K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2021

Tham khảo ạ !!!

Những cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi nuôi sống dân ta từ ngàn xưa đến nay đã là nhân chứng cho bao nhiêu hoạt động, bao nhiêu tâm tình của người lao động nước ta. Họ đã làm việc ở đó và cũng tâm sự trên mảnh đất đó:

“Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày;

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

   Để tìm hiểu tâm sự của người nông dân thời xưa, ta hãy giải thích ý nghía bài ca dao trên.

Cày đồng đàng buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

   Lời thơ miêu tả nỗi vất vả trong lao động của người nông dân. Hình ảnh người nông dân lao động vào thời điểm ban trưa tức là thời điểm mặt trời gay gắt nhất, khoảng thời gian từ chín, mười giờ đến mười một, mười hai giờ. Đất nước ta lại là xứ nhiệt đới, nắng lúc bấy giờ chiếu thẳng xuống mặt đất. Nông dân lại làm việc giữa trời rộng, không một mái che. Từ đó ta hiểu vì sao người cày ruộng ướt đẫm mồ hôi:

Mồ hôi thánh thót như mưa mộng cày.

   So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài. Tóm lại, câu một chỉ giới thiệu hoàn cảnh lao động, câu hai đã miêu tả hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Tuy sự so sánh này có tính cách thậm xưng nhưng vẫn gây xúc động mạnh cho chúng ta.

   Nếu hai câu đầu miêu tả công việc cực nhọc thì hai câu sau là lời tâm sự của người làm công việc ấy:

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

   Câu ba mở đầu bằng hô ngữ từ “Ai ơi” để diễn tả một lời kêu gọi tha thiết. Lời kêu gọi không nhằm vào một người quen biết nào cả. Họ cũng không rõ ai là người lắng nghe tâm sự của họ. Họ chỉ biết nói với những người đã từng bưng những bát cơm ngon, những bát cơm đầy. Vậy thì chữ “Ai” không xác định đã được xác định: Ai đó chính là những người đã từng ăn cơm, chính là chúng ta, là mọi người.

   Lời tâm sự trong câu bốn được diễn tả bằng nghệ thuật đối lập và tăng cấp dẻo thơm mộthạt đối với đắng cay muôn phần. Sự đối lập cho ta thấy sự éo le, nghiệt ngã giữa dẻo thơm và đắng cay giữa một hạt và muôn phần. Từ đó ta càng hiểu được tâm sự của người nông dân: “Hãy hiểu cho chúng tôi để có một hạt cơm thơm dẻo là muôn phần cực nhọc, đắng cay, một chén cơm thơm ngon ià do muôn lần vất vả mà chúng tôi phải chịu đựng.” Sự khiêm tốn nằm ở chỗ họ chì mong muốn chúng ta cảm thông với công lao cực nhọc ấy, thấu hiểu nỗi vất vả ấy. Một lời tâm sự thật cảm động, một lời kêu gọi thật tế nhị. Thế mà xưa nay, mỗi lần ăn bát cơm ta có luôn nhớ đến họ không?

   Bốn câu lục bát thật giản dị diễn tả nỗi vất vả nhọc nhằn cùa nông dân làm ra hạt lúa nuôi sống mọi người. Bên cạnh đó là một lời kêu gọi nhẹ nhàng, khiêm tốn: Hãy nhớ, đừng quên người nông dân.

   Ngày nay, nhờ cơ giới hóa nông nghiệp, nông dân đã bớt vất vả hơn nhưng bài ca dao vẫn còn giá trị đặc biệt. Hôm nay, họ vẫn thiếu vốn, thiếu phân, thiếu kĩ thuật tiên tiến. Thiên nhiên khắc nghiệt cũng vẫn luôn là mối đe dọa, rình rập người nông dân. Nhà nước ta đã có chính sách rất tốt cho nông dân nghèo vay vốn nhưng người trí thức Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn trở về đồng ruộng để trả ơn tiền nhân, đưa khoa học vào nông nghiệp. Đó là bổn phận và trách nhiệm của thế hệ chúng ta những người trí thức mới dám về quê hương cải tiến kĩ thuật, thì thực sự ta mới đền công ơn thầm lặng của bao nông dân việt Nam.

12 tháng 12 2021

👍

2 tháng 8 2021

tham khảo!!

