K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

    Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.
 

26 tháng 10 2023

Việc cúc biển không giải thích gì khi đàn bướm khen ngợi bác Xương Rồng nở hoa đẹp có thể được lí giải bằng việc nhận thức, kết nối và tôn trọng giá trị độc đáo của mỗi giống hoa. Như đã đề cập trong câu chuyện, bác Xương Rồng và cúc biển đều có những đặc điểm đặc trưng và đẹp riêng của mình. Tuy nhiên, họ được đánh giá và so sánh với nhau bằng tiêu chí đẹp, nở hoa. Khi đàn bướm lơ lửng qua và ca ngợi bác Xương Rồng đẹp hoa, có thể cúc biển đã hiểu và chấp nhận điều này, và không muốn cạnh tranh hay làm trái với giá trị của mình. Họ đều có thể đẹp ở những khía cạnh khác nhau và đáng được tôn trọng một cách riêng biệt. Lí do mà cúc biển chỉ im lặng và mỉm cười có thể là để biểu lộ sự thấu hiểu và tôn trọng giá trị độc đáo của mỗi giống hoa, và không muốn gây ra sự đua đòi hay gây khó chịu cho đàn bướm

1,nêu cảm nhận của em về con người cao bằng qua khổ thơ sau:               rồi đến chị rất thương               rồi đến em rất thảo               ông lành như hạt gạo               bà hiền như suối trong                                            (Trúc Thông) thể hiện các ý: -Nêu được nghệ thuật:so sánh ,sử dụng đại từ,các từ ngữ gợi tả,... -nội dung: + Người dân cao bằng có tấm lòng cao bằng có tấm...
Đọc tiếp

1,nêu cảm nhận của em về con người cao bằng qua khổ thơ sau:

              rồi đến chị rất thương

              rồi đến em rất thảo

              ông lành như hạt gạo

              bà hiền như suối trong

                                           (Trúc Thông)

thể hiện các ý:

-Nêu được nghệ thuật:so sánh ,sử dụng đại từ,các từ ngữ gợi tả,...

-nội dung:

+ Người dân cao bằng có tấm lòng cao bằng có tấm đôn hậu,dễ thương,chịu khó ,chăm chỉ.

+ Các em nhỏ thì hiếu thảo,đối sử tốt với mọi người.

+Ông bà là những người hiền lành , thật thà,chất phác,luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

+Cách so sánh  của tác giả độc đáo khiến người đọc hình dung được cuộc sống của người dân cao bằng không giàu có nhưng ngập tràn hạnh phúc ấm no.

2,viết đoạn mở bài mở rộng về tả cảnh đẹp hai bên bờ sông.

2
26 tháng 10 2023
  1. Cảm nhận về con người cao bằng qua bài thơ:

Trong bài thơ "Trúc Thông," tác giả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về con người cao bằng thông qua việc sử dụng nhiều kỹ thuật nghệ thuật:

  • So sánh: Tác giả sử dụng các so sánh như "ông lành như hạt gạo" và "bà hiền như suối trong" để tạo ra hình ảnh về lòng tốt và tính hiền lành của người cao bằng. So sánh giúp độc giả dễ dàng liên tưởng và cảm nhận sâu sắc hơn.

  • Sử dụng đại từ: Việc sử dụng các đại từ như "chị," "em," "ông," và "bà" làm cho bài thơ trở nên thân thiện và gần gũi. Điều này thể hiện sự gần gũi và tôn trọng giữa các thành viên trong xã hội cao bằng.

  • Các từ ngữ gợi tả: Tác giả sử dụng các từ ngữ như "thương," "thảo," "lành," và "hiền" để gợi lên hình ảnh về tấm lòng tốt và tính hiếu thảo của con người cao bằng.

Nội dung của bài thơ thể hiện rõ ràng tình cảm của tác giả đối với con người cao bằng. Tác giả tỏ ra rất ấm áp và kính trọng khi miêu tả sự đoàn kết, tình thương, và tính hiền lành của họ. Cảm nhận này thể hiện sự yêu mến và tôn trọng đối với người dân cao bằng và cuộc sống của họ.

