K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Tóm tắt câu chuyện tác giả đã kể và cho biết câu chuyện giúp tác giả nhận ra điều gì? 2. Theo tác giả, người nghệ sĩ có sự đồng cảm khác với người thường ở chỗ nào? 3. Theo em, việc đặt vấn đề của văn bản nghị luận bằng cách kể lại một câu chuyện có tác dụng gì? Bài đọc: Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc. Thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại...
Đọc tiếp

1. Tóm tắt câu chuyện tác giả đã kể và cho biết câu chuyện giúp tác giả nhận ra điều gì?

2. Theo tác giả, người nghệ sĩ có sự đồng cảm khác với người thường ở chỗ nào?

3. Theo em, việc đặt vấn đề của văn bản nghị luận bằng cách kể lại một câu chuyện có tác dụng gì?

Bài đọc:

Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc. Thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại hộ. Thấy chén trà đặt phía sau quai ấm trà, nó chuyển đến trước vòi ấm. Thấy đôi giày dưới gầm giường một xuôi một ngược, nó đảo lại giúp. Thấy dây treo tranh trên tường buông thõng thò ra ngoài, nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ. Tôi cảm ơn:

- Cháu chăm quá, toàn dọn dẹp hộ chú thôi!”.

Nó trả lời: “Không đâu, chẳng qua thấy chúng như thế, cháu cứ bứt rứt không yên!”.

Đúng vậy, nó từng nói: “Đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó bực bội lắm đấy!”.

“Chén trà nấp sau lưng mẹ thì làm sao uống sữa được?"

“Giày chiếc xuôi chiếc ngược, làm sao chúng nói chuyện được với nhau?"

“Bím tóc của bức tranh thòng ra trước, trông như con ma vậy.”

Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này. Từ đó tôi quả thực cũng để tâm tới vị trí của đồ vật, tạo điều kiện để chúng được dễ chịu. Vị trí đặt để chúng có dễ chịu, ta nhìn mới thấy thư thái. Bấy giờ tôi mới sực nhận ra đó là tâm cảnh trước cái đẹp, là thủ pháp thường dùng trong văn miêu tả, là vấn đề cấu trúc thường gặp trong hội hoạ. Những thứ đó đều được phát triển ra từ sự đồng cảm. Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.

0
Quan điểm "chữ bầu lên nhà thơ" đã được tác giả triển khai như thế nào Bài đọc: CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ 1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ: - Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”. - Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa. - Người...
Đọc tiếp

Quan điểm "chữ bầu lên nhà thơ" đã được tác giả triển khai như thế nào

Bài đọc:

CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ

1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ:

- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”.

- Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa.

- Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ.

Nói như Va-lê-ri, chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hoá trị. […]

2. Người ta hay nói đến công phu người viết tiểu thuyết. Tôn-xtôi đã chữa đi chữa lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hoà bình. Phlô-be cân nhắc chữ trên cân tiểu li như một thầy lang bốc những vị thuốc công phạt có thể chết người.

Nhưng các nhà lí thuyết ít nói đến công phu của nhà thơ. Ngược lại thiên hạ sính ca tụng những nhà thơ viết tức khắc trong những cơn bốc đồng, những nhà thơ thiên phú.

Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.

Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng là kì ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần.

Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời.

Có người hiểu lầm câu nói của Trang Tử vứt thánh bỏ trí để coi thường việc học tập, rèn luyện, làm như Trang Tử khuyến khích một nỗ lực vô văn hoá.

Vứt thánh bỏ trí được lắm. Nhưng trước khi vứt, khi bỏ phải có đã chứ.

Tôi rất ghét cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.

Đó là những nhà thơ chủ yếu sống bằng vốn trời cho.

Mà trời tuy là kho vô tận, thường khí cũng bủn xỉn lắm. Hình như tất cả những người “chơ” đều bủn xỉn. Và hoàn toàn sống dựa vào viện trợ, dầu là hào phóng, vô tư nhất nhiều khi còn khổ quá đi ăn mày.

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hỡi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go, ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.

Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.”

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét: Chữ bầu lên nhà thơ.

Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ hay Pét-xoa - nhà thơ lớn Bồ Đào Nha - đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vích-to Huy-gô:

Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

3. Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả.

Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.

Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tuy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

(Lê Đạt, Đối thoại với đời & thơ, NXB. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 86 - 88)

0
Tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào để tranh luận trong phần 2? Nêu nhận xét của bạn. Bài đọc: CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ 1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ: - Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”. - Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô...
Đọc tiếp

Tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào để tranh luận trong phần 2? Nêu nhận xét của bạn.

Bài đọc:

CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ

1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ:

- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”.

- Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa.

- Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ.

Nói như Va-lê-ri, chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hoá trị. […]

2. Người ta hay nói đến công phu người viết tiểu thuyết. Tôn-xtôi đã chữa đi chữa lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hoà bình. Phlô-be cân nhắc chữ trên cân tiểu li như một thầy lang bốc những vị thuốc công phạt có thể chết người.

Nhưng các nhà lí thuyết ít nói đến công phu của nhà thơ. Ngược lại thiên hạ sính ca tụng những nhà thơ viết tức khắc trong những cơn bốc đồng, những nhà thơ thiên phú.

Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.

Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng là kì ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần.

Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời.

Có người hiểu lầm câu nói của Trang Tử vứt thánh bỏ trí để coi thường việc học tập, rèn luyện, làm như Trang Tử khuyến khích một nỗ lực vô văn hoá.

Vứt thánh bỏ trí được lắm. Nhưng trước khi vứt, khi bỏ phải có đã chứ.

Tôi rất ghét cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.

Đó là những nhà thơ chủ yếu sống bằng vốn trời cho.

Mà trời tuy là kho vô tận, thường khí cũng bủn xỉn lắm. Hình như tất cả những người “chơ” đều bủn xỉn. Và hoàn toàn sống dựa vào viện trợ, dầu là hào phóng, vô tư nhất nhiều khi còn khổ quá đi ăn mày.

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hỡi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go, ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.

Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.”

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét: Chữ bầu lên nhà thơ.

Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ hay Pét-xoa - nhà thơ lớn Bồ Đào Nha - đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vích-to Huy-gô:

Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

3. Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả.

Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.

Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tuy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

(Lê Đạt, Đối thoại với đời & thơ, NXB. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 86 - 88)

0
Bạn hiểu như thế nào về ý kiến "nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ." Bài đọc: CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ 1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ: - Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”. - Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn...
Đọc tiếp

Bạn hiểu như thế nào về ý kiến "nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ."

Bài đọc:

CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ

1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ:

- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”.

- Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa.

- Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ.

Nói như Va-lê-ri, chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hoá trị. […]

2. Người ta hay nói đến công phu người viết tiểu thuyết. Tôn-xtôi đã chữa đi chữa lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hoà bình. Phlô-be cân nhắc chữ trên cân tiểu li như một thầy lang bốc những vị thuốc công phạt có thể chết người.

Nhưng các nhà lí thuyết ít nói đến công phu của nhà thơ. Ngược lại thiên hạ sính ca tụng những nhà thơ viết tức khắc trong những cơn bốc đồng, những nhà thơ thiên phú.

Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.

Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng là kì ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần.

Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời.

Có người hiểu lầm câu nói của Trang Tử vứt thánh bỏ trí để coi thường việc học tập, rèn luyện, làm như Trang Tử khuyến khích một nỗ lực vô văn hoá.

Vứt thánh bỏ trí được lắm. Nhưng trước khi vứt, khi bỏ phải có đã chứ.

Tôi rất ghét cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.

Đó là những nhà thơ chủ yếu sống bằng vốn trời cho.

Mà trời tuy là kho vô tận, thường khí cũng bủn xỉn lắm. Hình như tất cả những người “chơ” đều bủn xỉn. Và hoàn toàn sống dựa vào viện trợ, dầu là hào phóng, vô tư nhất nhiều khi còn khổ quá đi ăn mày.

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hỡi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go, ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.

Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.”

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét: Chữ bầu lên nhà thơ.

Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ hay Pét-xoa - nhà thơ lớn Bồ Đào Nha - đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vích-to Huy-gô:

Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

3. Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả.

Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.

Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tuy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

(Lê Đạt, Đối thoại với đời & thơ, NXB. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 86 - 88)

0
Tác giả "rất ghét" hay "không mê những gì? Ngược lại, ông "ưa đối tượng nào? Bài đọc: ​ CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ 1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ: - Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”. - Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa. -...
Đọc tiếp

Tác giả "rất ghét" hay "không mê những gì? Ngược lại, ông "ưa đối tượng nào?

Bài đọc: ​

CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ

1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ:

- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”.

- Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa.

- Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ.

Nói như Va-lê-ri, chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hoá trị. […]

2. Người ta hay nói đến công phu người viết tiểu thuyết. Tôn-xtôi đã chữa đi chữa lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hoà bình. Phlô-be cân nhắc chữ trên cân tiểu li như một thầy lang bốc những vị thuốc công phạt có thể chết người.

Nhưng các nhà lí thuyết ít nói đến công phu của nhà thơ. Ngược lại thiên hạ sính ca tụng những nhà thơ viết tức khắc trong những cơn bốc đồng, những nhà thơ thiên phú.

Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.

Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng là kì ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần.

Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời.

Có người hiểu lầm câu nói của Trang Tử vứt thánh bỏ trí để coi thường việc học tập, rèn luyện, làm như Trang Tử khuyến khích một nỗ lực vô văn hoá.

Vứt thánh bỏ trí được lắm. Nhưng trước khi vứt, khi bỏ phải có đã chứ.

Tôi rất ghét cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.

Đó là những nhà thơ chủ yếu sống bằng vốn trời cho.

Mà trời tuy là kho vô tận, thường khí cũng bủn xỉn lắm. Hình như tất cả những người “chơ” đều bủn xỉn. Và hoàn toàn sống dựa vào viện trợ, dầu là hào phóng, vô tư nhất nhiều khi còn khổ quá đi ăn mày.

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hỡi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go, ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.

Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.”

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét: Chữ bầu lên nhà thơ.

Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ hay Pét-xoa - nhà thơ lớn Bồ Đào Nha - đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vích-to Huy-gô:

Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

3. Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả.

Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.

Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tuy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

(Lê Đạt, Đối thoại với đời & thơ, NXB. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 86 - 88)

0

Dàn ý cho bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm

0
Theo bạn, những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của bài viết "Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?". Bài đọc: ​ Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ? Thời đại chúng ta đang sống là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của công nghệ chế tạo máy tính, chế tạo các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu trao đổi thông...
Đọc tiếp

Theo bạn, những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của bài viết "Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?".

Bài đọc: ​

Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của công nghệ chế tạo máy tính, chế tạo các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng lớn của con người.

Không có gì lạ khi con người của thời đại này, chẳng loại trừ tôi và bạn, rất mê công nghệ thông tin, mê những sản phẩm công nghệ của thời đại thông tin. Bây giờ, nhìn quanh, đâu cũng thấy người đang nói - nghe điện thoại hoặc dán mắt vào điện thoại thông minh. Từ đó, một chứng bệnh mới xuất hiện, tràn lan ở nhiều tầng lớp, đối tượng, thể hiện rõ nhất ở những người trẻ tuổi chúng ta: bệnh nghiện điện thoại thông minh. Đây quả là một hiện tượng đáng phải suy nghĩ.

Trước hết, tôi cho rằng, không nên xem điều chúng ta đang nói ở đây là một cái gì quá bất thường và chỉ mang tính tiêu cực. Nhờ điện thoại thông minh, chúng ta có thể thực hiện được việc kết nối với mọi người một cách nhanh chóng, bất kể mình hay người mình có nhu cầu trao đổi thông tin đang đi đâu, ở chốn nào. Trong xã hội ngày nay, mấy ai từ chối việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, trừ những trường hợp quá đặc biệt. Có nó trong tay, người ta có thể truy cập internet, vào các trang, mạng, nhất là mạng xã hội,... để tiếp nhận vô vàn thông tin hấp dẫn, để bày tỏ sự yêu thích, viết bình luận, để đăng những bức ảnh mới chụp, gửi một dòng trạng thái mong tìm được sự chia sẻ của cộng đồng mạng rộng khắp thế giới hay tìm đến những trò chơi điện tử, những bài hát, bộ phim ưa thích... Đây là một lí do tạo nên cơn nghiện điện thoại thông minh mà chúng ta đã nói từ đầu.