Phạm Duy Tốn là một trong những tác giả đầu tiên theo khuynh hướng hiện thực. Với tác phẩm tiêu biểu là “Sống chết mặc bay” đã thể hiện được bộ mặt hiện thực của xã hội Việt Nam.

“Sống chết mặc bay” có thể được coi là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Sự mới lạ của tác phẩm nằm ở hình thức thể hiện và những chi tiết truyện vô cùng đắt giá. Truyện bắt đầu bằng một tình huống độc đáo: ‘Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng... thuộc phủ..., xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất....”. Trong hoàn cảnh đó con người ra sức chống lại: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Bằng cách sử dụng biện pháp liệt kê các từ ngữ mô tả động thái và hành động liên tục, tạo nên sắc thái vội vàng nguy cấp, thể hiện được rõ nét sự cố gắng, nỗ lực của người nông dân trong giây phút đối chọi với thiên tai lũ lụt. Bên cạnh đó các lời bình ngắn, liên tục với thái độ cảm thán, xót xa thể hiện sự bất lực, ngao ngán của tác giả trước viễn cảnh khốn khổ của người nông dân “tình cảnh trông thật thảm hại”; “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê nay hỏng mất”.

Trái ngược hoàn toàn với tình cảnh ở ngoài đê là bên trong đình. “Đình ấy ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì”, “trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu, người hạ, đi lại rộn ràng”. Khung cảnh mới ấm áp và yên bình làm sao. Đình của quan “phụ mẫu” cũng nằm trên mặt đê ấy. Thế nhưng dẫu đê có vỡ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc quan chơi bài tổ tôm của quan. Hầu bài cho quan lại là những thầy đề, thầy thông nhì, thầy đội nhất, thầy chánh tổng sở tại... Không khí vô cùng vui vẻ, xôm tụ và nhàn hạ, chẳng có chút nào vướng bận lo lắng với tinh thần yêu dân như con của một quan phụ mẫu đáng có cả.

Khung cảnh đối lập giữa trong và ngoài ngôi đình ấy khiến người ta không khỏi xót xa, đau đớn thay cho số phận người nông dân, vừa phải chịu sự tàn phá đe dọa của thiên tai, lại vừa chịu sự bỏ mặc của quan phụ mẫu, buộc bản thân họ phải tự lực cánh sinh, trong khi những kẻ ngồi trên lại ăn sung mặc sướng, đánh bài "hộ đê". Không chỉ thái độ thản nhiên mặc kệ việc trời mưa gió và những tiếng hô vang cứu đê vỡ của người nông dân mà ta còn thấy rõ bản chất vô tình, đốn mạt của tên quan phụ mẫu trong cái cách mà hắn đáp trả khi nghe tên lính lệ báo "Bẩm dễ có khi đê vỡ". Thì thay vì việc từ bỏ chiếu bạc để đốc thúc công việc cứu đê, thì ngài lại cáu bẳn, gắt lên "mặc kệ" một cách dứt khoát không khoan nhượng hay do dự. Đỉnh điểm hơn nữa là khi có tin báo nguy cấp "Bẩm quan lớn… đê vỡ mất rồi!", thì thái độ của quan lập tức trở nên cục cằn hách dịch "Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy". Thế nhưng nào đâu có phải quan tức, quan lo vì chuyện đê vỡ mà chỉ đơn giản là tên lính lệ kia dám cắt ngang ván bài sắp ù của quan, nên quan mới nổi đóa lên như thế, tùy thời trách phạt thế rồi lại tiếp tục hòa mình vào chiếu bài mà chẳng thèm quan tâm chuyện đê vỡ, hay con dân của mình sống chết ra sao nữa. Để rồi khi quan vừa ù được ván bài to, đang chìm trong sung sướng vì thắng lớn thì những người nông dân khốn khổ ngoài kia lại đang phải vật lộn với mưa gió, nước lũ và tính mạng đang ngàn cân treo sợi tóc. Thật đau đớn, xót xa thay cho số phận của nhân dân đang oằn mình bảo vệ con đê sắp vỡ.

Như vậy, qua truyện ngắn trên, nhà văn đã lên án tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây ra.

2 tháng 8 2021

Một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại là Phạm Duy Tốn với truyện ngắn “Sống chết mặc bay”. Điều đó đã được thể hiện trong tác phẩm khi khắc họa rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát.

