K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2021

goku và chi chi

25 tháng 3 2021

Trả lời :

“Viếng lăng Bác” được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978. Bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính,niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động ở khổ thơ 3 và 4 của bài thơ.

Bài thơ biểu đạt trọn vẹn dòng chảy cảm xúc chân thành và cảm động của nhà thơ Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác. Từ xa, tác giả trông thấy “hàng tre bát ngát”, đến lúc lại gần, nhìn thấy từng dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ vừa tự hào, mừng rỡ, xen lẫn cảm xúc nghẹn ngào, xót đau. Khi bước vào bên trong lăng, khung cảnh và không khí thành kính, thiêng liêng như ngưng kết cả thời gian, không gian, đưa tác giả trở về hoài niệm xa xăm. Đứng trước linh cửu thiêng liêng của Người, nhà thơ cảm thấy không khỏi ngậm ngùi:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Hình ảnh thơ đã diễn tả sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Nhà thơ cảm nhận Người đang trong giấc ngủ. “Giấc ngủ bình yên” là cách nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.

Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Người bạn “trăng” đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quý những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy.

Càng kính yêu Bác, nhà thơ càng đau xót trước sự ra đi của Người. Tâm trạng xúc động, hụt hẫng của nhà thơ được biểu hiện qua hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”. Theo nghĩa thực, “trời xanh” là hình ảnh của sự vĩ đại, bất tận và vĩnh hằng. Mặt khác, “trời xanh” còn là sự khẳng định và tin tưởng Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng.

Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác: “mà sao nghe nhói ở trong tim”. “Nhói” bộc lộ trực tiếp nỗi đau thương, quặn thắt trong lòng. Tác giả tự cảm thấy đớn đau, mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả muôn triệu trái tim con người Việt Nam.

Cuộc viếng thăm ngắn ngủi không thỏa lòng nhớ mong, thế nên, nhà thơ mãi luyến lưu, bịn rịn, thảng thốt “thương trào nước mắt” khi nghĩ đến giây phút rời xa: “Mai về miền Nam”.

Bốn tiếng “mai về miền Nam” vang lên nghẹn ngào, tha thiết như một lời giã biệt. “Thương trào nước mắt” thể hiện tình yêu thương bao la dành cho lãnh tụ kính yêu. Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác trên khắp mọi miền đất nước. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.

Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm” thể hiện niềm khát khao, mong mỏi được hoá thân thành một phần thiêng liêng, mãi ở lại bên Bác của nhà thơ.

Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng. “Cây tre trung hiếu” hay cũng chính là tấm lòng chung thủy, sắt son của nhà thơ đối với dân tộc, là lời hứa với Bác, nguyện đem sức lực và tính mệnh để gìn giữ nền hoà bình của dân tộc như lúc sinh thời Bá đã dặn dò. Chủ thể “con” ở đầu bài thơ đến đây không xuất hiện thẻ hiện nữa. Điều đó khẳng định ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác

Liên hệ:

Trước sự ra đi của Bác, nhà thơ Tố Hữu cũng đã nghẹn ngào viết nên những dòng thơ thấm đẫm nước mắt:

“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”

(Bác ơi!)

Lý tưởng của Người như mặt trời tỏa sáng trên bầu trời cao, tấm lòng của người dành cho nhân dân như vầng trăng hiền diệu lung linh trong đêm tối của dân tộc, trái tim ấm áp tình yêu thương của Người dành trọn cho dân tộc, cả cuộc đời chưa từng mong cầu cho bản thân. Sự ra đi của bác bởi thế, là sự mất mát lớn lao, không gì bù đắp nổi của cả dân tộc. Lời thơ của Tố Hữu vang vọng như là tiếng khóc tiễn biệt, mang ý nghĩa như một bài điếu văn rất cảm động, vừa ca ngợi lòng yêu nước thương dân bao la của Bác Hồ, vừa biểu lộ lòng tiếc thương, ghi nhớ công ơn to lớn của lãnh tụ.

Với giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ linh hoạt, nhịp thơ chậm rãi, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng, hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, khổ thơ 3 và 4 của bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện sâu sắc tinh cảm thiết tha của nhà thơ đối với Bác trong lần viếng thăm hiếm hoi.

