Tìm một đoạn thơ hoạc bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ . Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ hoặc bài thơ đó .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: ( từ trên mạng ra )
Hà Nội ngày 14 tháng 02 năm 2022
Kính gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – Trần Hồng Hà!
Con hiện đang là học sinh của trường trung học phổ thông Chu Văn An, thành phố Hà Nội. Nhân dịp cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 được khởi động, con có đôi lời xin muốn gửi gắm tới Bộ trưởng qua thư.
Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau mang tính toàn từ các mặt đời sống như những vấn đề về kinh tế, môi trường, xã hội và chính trị. Cụ thể đó là những vấn đề lớn như biến đổi khí hậu; Ô nhiễm môi trường; Bạo lực gia đinh; An ninh và phúc lợi; Thất nghiệp; Tham nhũng; Khủng bố…. Những vấn đề trên đều là vấn đề đáng quan tâm và có tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới. Tuy nhiên có thể thấy khủng hoảng khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng, được xếp ở vị trí quan trọng hàng đầu và có ảnh hưởng rộng khắp trái đất thân yêu của nhân loại chúng ta.
Từ bao đời nay vấn đề khủng hoảng khí hậu đã quá quen thuộc thế nhưng nó vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, hàng giây phút trong cuộc sống con người, bất kể nơi đâu trên Trái đất này. Khí hậu là sản phẩm của giới tự nhiên, không do ý thức của con người tạo ra mà tồn tại song hành với đời sống con người. Khí hậu bao gồm tất cả các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
Ai cũng biết khí hậu quan trọng. Thế nhưng quan trọng ra sao thì con người lại hờ hững và dửng dưng trước khủng hoảng của khí hậu. Thử tưởng tượng con người không có không khí liệu có sống được không? Môi trường sống ô nhiễm liệu sức khỏe của con người ra sao? Sao ngày xưa thời các cụ sống tới 100 tuổi mà tuổi thọ hiện nay của con người ngày càng thấp đi do đâu?… Chắc hẳn đây là vấn đề mà nhiều người cho rằng thuộc tầm vĩ mô, quá xa vời đời sống. Thế nhưng thực tế khí hậu là vấn đề sống còn mà con người ai cũng cần, ai cũng trải nhiệm sử dụng nhưng lại bị lãng quên và hờ hững. Vấn đề khủng hoảng khí hậu bao lâu nay đã được nói rất nhiều và từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để. Bởi vậy, nó đã dẫn đến rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng.
Cuộc sống con người ngày càng phát triển, kéo theo công nghệ ngày càng đi lên cuộc sống con người cũng được cải thiện. Thế nhưng bên cạnh đó thì những tàn khốc của thiên nhiên cũng ngày càng nhiều và đáng sợ hơn cả. Thực tế những năm qua trái đất và con người đã phải gánh chịu biết bao thảm họa từ khủng hoảng từ khí hậu mang đến. Rõ nhất là học sinh, con thấy số lượng các thiên tai tại đất nước Việt Nam của chúng ta ngày càng đáng sợ, số lượng xảy ra thiên tai cũng ngày càng xảy ra nhiều và mạnh hơn. Theo số lượng ước tính thống kê con tìm hiểu thì có thể thấy trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt từ năm 1990 đến 2010, đã xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông của Việt Nam. Số lượng trên không giảm mà từ năm 2010 đến nay ngày càng tăng với mức độ lớn hơn. Những cơn bão lũ càn quét miền Trung, đỉnh điểm năm 2020 số lượng cơn bão trên biển Đông thống kê tại Việt Nam là 13 cơn bão; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố, trong đó 9 đợt có diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến ngày 22/10 tại khu vực Trung Bộ; 86 trận động đất, trong đó có 2 trận động đất với rủi ro thiên tai cấp 4 (tại Mường Tè, Lai Châu ngày 16/6 với độ lớn 4.9; tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27/7 với độ lớn 5.3). Không chỉ vậy, năm 2020 trận mưa đá lịch sử kéo dài ngày 30 đến mùng 1 Tết Canh Tý 2020 kéo dài lịch sử và xuất hiện ở nhiều Tỉnh, thành phố trên khắp cả nước; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long và những chỉ số ô nhiễm không khí cao ngất ngưởng mà báo chí ti vi đưa ra thật đáng lo ngại. Tất cả những thông tin mà con tìm hiểu ở trên đều là một phần của khủng hoảng khí hậu.