Tôi đã từng nghiện điện thoại thông minh và tôi thực sự hiểu chứng nghiện đó ảnh hưởng không tốt thế nào tới cuộc sống của mình. Có một thời gian khá dài, tôi ôm nó trong mọi lúc mọi nơi, cả khi thức lẫn khi ngủ, cả khi đang tham gia sinh hoạt tập thể, ở nơi công cộng hay khi đã rút về chốn riêng tư. Rời nhà đi đâu, tôi có thể quên nhiều thứ, nhưng không thể quên điện thoại thông minh, vì đó là điều không thể tưởng tượng nổi. Thật là thảm hoạ khi đang dùng mà máy báo nguồn điện đã tới vạch đỏ hay đường kết nối internet chập chờn. Vậy tôi đã làm gì với thiết bị kì lạ này? Ôi, làm sao nói hết được. Chưa khai thác được bao nhiêu tính năng ứng dụng của nó mà đã hết thời gian của ngày, của tuần, của tháng. Chiếc điện thoại thông minh được cầm lăm lăm trong tay luôn đòi tôi dí sát mắt vào, đòi tôi phải dùng, để nó nhấp nháy biến ảo. Nó chẳng khác gì một người thích làm nũng, không cho phép tôi từ chối. Cuộc sống thực xung quanh tôi bỗng trở nên vô vị, nhạt nhẽo. Thời tiết đẹp ư? Thiên nhiên kì thú ư? Những giao tiếp thân mật ư? Có gì lạ đâu nhỉ, so với những điều tôi được gặp, được thấy, được biết qua điện thoại thông minh này? Từ đó, thời gian biểu học tập của tôi bị xé vụn. Tôi học bài hấp tấp, trả bài vội vàng, chỉ mong chóng gạt bỏ tất cả để được ngồi với người bạn điện tử nhỏ bé. Đi chơi với bạn thân, chuyện trò nhiều lắm cũng chỉ có mấy câu ậm ừ, vì ai cũng xoay xoay với chiếc máy xinh xinh của mình. Về nhà, tình hình không khá hơn. Tôi không còn mặn mà với việc trả lời những câu hỏi han yêu thương của bố mẹ, anh chị em và cũng không buồn tỏ thái độ quan tâm tới những người ruột thịt. Quả là bất nhã và vô tình... Chưa hết, vì nghiện điện thoại thông minh mà tôi trở nên biếng ăn, kém ngủ, người trở nên mệt mỏi, phản ứng trước cái gì cũng chậm chạp, như thể mình đang rơi tõm vào một thế giới xa lạ, tuy thực mà ảo, chưa kể, thị lực của tôi cũng giảm sút nhiều,... Thật may, nhờ sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình và thầy cô, bè bạn, tôi cũng dần thoát được chứng nghiện ghê gớm kia, để trở về với trạng thái sống tươi vui, bình thường, dù chiếc điện thoại thông minh vẫn còn đó và vẫn được tôi sử dụng một cách chủ động, thông mĩnh (chả nhẽ nó thông minh mà tôi chịu thua kém nó hay sao?).

Bạn của tôi! Tôi biết bạn đang gặp khó khăn với chứng nghiện điện thoại thông minh mà quá nhiều người trong chúng ta từng mắc, đang mắc. Tôi viết bài này để chia sẻ với bạn những suy nghĩ, tâm tình, mong sao tất cả chúng ta chọn được một lối sống phù hợp, hài hoà với thế giới nhiều thay đổi này. Từ bỏ một thói quen, một nếp sống không phải là chuyện một lúc mà làm được. Nhưng nếu có được nhận thức rành mạch, có quyết tâm, lại được sự hỗ trợ của những người thân yêu, chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được những trở lực không hề nhỏ. Mong một ngày, khi gặp nhau, đi chơi với nhau, chiếc điện thoại thông minh của mỗi đứa vẫn được để yên trong túi, để chúng ta có thể nhìn vào mắt nhau, nắm tay nhau, trao đổi những câu chuyện thật ấm áp, trong một không gian dịu lành, đầy thân thiện. Lúc đó, nếu muốn, ta có thể rút chiếc máy của mình ra, làm một “pô” ảnh kỉ niệm vui vẻ. Nhưng điện thoại thông minh ơi, mày nhớ, đừng mè nheo đòi thêm gì nữa nhé!

