A. TRẮC NGHIỆM:
1. Quá trình nào sau đây không thể hiện tính chất hóa học của chất?
A. Rượu để lâu trong không khí bị chua.
B. Sắt để lâu ngày bị gỉ.
C. Nước để lâu trong không khí bị biến mất.
D. Đun dầu ăn trên chảo quá nóng sinh ra chất có mùi khét.
2. Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lý của cồn ( ethanol)?
A. Là chất lỏng, không màu.
B. Có thể hòa tan được một số chất khác.
C. Tan nhiều trong nước.
D. Cháy được và sinh ra khí carbon dioxide và nước.
3. Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là:
A. Nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ hóa hơi.
D. Nhiệt độ ngưng tụ
4. Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Nước đọng trên lá cây vào buổi sang sớm.
B. Nước bám bên ngoài tủ lạnh khi độ ẩm cao.
C. Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây.
D. Nước bám dưới nắp nồi khi nấu canh.
5. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự nóng chảy?
A. Mỡ lợn tan khi đun nóng.
B. Thiếc hàn tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào.
C. Cho một mẫu đá vôi ( calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị
tan dần sinh ra chất khí.
D. Cho nhựa thông vào bát sứ nung nóng, nó tan ra thành chất lỏng màu nâu đỏ.
6. Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau có thể biết được bằng cách quan sát
trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?
A. Màu sắc C. Khối lượng riêng
B. Độ hòa tan trong nước D. Nhiệt độ nóng chảy
8. Chọn vật thể tự nhiên trong số các vật thể sau:
A. Máy thu hình C. Cây đàn bầu
B. Hoa cẩm chướng D. Máy bay
9. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, cái nồi.
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhóm.
C. Sắt, muối ăn, đường mía.
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn,
10. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A. Hoà tan muối ăn vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng.
11. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:
A. vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể
sống.
B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và
phát triển, sinh sản, cảm nghĩ, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
C. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
D. vật thể vô sinh là vật thế không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh
sản.
12. Chọn phát biểu đúng:
A. Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
B. Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
C. Vật hữu sinh là vật thể có các đặc trưng sống.
D. Cả 3 đáp án trên.
13. Chọn phát biểu đúng về đặc điểm cơ bản của chất ở thể rắn:
A. Các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, rất khó bị nén.
B. Các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, rất khó bị nén.
C. Các hạt liên kết chặt chẽ, không có hình dạng và thể tích xác định, rất khó bị nén.
D. Các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, dễ bị nén.
14. Chọn phát biểu đúng về đặc điểm cơ bản của chất ở thể lỏng:
A. Các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, rất khó bị nén.
B. Các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, dễ bị nén.
C. Các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng không xác định có thể tích xác định, khó
bị nén.
D. Các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng không xác định có thể tích xác định, dễ
bị nén.
15. Chọn phát biểu đúng về đặc điểm cơ bản của chất ở thể khí:
A. Các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, rất khó bị nén.
B. Các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, dễ bị nén.
C. Các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích xác định, dễ bị nén.
D. Các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.
B. Tự luận:
1. Hãy cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, chất trong các câu sau:
a. Chậu có thể làm bằng nhôm hay chất dẻo
b. Cellulose là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong thân cây (
gỗ, tre, nứa…)
c. Quả chanh có vị chua là do có chứa citric acid
d. Người ta dùng teflon tráng lên bề mặt chảo bằng nhôm để chống dính.
2. Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy cho biết một số tính
chất vật lí của các chất đó.
a. Đường mía ( sucrose)
b. Muối ăn ( sodium chloride)
c. Sắt ( iron)
d. Nước
3. Hãy kể tên 3 chất ở thể rắn, 3 chất ở thể lỏng, 3 chất ở thể khí ( ở điều kiện thường) mà
em biết?
4. Khi đốt một tờ giấy ( cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước.
Trường hợp này có được xem là chất chuyển từ thể rắn sang thể khí không? Giải thích.
Quãng đường còn lại người đó phải đi là:
\(S_2=S-S_1=100-25=75\left(m\right)\)
Vận tốc của người đó trên đoạn dốc đầu là:
\(V_1=\frac{S_1}{t_1}=\frac{25}{10}=2,5\left(m/s\right)\)
Vận tốc của người đó trên đoạn dốc còn lại là:
\(V_2=\frac{S_2}{t_2}=\frac{75}{15}=5\left(m/s\right)\)
Vận tốc trung bình của người đó trên cả dốc là:
\(V_{tb}=\frac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\frac{100}{25}=4\left(m/s\right)\)