25 tháng 3 2021

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

     Chọn một trong các từ : nhưng , như thế , như vậy , và thế là , đã thế , nhưng điền vào từng chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn của một bạn học sinh :     Tôi không ưa cái Liên . Nhà nó giàu hơn nhà tôi nên lúc nào nó cũng lủng liểng trong túi những táo , lê , mận . Nó có nhiều ..............(1) mà không cho tôi nổi một quả gì . Liên rất sợ mất bạn nên mỗi lần tôi dọa sẽ " éc " nó...
Đọc tiếp

     Chọn một trong các từ : nhưng , như thế , như vậy , và thế là , đã thế , nhưng điền vào từng chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn của một bạn học sinh :

     Tôi không ưa cái Liên . Nhà nó giàu hơn nhà tôi nên lúc nào nó cũng lủng liểng trong túi những táo , lê , mận . Nó có nhiều ..............

(1) mà không cho tôi nổi một quả gì . Liên rất sợ mất bạn nên mỗi lần tôi dọa sẽ " éc " nó , nó vội đưa cho tôi ngay ................ (2) nó chỉ cho tôi cắn một miếng thôi . ......................... (3) , nó bao giờ cũng lặp lại cái điệp khúc  : " Ấy cắn nhỏ thôi ! " . Nhiều lúc ..................... (4) tôi tức lắm , ngoạm một miếng rõ to . ........................... (5) nó lại dỗi . ............................ (6) chưa đầy một buổi , hai ngón tay chúng tôi đã lại ngoắc vào nhau .

0
25 tháng 3 2021

mình không biết sông bứa như thế nào nên mình gửi cho bạn dàn ý nha

Cách viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước

1. Nhớ về dấu hiệu đoạn văn:

  • Câu mở đoạn viết thụt vào đầu dòng, giới thiệu đoạn sẽ tả, câu kết đoạn kết thúc vấn đề nêu ra ở câu mở đoạn, thường nêu suy nghĩ của người viết, các câu còn lại xoay quanh, làm rõ nghĩa cái đang nêu ở câu mở đoạn.

Câu mở đoạn giới thiệu đoạn văn của em tả phần nào của dòng sông, cái hồ nước,...

  • Ví dụ: Ôi chao, dòng sông quê em về buổi chiều mới tấp nập làm sao! (buổi chiều trên sông có những sự vật nào tham gia cảnh làm cho sông tấp nập thì các em viết ra ở những câu sau em minh họa thêm ở những câu văn sau)

Mặt ao làng buổi sáng sao mà đẹp thế! (đẹp như thế nào những câu sau em minh họa thêm ở những câu sau)

2. Nhớ viết các câu phải xoay quanh một ý mình đang diễn đạt, các câu liên hệ với nhau về mặt nghĩa.

3. Chú ý sử dụng mẫu câu kể ai thế nào nhiều hơn để viết văn miêu tả, sử dụng nhiều từ láy gợi hình , gợi tả .

  • Ví dụ: mặt ao lấp lánh, dòng sông hiền hòa, sóng gợn lăn tăn

4. Chú ý nhiều đến thiên nhiên tạo nên cảnh: nắng, gió, chim, mây trời....

5. Thứ tự miêu tả cảnh theo trật tự nào? Không gian hay thời gian?

6. Chú ý con người tham gia cảnh chỉ nêu ít thôi, chỉ điểm xuyết, không tập chung

7. Câu kết đoạn cần nêu suy nghĩ của em về dòng sông, hồ nước, ao làng,... bằng một câu thật nhẹ nhàng.

25 tháng 3 2021

tao chưa được học mày bắt tao học thì tao làm sao biết tao mới học lớp 3 mày cha nên gu gồ ế sao mày ngu thế

25 tháng 3 2021

KO ĐĂNG CÂU HỎI LINH TINH

3 tháng 4 2021

đừng đăng linh tinh bạn nhé

25 tháng 3 2021

Gia đình em sống ở một khu chung cư, vì vậy việc nuôi thú cưng là một vấn đề khá khó khăn. Tuy nhiên, em vẫn có một người bạn bốn chân đáng yêu gắn bó cùng suốt hơn một năm qua. Đó chính là một chú hamster bé nhỏ tên là Hạt Mít.