Thế giới mạng quả rất hấp dẫn nhưng nó không thể thay thế được thế giới thật quanh ta. Mọi thiết bị dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ là công cụ phục vụ cho cuộc sống của con người. Thật không nên để công cụ trở thành “ông chủ” của mình, chi phối mình trong cuộc sống. Một chiếc điện thoại thông minh là bạn của ta, nhưng đây không phải là người bạn duy nhất, chưa kể, đó chỉ là “người bạn công nghệ”. Mọi nhận thức sai lạc xung quanh vấn đề này dễ khiến ta đánh mất vai trò của một chủ thể tích cực trong cuộc sống.

(Nhóm biên soạn)

0
Tóm tắt và nhận xét trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết "Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?".   Bài đọc: Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ? Thời đại chúng ta đang sống là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của công nghệ chế tạo máy tính, chế tạo các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu trao đổi thông...
Đọc tiếp

Tóm tắt và nhận xét trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết "Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?".

 

Bài đọc:

Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của công nghệ chế tạo máy tính, chế tạo các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng lớn của con người.

Không có gì lạ khi con người của thời đại này, chẳng loại trừ tôi và bạn, rất mê công nghệ thông tin, mê những sản phẩm công nghệ của thời đại thông tin. Bây giờ, nhìn quanh, đâu cũng thấy người đang nói - nghe điện thoại hoặc dán mắt vào điện thoại thông minh. Từ đó, một chứng bệnh mới xuất hiện, tràn lan ở nhiều tầng lớp, đối tượng, thể hiện rõ nhất ở những người trẻ tuổi chúng ta: bệnh nghiện điện thoại thông minh. Đây quả là một hiện tượng đáng phải suy nghĩ.

Trước hết, tôi cho rằng, không nên xem điều chúng ta đang nói ở đây là một cái gì quá bất thường và chỉ mang tính tiêu cực. Nhờ điện thoại thông minh, chúng ta có thể thực hiện được việc kết nối với mọi người một cách nhanh chóng, bất kể mình hay người mình có nhu cầu trao đổi thông tin đang đi đâu, ở chốn nào. Trong xã hội ngày nay, mấy ai từ chối việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, trừ những trường hợp quá đặc biệt. Có nó trong tay, người ta có thể truy cập internet, vào các trang, mạng, nhất là mạng xã hội,... để tiếp nhận vô vàn thông tin hấp dẫn, để bày tỏ sự yêu thích, viết bình luận, để đăng những bức ảnh mới chụp, gửi một dòng trạng thái mong tìm được sự chia sẻ của cộng đồng mạng rộng khắp thế giới hay tìm đến những trò chơi điện tử, những bài hát, bộ phim ưa thích... Đây là một lí do tạo nên cơn nghiện điện thoại thông minh mà chúng ta đã nói từ đầu.