Hậu quả của khủng hoảng khí hậu là vô cùng lớn không chỉ về người mà còn về kinh tế. Không nói đến khủng hoảng khí hậu xa xôi mà chỉ riêng ở Việt Nam, con được nhìn, được chứng kiến trên báo đài ti vi thời sự cập nhật thật đáng sợ. Chỉ riêng trận bão lũ lịch sử tại khu vực miền Trung năm 2020 theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng xảy ra tại khu vực miền Trung đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề về người, tài sản. Cụ thể trận mưa lũ lịch sử ấy đã làm 249 người chết, mất tích, 1.531 nhà sập, 239.341 nhà bị hư hại, tốc mái, 473.449 lượt nhà bị ngập; nhiều công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, dân sinh bị hư hỏng, sạt lở. Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 36.000 tỉ đồng. Chưa kể những khủng hoảng thiên tai khác như mưa đá, hạn hán, ô nhiễm không khí …. gây những thiệt hại cho dân tộc nước ta. Về lâu về dài, khí hậu của con người ngày càng biến đổi, những thiên tai ngày càng nhiều và ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chắc hẳn cuộc sống của con người không còn yên bình như ngày nay mà thật đáng lo ngại.
Là học sinh tầm nhận thức và tiếp nhận thông tin của bản thân còn có hạn chế. Thế nhưng cuộc sống của con ngày nay bầu trời con đang sống ngày càng đen và tối hơn chứ không cao và trong xanh như trước. Bầu không khí hậu con đang sống không còn là bầu không khí của mẹ tự nhiên thật sạch nưã mà ngày càng cần những máy lọc không khí và thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho không khí trong lành. Khi ra đường đi lại lúc nào cũng đầy bụi bặm và ô nhiễm với rác thải, khói xe,… Môi trường con sống ngày càng chật hẹp với nhà cao tầng san sát và cây cối ngày càng ít đi. Cuộc sống của con ngày càng xa với thiên nhiên, với đất trời.
Là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường của một nước, con biết công việc của cô rất bận và cần lo lắng nhiều thứ. Con viết thư này mong rằng những chia sẻ bé nhỏ của con đến được với cô. Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Việc bảo vệ khí hậu để tránh được những biến đổi khí hậu không phải chỉ một cá nhân, một bộ phận có thể giải quyết được mà cần sự đồng lòng của tất cả mọi người trên Trái đất này. Thế nhưng trước mắt con hi vọng có thể bảo vệ được bầu trời nơi con đang sống là đất nước Việt Nam chúng ta. Mong rằng từ trên Bộ có thể chỉ đạo nhiều phương án phòng chống biến đổi khí hậu hơn nữa. Mong rằng người dân có nhiều cơ hội hiểu về biến đổi khủng hoảng qua những cuộc tuyên truyền vận động từ các cấp. Không chỉ vậy, đối với những cá nhân, tổ chức có những hành vi vi phạm về khí hậu hay gây ảnh hưởng xấu đến khí hậu nước nhà cần được xử lý thật nghiêm minh để làm gương cho các cá nhân và tổ chức khác noi theo.
Con tin rằng với sự lãnh đạo sáng suốt của bộ trưởng và Đảng, Nhà nước ta, tất cả chỉ cần tất cả mọi người cùng nhau chung tay thì cuộc khủng hoảng khí hậu môi trường sớm sẽ bị đẩy lùi và môi trường sống của chúng ta sẽ được cải thiện. Từ đó lan rộng ra từng vùng miền và khắp đất nước cũng như có tầm ảnh hưởng đến Thế giới trong công cuộc bảo vệ khí hậu nói chung. Nếu được sự chỉ đạo thật nghiêm túc và quyết liệt trong công tác thực hiện từ trung ương đến địa phương thì chặng đường này sẽ càng sớm về tới đích và khí hậu của chúng ta sẽ được bảo vệ. Con và mọi người đều tin tưởng và hi vọng khí hậu của đất nước ta sẽ được cải thiện ngày một tốt đẹp hơn.
Cuối thư con chúc Cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt và có thể giúp đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn để sánh vai với cường quốc năm châu trên thế giới.
Học sinh
Bế Diệu Nhi.
3. Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 51 gửi Tổng thư ký Liên Hợp quốc
"…,ngày… tháng… năm 2022
Kính gửi bác Tổng thư ký Liên Hợp quốc!