Hạt mít là một chú hamster to chừng một nắm tay của em bé. Chú ta có thể dễ dàng nằm xoài ra trên lòng bàn tay của em. Bộ lông của chú ta rất mềm mại, có màu y hệt như hột mít, đó cũng chính là nguồn gốc cho cái tên của chú. Là một giống chuột, nhưng Hạt Mít không phải là loại chuột phá hoại, có thể gây bệnh đâu. Chú ta cũng giống bao loại vật nuôi trong nhà khác, ngoan ngoãn và sạch sẽ. Toàn thân chú tròn xoe như trái bóng, nhưng rất mềm mại. Thành ra khi nằm xuống, thân chú sẽ dẹp sang hai bên như cái đĩa, rất buồn cười. Bốn cái chân của chú ngắn cũn và có năm ngón như người. Hai chân trước rất linh hoạt, có thể giúp chú cầm nắm đồ ăn chắc chắn hơn. Đôi tai của chú có hình tam giác, màu đậm hơn lông ở phần thân, luôn dựng lên đầy cảnh giác. Đôi mắt thì đen láy, long lanh như giọt sương vậy. Cái mũi thì hồng hồng, ươn ướt, khi đánh hơi đồ ăn sẽ nhúc nhích thật ngộ nghĩnh.

Vì kích thước bé nhỏ, nên Hạt Mít có một ngôi biệt thự hai tầng riêng để ở một bên cầu thang. Khắp nền được rải giấy khô và lắp đủ loại ống cho chú ta thỏa sức vui chơi. Chỉ khi nào có người chơi cùng, chú ta mới được ra khỏi nhà mình. Trông bé nhỏ thế, mà Hạt Mít chạy nhanh lắm, có hôm chú ta chạy trốn khỏi nhà, làm em và chị đi tìm mãi. Thức ăn của Hạt Mít cũng rất đơn giản. Loại rau củ hay hạt khô gì chú cũng chơi tất. Nhìn cảnh chú ta nhai đồ ăn chíp chíp thật là đáng yêu. Đặc biệt, chú ăn rất sạch sẽ và gọn gàng. Cả việc đi vệ sinh cũng thế. Vậy nên, chẳng bao giờ chú làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cả nhà.

Meo...Meo..." đấy là tiếng kêu nũng nĩu của cô mèo Mi Mi nhà em, mỗi khi em đi học về. Cô là món quà em thích nhất trong ngày sinh nhật do mẹ tặng.

Mi mi có thân mình mềm mại, bộ lông với 3 màu: trắng toát, lẫn vàng óng và lấm tấm. Đó cũng là chiếc áo ấm che chở Mi Mi khi trời rét.

Đầu Mi Mi tròn như quả cam. Hai tai vểnh lên luôn nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt cô tròn, to, trong suốt như thuỷ tinh. Chiếc mũi nho nhỏ, phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Lơ thơ hai bên là mép cong, ria trắng như cước.

Miệng Mi Mi bình thường trông rất nhỏ và dễ thương làm sao. Thế mà mỗi khi cô ngáp, những chiếc răng sắc nhọn chìa ra trông thật dễ sợ! Và đó là vũ khí lợi hại của cô để bắt mồi. Đặc biệt, dưới chân cô là những móng vuốt sắc nhọn. Cô có cái đuôi trắng mịn màng luôn ngoe nguẩy lên xuống làm tăng thêm nét uyển chuyển cho cô. Mỗi lần Mi Mi bước đi, cô giống như một "tiểu thư đài các', lúc đó những anh chàng mèo như bị cưa đổ, luôn vây quanh "nàng công chúa xinh đẹp này".

Nhớ lúc cô mới về, cứ nép vào thành ghế, nét mặt sợ sệt, mắt tròn xoe, nhìn mọi người với nét mặt xa lạ... Dần dần, Mi Mi quen tất cả mọi người trong nhà, nhưng em là người cô quấn quýt nhiều nhất. Mỗi bữa ăn, em là người dọn bữa cho cô. Trừ những lúc đói quá, còn bình thường cô chỉ đứng xa mà nhìn bát cơm, đợi em mời rồi mới rón rén bước tới. Cô ăn nhè nhẹ khoan thai, ăn dần từng miếng từ ngoài vào trong. Chao ôi! Thế mà mỗi khi cô bắt chuột thì trông Mi Mi thật dữ dằn. Con chuột nào mà gặp cô thì thật xấu số.