Tôi đã từng nghiện điện thoại thông minh và tôi thực sự hiểu chứng nghiện đó ảnh hưởng không tốt thế nào tới cuộc sống của mình. Có một thời gian khá dài, tôi ôm nó trong mọi lúc mọi nơi, cả khi thức lẫn khi ngủ, cả khi đang tham gia sinh hoạt tập thể, ở nơi công cộng hay khi đã rút về chốn riêng tư. Rời nhà đi đâu, tôi có thể quên nhiều thứ, nhưng không thể quên điện thoại thông minh, vì đó là điều không thể tưởng tượng nổi. Thật là thảm hoạ khi đang dùng mà máy báo nguồn điện đã tới vạch đỏ hay đường kết nối internet chập chờn. Vậy tôi đã làm gì với thiết bị kì lạ này? Ôi, làm sao nói hết được. Chưa khai thác được bao nhiêu tính năng ứng dụng của nó mà đã hết thời gian của ngày, của tuần, của tháng. Chiếc điện thoại thông minh được cầm lăm lăm trong tay luôn đòi tôi dí sát mắt vào, đòi tôi phải dùng, để nó nhấp nháy biến ảo. Nó chẳng khác gì một người thích làm nũng, không cho phép tôi từ chối. Cuộc sống thực xung quanh tôi bỗng trở nên vô vị, nhạt nhẽo. Thời tiết đẹp ư? Thiên nhiên kì thú ư? Những giao tiếp thân mật ư? Có gì lạ đâu nhỉ, so với những điều tôi được gặp, được thấy, được biết qua điện thoại thông minh này? Từ đó, thời gian biểu học tập của tôi bị xé vụn. Tôi học bài hấp tấp, trả bài vội vàng, chỉ mong chóng gạt bỏ tất cả để được ngồi với người bạn điện tử nhỏ bé. Đi chơi với bạn thân, chuyện trò nhiều lắm cũng chỉ có mấy câu ậm ừ, vì ai cũng xoay xoay với chiếc máy xinh xinh của mình. Về nhà, tình hình không khá hơn. Tôi không còn mặn mà với việc trả lời những câu hỏi han yêu thương của bố mẹ, anh chị em và cũng không buồn tỏ thái độ quan tâm tới những người ruột thịt. Quả là bất nhã và vô tình... Chưa hết, vì nghiện điện thoại thông minh mà tôi trở nên biếng ăn, kém ngủ, người trở nên mệt mỏi, phản ứng trước cái gì cũng chậm chạp, như thể mình đang rơi tõm vào một thế giới xa lạ, tuy thực mà ảo, chưa kể, thị lực của tôi cũng giảm sút nhiều,... Thật may, nhờ sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình và thầy cô, bè bạn, tôi cũng dần thoát được chứng nghiện ghê gớm kia, để trở về với trạng thái sống tươi vui, bình thường, dù chiếc điện thoại thông minh vẫn còn đó và vẫn được tôi sử dụng một cách chủ động, thông mĩnh (chả nhẽ nó thông minh mà tôi chịu thua kém nó hay sao?).

Bạn của tôi! Tôi biết bạn đang gặp khó khăn với chứng nghiện điện thoại thông minh mà quá nhiều người trong chúng ta từng mắc, đang mắc. Tôi viết bài này để chia sẻ với bạn những suy nghĩ, tâm tình, mong sao tất cả chúng ta chọn được một lối sống phù hợp, hài hoà với thế giới nhiều thay đổi này. Từ bỏ một thói quen, một nếp sống không phải là chuyện một lúc mà làm được. Nhưng nếu có được nhận thức rành mạch, có quyết tâm, lại được sự hỗ trợ của những người thân yêu, chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được những trở lực không hề nhỏ. Mong một ngày, khi gặp nhau, đi chơi với nhau, chiếc điện thoại thông minh của mỗi đứa vẫn được để yên trong túi, để chúng ta có thể nhìn vào mắt nhau, nắm tay nhau, trao đổi những câu chuyện thật ấm áp, trong một không gian dịu lành, đầy thân thiện. Lúc đó, nếu muốn, ta có thể rút chiếc máy của mình ra, làm một “pô” ảnh kỉ niệm vui vẻ. Nhưng điện thoại thông minh ơi, mày nhớ, đừng mè nheo đòi thêm gì nữa nhé!

Thế giới mạng quả rất hấp dẫn nhưng nó không thể thay thế được thế giới thật quanh ta. Mọi thiết bị dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ là công cụ phục vụ cho cuộc sống của con người. Thật không nên để công cụ trở thành “ông chủ” của mình, chi phối mình trong cuộc sống. Một chiếc điện thoại thông minh là bạn của ta, nhưng đây không phải là người bạn duy nhất, chưa kể, đó chỉ là “người bạn công nghệ”. Mọi nhận thức sai lạc xung quanh vấn đề này dễ khiến ta đánh mất vai trò của một chủ thể tích cực trong cuộc sống.

(Nhóm biên soạn)

0