Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại. "Ngắm trăng" là bài thơ số 20, được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù". Tác phẩm được viết theo thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, giản dị nhưng hàm súc, mở ra thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú của Bác trong hoàn cảnh tối tăm gian khổ của ngục tù.
Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng khôn ngờ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền tàu Tưởng bắt giam vô cowsvaf giải qua 30 mươi nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa trong hơn một năm trời. Người viết tập thơ "Nhật kí trong tù" để nhằm múc đích giải khuây nhưng qua tập thơ, người đọc vẫn thấy được chân dung tâm hồn con người Hồ Chí Minh - một tinh thần lạc quan, một phong thái ung dung thanh thản, một bản lĩnh thép cứng cỏi phi thường của người chiến sĩ cộng sản và một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm yêu thương con người, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù nhưng trước vẻ đẹp của ánh trăng đêm, Bác đã thoát khỏi xiềng xích gông cùm của cảnh tù mà vượt ngục bằng tinh thần đến với thiên nhiên tự do mênh mông khoáng đạt. Có thể nói, bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tâm thế: "Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao" của Người.
Trước hết hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về hoàn cảnh trong chốn ngục tù và nỗi niềm băn khoăn mộng mơ của người nghệ sĩ:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Điệp từ "vô" (không) được nhắc lại hai lần có tác dụng nhấn mạnh đến những cái không có đáng lẽ ra không thể thiếu trong lúc này: không rượu, không hoa. Và đối lập với cái không bên trên là "cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ hai "nại nhược hà?" (như thế nào) thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước "cảnh đẹp": không có rượu, cũng chẳng có trăng để thưởng ngoạn trăng đêm cho trọn vẹn thì biết làm sao?. Sự tiếc nuối, băn khoăn là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, ngây ngất và khát khao được đằm mình cùng với ánh trăng. Vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chữ, câu thơ vừa cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh, lại vừa cho thấy một bản lĩnh thép của ngừoi chiến sĩ cộng sản. Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.Lời thơ đã cho thấy một tâm hồn thanh cao, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù Hồ Chí Minh.
Và khi phải đứng trước cảnh đẹp mà không biết phải ứng xử làm sao vì thiếu thốn đủ điều, Bác đã tìm đến cách giải quyết hoàn cảnh đó thật khéo léo, chân tình: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, lấy tình yêu với trăng mà đối lại với vầng trăng - người bạn tri kỉ của mình. Đó là cách ứng xử đầy nghĩa tình, đầy lãng mạn, mộng mơ:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Qủa là một cuộc kì duyên hội ngộ!. Bất chấp cả không gian xung quanh, của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì hướng ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Một không gian hoàn toàn tĩnh lặng trong những phút giây giao hòa mãnh liệt nồng nàn giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ cuối đã làm cho vầng trăng trở nên có tâm hồn, có ánh mắt, có dáng hình cụ thể và cũng biết đồng cảm, sẻ chia để trở thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Thật là một khoảnh khắc lãng mạn, giàu chất thơ, chất họa, ánh trăng đã xoa tan đi cảnh ngục tù tăm tối, làm cho hồn người trở nên sáng trong, thanh bạch. Câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với cảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, thật ấm áp, tươi vui, thể hiện sự giao cảm đặc biệt của người với trăng.
"Ngắm trăng" mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối). Còn vẻ đẹp hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...
Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, chỉ có 28 chữ cái rất ngắn gọn, cô đúc nhưng đã khắc họa thành công một bức chân dung tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản: yêu thiên nhiên với tinh thần lạc quan, manh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt. Đó là chất thép trong bài thơ hay chính là chất thép trong bản lĩnh nghị lực phi thường của người chiến sĩ vĩ đại - Hồ Chí Minh.
Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm: là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
- Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
- Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
- Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
- Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.
Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm: là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
- Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
- Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
- Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
- Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.
Giới thiệu câu chuyện và vấn đề đặt ra trong câu chuyện.
Vấn đề đặt ra trong câu chuyện
– Cậu bé (người nghe thuyết giảng) không hề muốn chơi hay kết bạn với ai: lối sống khép kín, cá nhân, cô độc.