Mi Mi nhà em rất thích chơi bóng. Mỗi khi em thảy bóng cho Mi Mi, cô chạy lại và vờn rất khéo. Thoắt cái cô đã ở gầm bàn. Nhìn cô nhảy thật nhịp nhàng, uyển chuyển giống như một diện viên xiếc nhào lộn chuyên nghiệp. Mỗi chiều, Mi Mi nằm úp người xuống sưởi nắng bên cửa sổ đợi em đi học về. Nhìn từ xa, thấy em về, Mi Mi chạy ra cửa, đôi mắt xanh ánh lên, cái miệng xinh xinh chìa ra kêu "meo...meo...". Cái đầu của cô cứ dụi dụi vào chân em như đòi em vuốt ve bộ lông mềm mại của nó. Mi Mi đã trở thành người bạn thân thiết của em. Mỗi khi gặp chuyện buồn, em lại tâm sự với cô và được đáp lại bằng tiếng kêu:"meo...meo...". Tuy không nói nên lời, nhưng lời an ủi của cô cũng đủ làm cho em vui.

Cả nhà em, ai cũng yêu quý Mi Mi. Nó đúng là một món quà đầy ý nghĩa. Mi Mi đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em.

25 tháng 3 2021

Tham khảo nha :

Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao…

Đó là những câu thơ vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu mà nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về loài cây em yêu thích nhất: cây dừa.

Những cây dừa thường rất cao lớn, vượt lên cả những mái nhà. Thân cây trơn tuột, được chia thành nhiều khấc. Khách nơi khác thường bảo sao mà khó trèo. Nhưng đối với người dân lớn lên từ cây dừa như em thì chẳng mấy khó khăn. Những tàu lá dừa mọc tít ở trên ngọn, hình dáng như chiếc lá chuối bị gió quật tả tơi. Những nhánh lá đu đưa theo gió, tạo ra tiếng xào xạc vui tai, vỗ về bao đứa trẻ vào giấc ngủ say nồng. Dưới nách lá, là nơi trái dừa sinh ra và phát triển. Những trái dừa kết thành từng chùm, trông hệt như chùm chuông của ông già nô en. Quả dừa nào cũng to tròn, có nhiều nước ngọt mát cùng phần cơm dày dặn. Thật ngon lành làm sao.

Ở vùng đất cát, gió lớn như quê em, dừa là loại cây hiếm hoi phát triển tốt đến như thế. Từng hàng, từng hàng dừa xanh mọc dày đặc. Chúng cắm rễ sâu xuống lòng đất, không chỉ giúp giữ đất, giữ cát hay đem lại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Mà còn đem lại nguồn kinh tế, thức ăn cho người dân. Người ta uống nước dừa, ăn cùi dừa. Lá dừa dùng làm vỏ cuốn bánh, hay xay ra tạo thuốc màu. Thân dừa, lá dừa, vỏ dừa khô thì để đun nấu, chẳng thiếu gì.

Em mong rằng, cây dừa sẽ được trồng nhiều hơn nữa trên khắp mọi miền tổ quốc. Để dù đi đâu, em cũng được nhìn thấy hình bóng thân thương, tuyệt vời ấy.

25 tháng 3 2021

Mỗi loài hoa lại có được một sắc đẹp riêng biệt và không ai có thể phủ nhận được điều này. Loài hoa được coi là sứ giả của mùa xuân nước ta ở đất Bắc không thể không nói đến cây hoa đào được.

Cứ vào độ Tết đến xuân về, trong gia đình em lại có một cây đào. Cây đào này được bố em mua và cũng đã được cắt tỉa gọn gàng, nhìn cây đào được cắt tỉa như vậy cho nên nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón khổng lồ và còn lại  rất đẹp mắt. Đào ngày Tết cũng đã được bố em khéo léo trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn màu xanh dương đậm trong cũng rất đẹp nữa. Có thể nói được rằng chính vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào nhà em lúc này lại có được chiều cao hơn cả em rất nhiều. Cây đào cao như vậy nên thỉnh thoảng đứng gần, em lại như kiễng đôi bàn chân lên và cũng khẽ thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn.