Cháu tên là nguyễn văn A , học sinh lớp 6 của trường THCS Xuân La - Tây Hồ
Mới đây cháu đã xem một chương trình truyền hình nói về sự ảnh hưởng khủng khiếp của biến đổi khí hậu tới toàn cầu. Những thông tin đó đã khiến cháu suy nghĩ rất nhiều và đi đến quyết định viết một lá thư gửi tới bác.
Cháu nhận ra rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với môi trường sống hiện nay cũng như tương lai của con người. Theo giới chuyên gia, tốc độ biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn 20 - 50 lần so với bất kỳ giai đoạn biến đổi khí hậu nào trong lịch sử Trái đất. Kể từ năm 2015, nền nhiệt Trái đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên tàn khốc hơn. Ngày càng có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương hơn và khả năng vượt qua yếu hơn trước tác động của biến đổi khí hậu.
Hiện nay, khủng hoảng khí hậu cũng đang từng bước đe dọa phá vỡ hệ thống lương thực toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân.
Đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân.
Cháu đã phải chứng kiến người dân phải chịu cảnh lũ lụt sạt lở qua các phóng sự trên truyền hình. Hàng trăm, hàng ngàn người dân đã sống cảnh màn trời chiếu đất, không nhà cửa khi lũ về. Và cháu cũng chẳng thể quên hình ảnh những chú bộ đội cứu hộ cho nhân dân miền Trung đã hi sinh vì sạt lở.
Những cơn lũ từ trên thượng nguồn đổ xuống nhưng không hề có những cánh rừng để cản lại sức mạnh của nó. Hàng ngàn hành vi xấu của con người xảy đến nối tiếp nhau càng làm tình trạng nóng lên toàn cầu thêm trầm trọng. Nếu không sớm hành động, cả thế giới này sẽ sống ra sao?
Do đó, với bức thư này, cháu mong rằng bác sẽ nỗ lực dùng tầm ảnh hưởng của mình để đoàn kết các quốc gia, cùng nhau hành động để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên Trái đất.
Bên cạnh đó, cần hành động khẩn trương để bảo vệ các quốc gia, cộng đồng và người dân trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng khí hậu. Cộng đồng quốc tế cần có sự đột phá về khả năng thích ứng và phục hồi, điều đó đồng nghĩa cần nâng mức đầu tư hơn nữa vào các giải pháp cho vấn đề này.
tham khảo:
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Sọ Dừa là câu chuyện cổ tích đầu tiên em được đọc, và đó cũng là câu chuyện em yêu thích nhất.
Chuyện kể về một người đàn bà, vì uống nước trong cái gáo dừa, mà mang thai và sinh ra đứa con có ngoại hình xấu xí, kì lạ. Thế là bà đặt tên cho con là Sọ Dừa. Tuy vẻ ngoài xấu xí, đi lại bất tiện, nhưng Sọ Dừa vẫn rất chăm chỉ, chịu khó. Chàng đã nhờ mẹ xin cho được đi chăn bò của nhà phú ông. Đáp lại sự nghi ngờ của mọi người, chàng không chỉ trông được đàn bò, mà còn chăm chúng béo tốt. Trong thời gian ấy, con gái út của phú ông không ngại vẻ ngoài của Sọ Dừa, mà vẫn mang cơm đến cho chàng. Cảm động, chàng nhờ mẹ đến hỏi cưới cô. Ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng bình thường, khôi ngô tuấn tú, lại có nhà rộng, gia nhân tấp nập khiến ai cũng ngạc nhiên. Không chỉ thế, sau khi kết hôn, Sọ Dừa còn chăm chỉ dùi mài kinh sử, thi đỗ Trạng Nguyên. Điều đó khiến cho hai chị gái của vợ chàng hết sức ghen ghét.
Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị rủ cô em ra biển chơi, rồi đẩy cô xuống nước, hòng cướp đoạt vị trí vợ Trạng Nguyên. Nhưng may mắn, nhờ vào hòn đá lửa, con dao và mấy quả trứng gà Sọ Dừa dặn mang theo, mà cô em gái sống sót được. Cuối cùng, khổ tận cam lai, hai vợ chồng đoàn tụ được với nhau, sống hạnh phúc đến cuối đời. Còn hai cô chị xấu xa thì tủi hổ mà bỏ đi biệt xứ.
Qua câu chuyện Sọ Dừa, tác giả dân gian đã gửi gắm chúng ta bài học về cách đối nhân xử thế, không nên quan trọng vẻ bề ngoài, mà phải chú trọng đến phẩm chất. Một người có trái tim nhân hậu, tốt bụng, thông minh thì mới là người đáng quý.