K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2024

I.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

- Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. Truyền thống về lòng biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “Lòng biết ơn”.

 

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”?

- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

2. Biểu hiện của lòng biết ơn

- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long

- Có những hành động thể hiện sự biết ơn

- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

3. Tại sao phải có lòng biết ơn?

- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.

- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.

- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.

4. Mở rộng vấn đề

- Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.

VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ...

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn

- Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.

 

2 tháng 4 2024

Em tham khảo trên mạng hoặc trong sách thơ/văn mẫu em nhé!

2 tháng 4 2024

E tham khảo ròi nhưng ko có

Có thể giúp e ko

 

Biện pháp nghệ thuật đối "thiếu tiểu ly gia" và "lão đại hồi". Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Bộc lộ tâm trạng ngậm ngùi hụt hẫng khi trở thành khách lạ trên chính quê hương của mình.

1. Tác giả: Nguyễn Duy - Là một trong số các nhà thơ - chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. - Thơ văn Nguyễn Duy thường giàu tính triết lí, mang đậm hơi thở hiện đại nhưng vẫn hòa quyện tự nhiên với chất dân gian trữ tình đằm thắm. 2. Tác phẩm: Ánh trăng - Thể loại: Thơ ngũ ngôn nhưng các chữ cái đầu mỗi câu thơ đều không viết hoa => Dụng ý nghệ...
Đọc tiếp
1. Tác giả: Nguyễn Duy

- Là một trong số các nhà thơ - chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
- Thơ văn Nguyễn Duy thường giàu tính triết lí, mang đậm hơi thở hiện đại nhưng vẫn hòa quyện tự nhiên với chất dân gian trữ tình đằm thắm.


2. Tác phẩm: Ánh trăng

- Thể loại: Thơ ngũ ngôn nhưng các chữ cái đầu mỗi câu thơ đều không viết hoa
=> Dụng ý nghệ thuật của tác giả: Tạo sự liền mạch trong việc diễn đạt ý tưởng, nội dung bài thơ như một câu chuyện nhỏ trong đó mỗi khổ thơ đều mang một ý nghĩa trọn vẹn.

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị (thành phố Hồ Chí Minh).

- Nội dung bài thơ:
+ Lời tự nhắc nhở bản thân về những năm tháng gian khổ nơi chiến trường gắn bó với thiên nhiên.
+ Gợi nhắc con người về lối sống nghĩa tình, đạo lí tốt đẹp của dân tộc "Uống nước nhớ nguồn".

0

Thông điệp: chúng ta cần trân trọng, bảo tồn và phát triển các ngành nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

  đóng vai người con nói về những suy nghĩ của người con khi nghe những lời căn dặn của cha trong tác phẩm "nói với con"   Nói với con Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày...
Đọc tiếp
 

đóng vai người con nói về những suy nghĩ của người con khi nghe những lời căn dặn của cha trong tác phẩm "nói với con"

 

Nói với con

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

2

Em cảm thấy những lời cân nhắc của cha rất chân thành,nghiêm túc và có ẩn chứa về tình yêu gia đình,quê hương.Có lẽ người cha ấy đã dành rất nhiều tình thương của mình vào bài thơ này cho em.

Đóng vai người con: 

 Con cảm thấy biết ơn cha vô hạn vì đã cho con những điều tốt đẹp nhất từ thuở lọt lòng. Mỗi bước chân của con đều là tiếng nói, tiếng cười và sự chào đón của cha mẹ. Cha dạy con phải yêu lấy người đồng mình, nhắc nhở quê hương đã cho ta những điều tốt đẹp nhất và đã đến lúc chúng ta phải trả ơn quê hương bằng tình cảm chân thành nhất. Con biết cuộc sống của mình còn nhiều khó khăn nhưng con sẽ không nản chí và bỏ cuộc. Con sẽ nối tiếp bước chân của những "người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương" và không quên "quê hương thì làm phong tục". Con sẽ mạnh mẽ vượt qua tất cả sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, người đồng mình.