Thoạt nhìn ta đã thấy được thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Khi quan sát ta như cũng nhìn thấy được rằng trên thân cây còn có biết bao những mâm non đang đâm chòi nảy lộc và cứ thế sinh sôi một cách nhanh chóng nhất. Và thế là có những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp, chúm chím mà mãi không nở hoa. Em như cũng đã đếm từng ngày trôi qua, dường như chính ở những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm. Nhìn những nụ hoa giờ đã nở nó như cũng lại như đã khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Có thể nhận thấy được rằng khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Thế rồi em như thấy được khi xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc non mơn mởn, nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Và như để có thể tăng thêm phân hấp dẫn thì em cùng với mẹ cũng đã quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy cùng với mấy sợi dây kim tuyến nhìn cũng thật đẹp mắt. Thế rồi em như thấy được cứ vào những buổi đêm thì cây đào như thật nỏi bật với đèn nhấp nháy trong đêm.

Cây đào này, các thành viên trong gia đình luôn luôn yêu thích. Cả nhà em cùng ngồi uống những cốc trà bên nhau những ngày mưa phùn của mùa xuân như thấy ấm lòng hơn. Cây đâò thwujc sự là cầu nối của các thành viên nhà em với nhau

Khi xuân sang, cây đào trở thành một cây hoa biểu tượng cho mùa xuân đã giúp cho cảnh vật như cũng đã vui tươi hơn rất nhiều. Em cũng rất thích cây đào

25 tháng 3 2021

Tham Khảo nha :

1, Mở bài

Giới thiệu chung về con voi (Ngày hôm qua em được bố mẹ cho đi chơi sở thú và trong sở thú em đã được ngắm một chú voi ngoài đời thật …)

2, Thân bài

– Miêu tả hình dáng chú voi đó:

+ Thân hình to lớn, có lẽ phải nặng hàng chục tấn …

+ Toàn thân là lớp da màu nâu xám, rất ít hoặc hầu như không có lông nên lớp da nó hiện rõ những vết nhăn nheo …

+ Cái đầu rất to với đôi tai to hai bên nhưng hai chiếc quạt luôn phe phẩy …

+ Nó có một chiếc vòi rất dài trông giống như một chiếc vòi nước …

+ Đặc biệt chú voi trong sở thú đó còn có cặp ngà màu trắng cong cong và nhô ra phía trước …

– Đặc điểm, tính cách của chú voi đó (Nó rất hiền lành bởi đã được con người thuần hoá …)

3, Kết bài

Tình cảm, cảm xúc của em về con voi mà mình đã được quan sát đó (Em thấy rất vui và thích thú khi được quan sát chú voi đó và mong chờ hơn vào cơ hội tiếp theo được đi sở thú chơi …)

1, Mở bài

Giới thiệu ngắn gọn về con voi (Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật, một trong những loài động vật mà em thấy thích thú nhất là những chú voi …)

2, Thân bài

– Miêu tả ngoại hình của những chú voi (về các bộ phận trên cơ thể như thân mình, đầu, chân, đuôi,…):

+ Những chú voi có thân hình to lớn với những bước đi phát ra tiếng động lớn nhờ bốn chân to như cột đình khiến nhiều kẻ khiếp sợ …

+ Toàn thân chúng là lớp da dày, hơi nhăn nheo chứ không được bao phủ một lớp lông mao mềm mại như ở hổ, báo hay chó, mèo, …

+ Chúng có một chiếc đầu rất to nhưng đôi mắt lại nhỏ xíu như lúc nào cũng buồn ngủ …

+ Chúng có một đôi tai rất to, một chiếc vòi dài và đặc biệt là một cặp ngà trắng rất quý giá, chính điều ấy đã đẩy chúng vào tình trạng nguy hiểm khi nhiều kẻ xấu vì lợi ích kinh tế mà luôn săn bắt để có được cặp ngà ấy …

– Đặc điểm về tính cách của những chú voi (Những chú voi hiền lành nhưng đôi khi cũng rất hung dữ khi bản thân gặp nguy hiểm …)

– Suy nghĩ của em về những chú voi (Đối với em những chú voi thực sự như những “đứa trẻ to xác”, tuy to lớn nhưng rất đáng yêu …)

3, Kết bài

Tình cảm của em đối với những chú voi (Em thực sự rất yêu thích những chú voi và hi vọng có cơ hội được nhìn ngắm chúng ngoài đời thật …)

25 tháng 3 2021

tôi và những chùm hoa

25 tháng 3 2021

Mùa xuân, tôi cùng mẹ hái những chùm hoa trên giàn xuống.