Ngay từ nhan đề tác phẩm đã gợi sự tò mò cho người đọc. Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu bởi ông muốn tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Bởi trong câu chuyện này thì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình.

Tiếp đến, xuyên suốt câu chuyện được kể trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: Đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”.

Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hàu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh. Đó là sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”.

Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sạt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài.

Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh. Bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo cả một bộ phận quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.

Có thể nói tác phẩm “Sống chết mặc bay” là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.

1 tháng 8 2021

Creepers là nhân vật hư cấu từ trò chơi video hộp cát Minecraft. Họ là những mob thù địch có thể gặp trong thế giới trò chơi tại bất kỳ thời điểm hoặc địa điểm nhất định.Creeper là một đám đông thù địch phổ biến, âm thầm tiếp cận người chơi và bùng nổ. Do vẻ ngoài đặc biệt của chúng và khả năng cao giết chết những người chơi không cẩn thận cũng như làm hỏng môi trường và công trình của người chơi, creepers đã trở thành một trong những biểu tượng của Minecraft, cả người chơi và người không chơi. Cây leo là nguồn cung cấp thuốc súng chính cũng như là cách duy nhất để lấy được hầu hết các đĩa nhạc. Khi bị sét đánh, một creeper bị tích điện, điều này làm khuếch đại sức nổ của nó và cho phép thu được đầu mob.

undefined

1 tháng 8 2021

MIk đang cần gấp

1 tháng 8 2021

Thành công của một người thường không phải do tạo hóa, hay do người khác ban tặng cho. Mà nó nằm trong chính sự nổ lực của mỗi người. Trên thế giới rộng lớn này, không có gì là giống nhau cho nên mỗi người cũng có những bí quyết riêng để tới cái đích thành công: có người thì nổ lực làm việc, chăm chỉ, chăm chỉ như những chú ông để tích lũy từng ngày, có người lại sẵn sàng đương đầu với những thử thách, dám mạo hiểm tất cả để theo đuổi ước mơ, giấc mơ, có nhiều người lại có khả năng thiên phú, và để thành công họ nuôi dưỡng và phát triển cái thiên phú đó lên,…Nhưng, bản chất của thành công mỗi người lại rất giống nhau, đó chính là sự nổ lực hết mình, hoàn thiện bản thân tốt nhất cũng giống như một câu nói tôi đã từng đọc, từng nghe- “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.

tham khảo

    Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, "dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: "Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi". Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên. Trong lúc "lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn" thì các ngài quan phụ mẫu hộ đê thưa rằng "đang ở trong đình kia…”, đình ấy cũng ở trên đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Phải chăng các ngài đang ngồi bàn kế sách. Không đâu, được thế thì mang cho dân quá. "Trên sập… có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi". Thế nhưng không phải ngài đang chỉ đạo mà là ngài đang… đóng cái bàn tổ tôm. Ở cái chiếu bạc ấy, thêm nữa còn có đủ mặt các ông tai to mặt lớn: thầy đề, đội nhất, thông nhì, lại thêm quan chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài nữa. Các vị "phụ mẫu" đều ngồi hết cả ở đây, thế thì ở ngoài kia lũ con cháu cứ tha hồ mà kêu mà khóc. Chiếu bạc vững yên và nghiêm trang lắm. Ngoài đánh tổ tôm, các ngài còn hút sách ăn uống, hầu hạ và vân vân còn bao nhiêu thứ nữa. Trong khi đó ngoài kia mưa gió cứ ầm ầm, dân phu thì rối rít. Phạm Duy Tốn hành văn rất tự nhiên. Ông cứ tả, vừa tả vừa chêm xen hai cảnh cứ như là những lời nhắc nhở rất nhỏ thôi. Ấy vậy mà, người đọc cứ thấy rạo rực cứ run lên vì lo cho tính mệnh của bao người đang ôm lấy thân đê và cũng vì thế mà càng căm ghét lũ quan tham vô trách nhiệm. Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói "Bẩm có khi đê vỡ!". Thế nhưng"ngài cau mặt gắt rằng: mặc kệ!". Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào "Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!". Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả,thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy. Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.



