K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2021

ong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.

Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.

Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.

Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.

Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

21 tháng 9 2021

Trả lời :

Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Tôi cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời mấy trăm năm về trước?

Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn "như núi Thái Sơn"; nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng 'bao la "như nước trong nguồn chảy ra".

Người sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình.

~ HT ~

Bài 1: Với đề bài Em hãy kể lại câu chuyện của chú bé Lượm theo đúng nội dung và ngôi kể trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, bạn em định xây dựng bố cục cho bài viết như sau:(I) Mở bài: Giới thiệu chung về Lượm và nỗi thương tiếc đối với chú bé liên lạc ấy.(II) Thân bài: Kể lại chú bé Lượm hồn nhiên và anh dũng:(1) Qua hồi ức về cuôc gặp gỡ giữa hai chú cháu Ở Huế...
Đọc tiếp

Bài 1: Với đề bài Em hãy kể lại câu chuyện của chú bé Lượm theo đúng nội dung và ngôi kể trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, bạn em định xây dựng bố cục cho bài viết như sau:

(I) Mở bài: Giới thiệu chung về Lượm và nỗi thương tiếc đối với chú bé liên lạc ấy.

(II) Thân bài: Kể lại chú bé Lượm hồn nhiên và anh dũng:

(1) Qua hồi ức về cuôc gặp gỡ giữa hai chú cháu Ở Huế trong những ngày đầu kháng chiến.

(2) (……)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

( III) Kết bài: Cảm nghĩ người kể chuyện: Xót thương, cảm phục mà không thể nào quên hình ảnh người thiếu niên ngây thơ và dũng cảm.

Hãy điền vào dấu (….) một ý thích hợp, để làm bố cục bài trở nên đầu đủ, rành mạch và hợp lí

0

vậy cho xin 1 t đi mà

21 tháng 9 2021

bn nào ko đi chơi trung thu ko

- Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên  tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc.

Từ láy toàn hoàn:  tất cả các âm, các từ, các thanh âm, dấu câu đều giống nhau. Ví dụ từ láy toàn bộ: Xanh xanh, xa xa, cao cao, nghiêng nghiêng, ầm ầm, rào rào, ha ha, xinh xinh, ào ào, đùng đùng, hắc hắc… Từ láy biến âm:  kiểu từ láy giữa tiếng trước và tiếng sau có sự khác nhau về thanh điệu, phụ âm cuối

"Vừa nghe thấy thế, tôi bất giác chạy lên bật bật, kinh hoàng đưa mắt nhìn thấy mắt tôi. Cặp mặt đen của em lúc này thăm quan, hai bờ mi đã treo lên vi khóc nhiều. Đêm qua, Bất cứ lúc nào tôi cũng nghe thấy tiếng khóc, tức là tôi cứ phải cắn môi để bật tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ chảy ra như nước, và hai cánh tay. 1. Xác định các từ láy được sử dụng trong phần trích dẫn trên....
Đọc tiếp

"Vừa nghe thấy thế, tôi bất giác chạy lên bật bật, kinh hoàng đưa mắt nhìn thấy mắt tôi. Cặp mặt đen của em lúc này thăm quan, hai bờ mi đã treo lên vi khóc nhiều. Đêm qua, Bất cứ lúc nào tôi cũng nghe thấy tiếng khóc, tức là tôi cứ phải cắn môi để bật tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ chảy ra như nước, và hai cánh tay. 1. Xác định các từ láy được sử dụng trong phần trích dẫn trên. Viec sử dụng các dung lượng như thế nào? 2. Qua truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”, nhà văn Khánh bạn đọc bức thư nào? 3. Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” khiến người ta xót xa trước cuộc chia tay đây nước mắt của hai anh em đồng thời còn cho ta thấy trò chơi của gia đinh đối với mối quan hệ. Băng một đoạn văn bản giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của minh họa vai trò của gia đình thay đổi với cuộc đời của mỗi người. người. Bài 2: Đọc doạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

0
"Vừa nghe thấy thế, tôi bất giác chạy lên bật bật, kinh hoàng đưa mắt nhìn thấy mắt tôi. Cặp mặt đen của em lúc này thăm quan, hai bờ mi đã treo lên vi khóc nhiều. Đêm qua, Bất cứ lúc nào tôi cũng nghe thấy tiếng khóc, tức là tôi cứ phải cắn môi để bật tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ chảy ra như nước, và hai cánh tay. 1. Xác định các từ láy được sử dụng trong phần trích dẫn trên....
Đọc tiếp

"Vừa nghe thấy thế, tôi bất giác chạy lên bật bật, kinh hoàng đưa mắt nhìn thấy mắt tôi. Cặp mặt đen của em lúc này thăm quan, hai bờ mi đã treo lên vi khóc nhiều. Đêm qua, Bất cứ lúc nào tôi cũng nghe thấy tiếng khóc, tức là tôi cứ phải cắn môi để bật tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ chảy ra như nước, và hai cánh tay. 1. Xác định các từ láy được sử dụng trong phần trích dẫn trên. Viec sử dụng các dung lượng như thế nào? 2. Qua truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”, nhà văn Khánh bạn đọc bức thư nào? 3. Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” khiến người ta xót xa trước cuộc chia tay đây nước mắt của hai anh em đồng thời còn cho ta thấy trò chơi của gia đinh đối với mối quan hệ. Băng một đoạn văn bản giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của minh họa vai trò của gia đình thay đổi với cuộc đời của mỗi người. người. Bài 2: Đọc doạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

1

a) Đoạn văn trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. Tác giả là Khánh Hoài
b) Đoạn văn trên thuộc thể loại truyện
Phương thức biểu đạt : tự sự + biểu cảm + miêu tả
Ngôi kể: 1 - là Thành, người kể chuyện, xưng tôi
Tác dụng:
- Khiến câu chuyện trở nên chân thật, thú vị, sinh động, hấp dẫn hơn
- Biểu lộ trực tiếp được tâm tư tình cảm của nhân vật
c) Từ láy trong đoạn trích:
bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi
Tác dụng:
- Nhấn mạnh sự đau đớn, nỗi buồn của Thủy cũng như là Thành
- Cho thấy tình cảm anh em gắn bó, không muốn rời xa nhau.