Thật là một lối học hết sức nguy hiểm! Còn về phương pháp học “Theo điều học mà làm” của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hay nói cách khác chính là “học đi đôi với hành” như ông bà ta khi xưa đã dạy. Tại sao vậy? Vì chỉ khi học rồi biết cách áp dụng vào thức tế thì ta mới có thể nhớ rõ, nhớ sâu những kiến thức mình đã được học. Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu ta chỉ học suông qua sách vở mà không chịu chăm chỉ làm thêm bài tập thì liệu trong những kì thi, ta có biết cách giải quyết những thắc mắc trong đề bài, làm đúng bài tập một cashc suông sẻ? Thực tế đã chứng minh rằng, đa phần các bạn học sinh biết rõ được phương pháp học và vận dụng kiến thức thì sẽ tiếp thu được kiến thức lâu hơn là những bạn chỉ học qua sách vở mà không biết ứng dụng. Mặc dù ngày nay đất nước ta đã tiến bộ, nền giáo dục đang ngày càng được nâng cao nhưng việc thực hiện đúng như lời dạy của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thì có lẽ đó vẫn còn là một việc làm khó. Việc học chỉ để chạy theo bằng cấp đã khiến một số bạn học sinh không còn quan tâm đến việc học và tiếp thu kiến thức như thế nào là đúng đắn nhất. Việc thiếu điều kiện về kinh tế đã dẫn đến việc một số trường học vẫn chưa có đủ những thiết bị và dụng cụ dạy học cần thiết để các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức cho chính mình, Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, những hạn chế trong giáo dục bây giờ sẽ được giải quyết, để nước ta có thể hướng tới một nền giáo dục tân tiến nhất. Tuy đã cách chúng ta một thời gian khá lâu nhưng những lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn còn rất cần thiết và tất cả chúng ta đều đang cố gắng để thực hiện đúng theo lời dạy đó. Có lẽ, phương pháp học tập đúng đắn và hết sức hữu ích của ông sẽ không chỉ tồn tại ở ngày nay mà là ngày mai và một tương lai xa nữa, để mang đến cho các bạn học sinh phương pháp học tập tốt nhất, giúp ích cho việc học của chính bản thân mình.

21 tháng 2 2021

Mỗi bài văn nghị luận cần có luận điểm,luận cứ và lập luận rõ ràng:

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan niệm của một bài văn.Nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.

- Luận cứ là dẫn chứng, lí lẽ đưa ra lm cơ sở cho luận điểm

- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục.

21 tháng 2 2021

 Hiện nay cả thế giới đg phải gồng mik đối phó vs đại dịch Covid-19, đây đc coi là đại dịch gây ra khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay. Nc ta coi công cuộc "Chống dịch như chống giặc". vì cuộc chiến đấu vs con virus corona là một cuộc chiến vô cùng giân nan , đầy gam go, thử thách để dành lại sự sống cho toàn nhân loại nói chúng và nhân dân VN nói riêng.Trong cuộc chiến này,phải kể đến những csi áo trắng trên tuyến đầu chống dịch. Họ đã cống hiến k mệt mỏi, góp phần tích cực đẩy  lùi dịch bệnh.. Lịch sử đất nc ta maaix ghi nhận những công lao đóng góp to lớn của các bsi, càn bộ, nhân viên y tế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vô cùng khó khăn và nguy hiểm này.THẬT TYỆT VỜI. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận k tiếng súng , chiến đấu vs kẻ vô hình nhg đầy gam go thử thách. Em rất bt ơn và cảm kích trc sự chiến đấu, hi sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ. Em nguyện sẽ tự giác tích cực thâm gia phòng chống dịch để góp phần nhỏ bé của bản thân mik vào cuộc chiếng cùng cả nc chống dịch thành công

Câu rút gọn : thật tuyệt vời

21 tháng 2 2021

cho face đi thì trả lời hi hi

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai...
Đọc tiếp

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.                                                                                                                                   a. chỉ ra từ láy , biện pháp tu từ có trong đoạn văn ?                                                                         b. giải nghĩa từ " sêu tết" .                                                                                                                   c. theo em , việc dùng cốm làm đồ sêu tết , cưới hỏi có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?                                                              giúp mink nha mink đg cần gấp!               