– Bài thuyết giảng của vị giáo sư:
+ Nhặt mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi: tách cá nhân ra khỏi môi trường tập thể, cộng đồng, thế giới mà nó cần thuộc về.
+ Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn: sống cá nhân, cô độc là tự diệt.
+ Nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó: cá nhân khi được tiếp sức bởi tập thể, cộng đồng lại có thể tỏa sáng; khi góp ánh sáng và hơi ấm của mình cùng với những cá nhân khác mới có thể tạo ra thứ ánh sáng rực rỡ và bền vững hơn.
– Thông điệp từ câu chuyện: Khi sống đơn độc, lẻ loi, tách khỏi tập thể, cộng đồng, cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt. Chỉ khi hòa mình vào với mọi người để cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực, cá nhân mới tìm thấy niềm vui, phát huy được năng lực, sở trường, sức mạnh của chính mình, mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa.
Phân tích ý nghĩa của vấn đề
– Sống đơn độc, lẻ loi, cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt:
+ Mỗi cá nhân sinh ra và lớn lên đều có mối quan hệ không thể tách rời gia đình và cộng đồng nhưng mỗi người chỉ có một giới hạn nhất định về khả năng nên không thể tự mình đáp ứng hết được mọi yêu cầu của cuộc sống, cũng không thể tự mình tạo cho mình một cuộc sống trọn vẹn.
+ Cuộc sống vốn phức tạp lại luôn biến động, đổi thay với những bất ngờ, những điều xảy ra ngoài dự liệu của con người. Nếu chỉ có một mình, cá nhân sẽ khó hoặc không thể ứng phó hết được.
+ Trong cuộc sống, có những điều xảy ra nằm ngoài khả năng giải quyết của một cá nhân (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…). Nếu không hợp sức, một cá nhân nhỏ nhoi hoàn toàn có thể bị nhấn chìm, đè bẹp.
– Khi hòa mình với mọi người, cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực, cá nhân mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa:
+ Hòa mình với mọi người, cá nhân sẽ có được niềm vui (giao lưu, chia sẻ, đồng cảm, tri kỉ,…).
+ Gắn bó với mọi người, cá nhân có thể giúp mọi người và cũng nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Sự gắn bó khiến sức mạnh cá nhân có thể được nhân lên bởi sức mạnh chung của tập thể, cộng đồng.
+ Sống giữa mọi người, thế mạnh của mỗi cá nhân được phát huy, điểm yếu được bù đắp; những đóng góp của cá nhân được thừa nhận, trân trọng, tôn vinh, lưu giữ,…
+ Sống cùng mọi người, cá nhân sẽ bắt kịp nhịp vận hành của đời sống để không tụt hậu, lệch nhịp, lạc điệu,…
(Học sinh cần có dẫn chứng xác thực, cụ thể trong đời sống để làm rõ luận điểm )
Bàn luận, mở rộng
– Cần phân biệt giữa lối sống hòa đồng với lối sống a dua theo đám đông. Sự hòa đồng cho ta niềm vui và sức mạnh, thói a dua chỉ khiến ta đánh mất chính bản thân mình.
– Cần có ý thức hòa mình vào cộng đồng, trân trọng sức mạnh của cộng đồng song cần nhận thức đầy đủ về công việc và cuộc sống của bản thân để có sự lựa chọn đúng đắn: khi nào cần hòa mình với mọi người, khi nào cần tư duy độc lập, việc gì cần phối hợp sức mạnh chung của tập thể, việc gì cá nhân phải tự giải quyết bằng năng lực, nội lực của chính mình…
Khẳng định ý nghĩa câu chuyện và liên hệ bản thân
Bài làm:
Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người sành chơi hoa đều nhất trí tôn vinh lan là vương giả chi hoa bởi vẻ đẹp lộng lẫy, mê đắm hồn người của nó.
Hoa lan có mặt khắp nơi trên thế giới, có thể sống ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Họ nhà lan vô cùng phong phú, gồm 750 chi và khoảng trên 2500 loài. Lan không sống ký sinh như tơ hồng, tầm gửi mà là loài cây tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước.