  1. Đoạn mở bài mở rộng về tả cảnh đẹp hai bên bờ sông:

Bên bờ dòng sông, hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp trải dài mênh mông. Ánh nắng mặt trời bắt đầu nở rộ từ đỉnh cây cao, chiếu sáng xuống bề mặt nước trong xanh, làm cho sông trở nên lung linh. Cây cối ven sông nở hoa rực rỡ, tạo nên một bức tranh màu sắc tuyệt đẹp. Tiếng hòa nhạc của các loài chim vang lên, tạo ra bản nhạc tự nhiên đầy hòa quyện.

Hai bên bờ sông, các ngôi nhà truyền thống được xây dựng bằng gỗ và nằm xen kẽ với vườn cây xanh tươi. Những đám lúa và hoa thơm ngát nở rộ, tạo nên hương thơm quyến rũ trong không khí. Sông nước trong veo chảy qua cánh đồng, thủy triều êm đềm mang theo hơi mát dịu dàng.

Cảnh sắc này tạo nên một bầu không gian yên bình và tĩnh lặng, là nơi mà tâm hồn ta được thả lỏng và tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống đồng quê.

25 tháng 10 2023

1.Khổ thơ thứ ba là khổ thơ hay nhất của bài thơ :

“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”

Chị, em, ông, bà... đại diện cho con người Cao Bằng. Các tính từ: “rất thương”, “rất thảo”, các so sánh: “lành như hạt gạo”, “hiền như suối trong” đã nói lên thật hay bao đức tính tốt đẹp, bao phẩm chất quý báu của đồng bào Cao Bằng: giàu tình thương, mộc mạc, giản dị, hiền lành, trung hậu, trong sáng... Nghệ thuật so sánh rất sáng tạo và độc đáo. Vần thơ của Trúc Thông làm ta nhớ đến hang Pác Bó, (nơi Bác Hồ sống và hoạt động bí mật 1941 ) nhớ đến anh Kim Đồng, nhớ đến khu rừng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân làm lễ xuất phát.

2.Thời thơ ấu của tôi gắn liền với nhiều kỉ niệm. Bãi cỏ ven làng, nơi tôi cùng các bạn nô đùa. Nhưng thân thiết nhất với tôi vẫn là con sông quê đã tắm mát những năm tháng tuổi thơ của tôi.Và tôi yêu nhất là 2 bên bờ của con sông ấy-nơi đã gắn bó với tôi biết bao kỉ niệm.

 

25 tháng 10 2023

Đoạn văn chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

Em cảm thấy chị Gió Nhẹ, gió Mạnh và cô Mây là những người rất nhiệt tình và tận tâm với công việc mình được giao. Sau khi nhận được tin đã nhanh chóng hành động giúp những Rô Ron theo dòng nước bơi về. 

25 tháng 10 2023

ẩn dụ : mận , đào , vườn hồng 

Tác dụng: + Mận : chỉ người con trai

                 + Đào : chỉ người con gái 

                 + Vườn hồng : người con trai ý muốn hỏi người con gái đã thương nhớ ai hay chx 

( cho chị tick nha )

25 tháng 10 2023

Biện pháp tu từ ẩn dụ: "mận" - người con trai; "đào" - người con gái, "vườn hồng đã có ai vào hay chưa" - trong lòng cô gái đã có ai chưa.

Tác dụng:

- Tăng tính thẩm mĩ khi giao tiếp gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Bày tỏ tình cảm khéo léo, tinh tế hóm hỉnh của chàng trai dành cho cô gái.

25 tháng 10 2023

   Olm chào em, Cảm ơn em về một câu hỏi thật thú vị và cũng thật nhân văn em ạ. 

  Đọc xong câu hỏi của em mà trong lòng cô lại tràn lên nhiều cảm xúc thật khó tả. Có lẽ cũng có nhiều người đồng cảm với em lắm. Nó không chỉ là sự việc trong câu truyện mà còn là hiện thực xã hội bây giờ. Cũng có nhiều kiểu người, loại người, hạng người đang thờ ơ và vô cảm trước niềm đau, nỗi khổ của đồng loại phải không em?

        Từ câu hỏi của em mỗi con người hãy rút ra bài học cho bản thân để sống tốt hơn, chia sẻ và giúp đỡ được nhiều người hơn để xã hội, để cộng đồng, để cuộc sống của mỗi người trên trái đất này trở nên đẹp đẽ và nhân ái.

         Thân mến! 

 

1 tháng 11 2023

 Người lớn kiểu nịt í