1
21 tháng 2 2021

b, sêu tết : nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái trong dịp lễ, Tết khi chưa cưới.

c, Việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết , cưới hỏi thật thích hợp và có ý nghĩa sâu sa bởi cốm là thức dâng của đất trời, là hương vị của đồng quê.Cốm góp phần làm cho nhân duyên của con người thêm tốt đẹp.

21 tháng 2 2021

ok con de

21 tháng 2 2021

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".

Trong những chức năng của văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham. Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.

Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời. Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.

Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.’

21 tháng 2 2021

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài thanh đã giải thích: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là  ở lòng thương người thâm chí là thương cả muôn vật, muôn loài .Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn , hơn ai hết Hoài Thanh nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương.Chính vì vậy, trong tác phẩm" Ý nghĩa của văn chương", ông đã khẳng định: " văn chương gây cho ta những tình cảm  ta sẵn có."

  văn chương gây cho ta những tình cảm ta k có. Trc khi đọc những tác phẩm văn học, những tình cảm ấy chưa xuất hiện trong ta.Nhưng sau khi đọc, tác phẩm  đã khơi gợi tác phẩm đã khơi gợi , giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, mới mẻ , hững cách ứng xử tin tế, những bài hc về cđ để ta lm giầu thêm tâm hồn.

 Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương đã bồi đắp thêm tình cảm , giúp ta nhận thức sâu sắc thêm về vấn đề trong cs để ta có ý thức hơn về mik, về những tinh cảm ta sẵn có để cho tình cảm đó sâu sắc hơn , cao đẹp hơn.

 Bài thơ " bánh trôi nc" đã bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có . bài thơ lấy đề tài dân dã, gần gũi, bình dị :"bánh trôi nước".Tgia mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nc để nói về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xh phong kiến. "Bánh  trôi nc" là một bài thơ vịnh vật tài tình mta chính xác chiếc bánh trôi nc đồng thời khơi gợi nơi người đọc đến những liên tưởng sâu xa. Dưới ngòi bút tài tình của Hồ Xuân Hương, cái bánh trôi nc k đơn thuần chỉ là cái bánh bth mà còn là ẩn dụ cho phẩm chất và thân phận bé nhỏ của người phụ nữ trog xh phong kiến. Về hình thức thì xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp bất cứ khó khăn nào vẫn giữ đc sự son sắt thủy chug. Vậy mà thân phận thì cơ cực, chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời. Đây là nghĩa bống - nghĩa chính lm nên gtri của bài thơ.Với nghĩa ẩn dụ này, Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ vừa trân trọng vẻ đẹp phẩm chất, trong trắng , son sắt của người phụ nữ VN ngày xưa vừa cảm thông sâu sắc cho thân phận chìm nội của họ. Bài thơ khiến người đọc xúc động cảm thông cho thân phận chìm nổi đắng cay của người phụ nữ VN trong xã hôi phong kiến bất công.

  Bài thơ " Bánh trôi nc " còn gây cho ta những tình cảm ta ko có. Tác phầm đã giúp ta hiểu sâu sắc hơn về xã hội phong kiến xưa - một xã hội bất công, trọng nam khinh nữ. Từ đó khơi gợi trong ta niềm căm phẫn xã hội cũ và càng trân trọng trong cuộc sống cta đg đc hưởng trong xã hội tốt đẹp ngày hôm nay. 

  Bài thơ " Bánh trôi nc" vs hình ảnh , ngôn ngữ dân dã, gần gũi , k cầu kì , ước lệ mà mag đậm dấu ấn dân gian. Giọng điệu vừa kiêu hãnh tự hào vừa ngậm ngùi xót xa. Thể thơ đg luật đc sử dụng nhuần nhuyễn và stao. Nghê thuật đối tài tình, đối lập giữa thân phận bé nhỏ vs phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ. 

Bài thơ đã tạo ấn tượng về một vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ, về một bản lĩnh Xuân Hương kiên cường mạnh mẽ, dám nhìn thẳng vào số phận , vượt lên số phận và thách thức vs cđ

Nhận định trên đã khẳng định gtri của văn chương: nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm con người, tạo ra phép màu trong cs , mở rộng cánh cửa lòng nhân ái, giúp ta hiểu thêm về tình đời, tình người.

Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới sâu kín trong tâm hồn mỗi con người. Tình cảm một khi đã thấm vào tâm hồn con người thì hiệu quả mà nó mag lại rất to lớn và sâu sắc. Những tác phẩm văn chương chân chính thật sự là những người thầy: gây cho ta những tình cảm ta k có và luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.