Lan có hai loại chính chia theo điều kiện sống. Loại sống bám vào các cây to rồi phát triển gọi là phong lan. Loại bám rễ vào hốc đá chỗ có mùn hoặc được trồng dưới đất gọi là địa lan. ồ nước ta hiện nay đã trồng được các loại lan nổi tiếng như kim đính, hạc đỉnh, mặc lan, tố tâm, hoàng vũ, phi hoàng điệp, hồ điệp, bạch lan, lan hài…
Những giống địa lan có nguồn gốc từ Thái Lan có đặc điểm là thân cứng và khá cao, ra hoa quanh năm, màu sắc rực rỡ, mỗi cành trên hai mươi nụ, nở cả tháng mới tàn, vận chuyển đi xa tương đối thuận tiện. Các giống hoa này thích hợp với vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Có thể trồng với quy mô lớn theo kĩ thuật hiện đại để phục vụ xuất khẩu. Lan hài, lan hồ điệp và các loài địa lan khác của Đà Lạt chỉ thích hợp với vùng ôn đới. Thân cây yốu, chiều cao hạn chế, nhánh nhỏ, mỗi nhánh chừng dăm bảy nụ hoa và thường tàn sau một tuần.
Thân lan có dạng như củ giả (địa lan) do các bẹ lá tạo thành hoặc dạng đối trúc (phong lan). Lá lan cũng nhiều hình dáng, phổ biến là loại lan lá dài, xanh và dày, chứa nhiều nước cùng chất dinh dưỡng. Rễ lan mọc loà xoà và bám rất chắc vào thân cây hoặc vật dùng để trồng. Hoa lan mọc thành nhánh lớn gồm nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có vài bông, màu sắc rực rỡ, đẹp tuyệt vời! Loài hoa phong lan có hai màu tím và trắng, cánh dày, tươi lâu. Lan hoàng điệp bông nhỏ, vàng tươi, rập rờn như đàn bướm lượn. Lan hồ điệp bông tương đối lớn, màu trắng, nhị vàng cam, giống như đàn bướm đang bay. Lan hài hình dáng lựa chiếc hài gấm mũi cong, xinh xắn vô cùng Lan vũ nữ trông giống như một nghệ sĩ múa tài hoa đang say sưa trong điệu múa thần tiên… Đứng trước một vườn lan muôn hồng ngàn tía, người thưởng thức đều có chung một cảm giác lâng lâng như đang lạc vào chốn thiên đường. Là loài hoa quý nên lan cần có một chế độ trồng trọt và chăm sóc đặc biệt, theo quy trình công nghệ kĩ thuật cao. Địa lan trồng trên đất mùn tơi xốp, phong lan trồng trong các chậu nhỏ bằng gốm hoặc gỗ, các khúc cây ngắn có chứa xơ dừa, than tàu để cho lan bám rễ. Lan được trồng bằng cách cấy mô và người trổng có thể lai tạo giữa các giống lan để có được giống mới với nhiều ưu điểm. Vì lan ưa sống trong bóng mát nên người ta phải trồng lan trong nhà hoặc có giàn che nắng. Ngày ngày phun nước tưới giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên kiểm tra đề phát hiện và chữa trị kịp thời các loại bệnh của cây. Lưu ý là không được dùng nước máy vì các hóa chất trong nước sẽ làm cho cây lan bị chết. Xưa kia, hoa lan là loài hoa chỉ xuất hiện trong đời sống của các bậc vua chúa. Vì thế mới có câu: Vua chơi lan, quan chơi cúc. Hiện nay, hoa lan đã trở nên phổ biến, hiện diện rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Có thể nói hoa lan là sự kết tụ những gì tinh tế nhất, huyền diệu nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cùng với bao loài hoa khác, hoa lan đang góp phần tô điểm cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm tươi đẹp.Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người sành chơi hoa đều nhất trí tôn vinh lan là vương giả chi hoa bởi vẻ đẹp lộng lẫy, mê đắm hồn người của nó.