 

1 tháng 8 2021

Với cách kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

Anh đội viên nhìn bác ân cần giống như người cha đẻ của mình,người cha đã chăm lo cho các anh từng giấc ngủ.

học tốt

tham khảo nhé !

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương.

Càng nhìn vì ngạc nhiên xúc động. Càng thương vì đã khuya mà Bác vẫn không ngủ. Càng thương vì tấm lòng thân ái, bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩm chất lãnh tụ vĩ đại, ở Bác còn sáng rực lên nhân phẩm cao quí của một con người giàu tình thương:

Người Cha mái tóc bạc

31 tháng 7 2021

Bạn tham khảo nhé !

Tinh thần tự học giúp ta tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hăng say thay vì thái độ ỷ nại, thụ động trông chờ vào người khác. Người có tinh thần tự học sẽ ý thức được cao hơn vai trò và trách nhiệm của sự học, từ đó tìm ra cho mình mục đích chân chính của tri thức. Khi có tinh thần tự học, bài học được tìm hiểu trước sẽ được chuẩn bị kĩ càng hơn, tăng nhiệt hứng và tinh thần hăng say trong học tập. Kiến thức tiếp thu được nhiều và phong phú, sinh động hơn hết so với việc học thụ động, mịt mờ. Tinh thần tự học phát huy được khả năng sáng tạo, năng lực suy nghĩ và phát triển tư duy của bản thân. Tinh thần tự học giúp ta quen dần với cách sống tự lập trong cuộc sống sau này, từ đó rèn luyện được bản lĩnh và tinh thần đối mặt với khó khăn. Trong cuộc sống nói chung chúng ta không thể lúc nào cũng trông chờ và ỷ nại vào người khác bởi nếu như thế thì khi đối mặt với khó khăn ta sẽ không tôi rèn được bản thân, nhất là trong học tập không ai có thể học thay ta, làm thay ta. Thầy cô có thể truyền thụ tri thức nhưng không thể ghi nhớ và học tập thay chúng ta, vì thế cần phải có thái độ học tập tự giác, tự lập và nghiêm túc trong tiếp thu tri

Học tốt nha ~

31 tháng 7 2021

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người.Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành đến khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học suốt đời.Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dầu chúng ta có miệt mãi học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lênin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Một tương lai không xa. Nếu ta không coi trọng việc học chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước, giai đoạn mới.

bạn tham khảo nhé 

There are four people in my family – my parents, my little sister and I. I love them all, but my favorite one is my mother. Her name is Mai, and she is 42 years old at the moment. She works as a manager at a furniture store, therefore she is quite busy. She leaves home at 7 and a half in the morning after making breakfast for the whole family, and she usually comes home late in the evening. She is a beautiful woman with an ideal height, long curly hair and a pair of big round eyes. However, because she spends too much time and effort on her work, she starts to have some signs of old aging such as small wrinkles and freckles on her skin. Since she has to work with many employees, she usually has a serious look on her face, and her voice is a little bit loud. However, she is actually a very nice and outgoing person. She always tries to help the staffs with their work, and she is very devoted to her job. At home, she talks to us in a more gentle voice, and there are very few times when she scolds us. She rarely has time to relax and take care of herself, but some of her favorite things to do when she has any spare time are reading novels, watching roman movies, and chatting with us. I know she works under a lot of pressures, so I always talks to her about funny and interesting things at my school, and she seems to enjoy my stories very much. My mother is such a great woman when she can be both a good supervisor and a good mother. I love her a lot, and she is my goal to strive for my future.

TK

I live in an extended family with a lot of people, and my mother has a big responsibility to take care of us. She is 39 years old, and she has medium height with short black hair. She is a little bit chubby, and her bright skin also makes her look younger than her real age. My father is too busy with his work, so my mother has to spend a lot of effort to make sure everything in the house is fine. Every morning, she wakes up at 6 and a half to prepare breakfast for the rest of us; and when we all leave for work or school; she starts to do the house chores as well as cooks lunch. Despite cooking while doing many other things, her food is always delicious and various, and we all come home to eat with her before leaving again. She loves to take a short nap in the afternoon, and this is some little time for her to relax and regain energy. She is a joyful and gentle person. When we gather at dinner, she is the one that brings the warm and happy atmosphere for all of us. My mother is the best mother that one can ever find, and I cannot imagine my life without her.