Hoa lan có mặt khắp nơi trên thế giới, có thể sống ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Họ nhà lan vô cùng phong phú, gồm 750 chi và khoảng trên 2500 loài. Lan không sống ký sinh như tơ hồng, tầm gửi mà là loài cây tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước.
Lan có hai loại chính chia theo điều kiện sống. Loại sống bám vào các cây to rồi phát triển gọi là phong lan. Loại bám rễ vào hốc đá chỗ có mùn hoặc được trồng dưới đất gọi là địa lan. ồ nước ta hiện nay đã trồng được các loại lan nổi tiếng như kim đính, hạc đỉnh, mặc lan, tố tâm, hoàng vũ, phi hoàng điệp, hồ điệp, bạch lan, lan hài…
Những giống địa lan có nguồn gốc từ Thái Lan có đặc điểm là thân cứng và khá cao, ra hoa quanh năm, màu sắc rực rỡ, mỗi cành trên hai mươi nụ, nở cả tháng mới tàn, vận chuyển đi xa tương đối thuận tiện. Các giống hoa này thích hợp với vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Có thể trồng với quy mô lớn theo kĩ thuật hiện đại để phục vụ xuất khẩu. Lan hài, lan hồ điệp và các loài địa lan khác của Đà Lạt chỉ thích hợp với vùng ôn đới. Thân cây yốu, chiều cao hạn chế, nhánh nhỏ, mỗi nhánh chừng dăm bảy nụ hoa và thường tàn sau một tuần.
Thân lan có dạng như củ giả (địa lan) do các bẹ lá tạo thành hoặc dạng đối trúc (phong lan). Lá lan cũng nhiều hình dáng, phổ biến là loại lan lá dài, xanh và dày, chứa nhiều nước cùng chất dinh dưỡng. Rễ lan mọc loà xoà và bám rất chắc vào thân cây hoặc vật dùng để trồng. Hoa lan mọc thành nhánh lớn gồm nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có vài bông, màu sắc rực rỡ, đẹp tuyệt vời! Loài hoa phong lan có hai màu tím và trắng, cánh dày, tươi lâu. Lan hoàng điệp bông nhỏ, vàng tươi, rập rờn như đàn bướm lượn. Lan hồ điệp bông tương đối lớn, màu trắng, nhị vàng cam, giống như đàn bướm đang bay. Lan hài hình dáng lựa chiếc hài gấm mũi cong, xinh xắn vô cùng Lan vũ nữ trông giống như một nghệ sĩ múa tài hoa đang say sưa trong điệu múa thần tiên… Đứng trước một vườn lan muôn hồng ngàn tía, người thưởng thức đều có chung một cảm giác lâng lâng như đang lạc vào chốn thiên đường. Là loài hoa quý nên lan cần có một chế độ trồng trọt và chăm sóc đặc biệt, theo quy trình công nghệ kĩ thuật cao. Địa lan trồng trên đất mùn tơi xốp, phong lan trồng trong các chậu nhỏ bằng gốm hoặc gỗ, các khúc cây ngắn có chứa xơ dừa, than tàu để cho lan bám rễ. Lan được trồng bằng cách cấy mô và người trổng có thể lai tạo giữa các giống lan để có được giống mới với nhiều ưu điểm. Vì lan ưa sống trong bóng mát nên người ta phải trồng lan trong nhà hoặc có giàn che nắng. Ngày ngày phun nước tưới giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên kiểm tra đề phát hiện và chữa trị kịp thời các loại bệnh của cây. Lưu ý là không được dùng nước máy vì các hóa chất trong nước sẽ làm cho cây lan bị chết. Xưa kia, hoa lan là loài hoa chỉ xuất hiện trong đời sống của các bậc vua chúa. Vì thế mới có câu: Vua chơi lan, quan chơi cúc. Hiện nay, hoa lan đã trở nên phổ biến, hiện diện rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Có thể nói hoa lan là sự kết tụ những gì tinh tế nhất, huyền diệu nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cùng với bao loài hoa khác, hoa lan đang góp phần tô điểm cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm tươi đẹp.
ĐÁP ÁN LÀ:
CHÀO
Câu là chào sự, khuyên ngăn !!