K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi đánh giá năng lực

Trong những năm vừa qua, dịch bệnh covid hoành hành trên khắp thế giới. Khiến cho bao nhiêu con người phải chịu đau thương , mất mát vô cùng . Nhưng có những chiến sĩ áo trắng đã cố gắng chữa trị cho bệnh nhân , họ chăm sóc,phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh lên trên hết . Còn có những người phải hy sinh. Họ phải rời xa gia đình , người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y bác sĩ còn không thể có một nụ hôn vói đứa con thơ hay bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh. Tất cả đều là vì sự an toàn cho tính mạng hơn 90 triệu người dân.Nhiều bài thơ,ca khúc, bức thư ,..đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc, khiến bao nhiêu người rơi lệ,....Nguy hiểm là vậy,gian khó là vậy nhưng những"chiến sĩ mặc áo trắng "của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nâng caoo ý trí,bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước. Và tất cả công sức này đều thu lại kết quả rất tích cực. Thật khâm phục ! 

Cuối những năm 2019, thế giới đã và đang đối mặt với một thảm họa mang tên - dịch viêm phổi cấp do virus corona. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này và chúng ta đang cùng với thế giới để giải quyết căn bệnh nguy hiểm này. Chính vì vậy mà nhà nước cùng đội ngũ y bác sĩ đã ra sức đề ra những biện pháp tích cực, chủ động để cứu chữa bệnh kịp thời cho người dân. Thời sự đã và đang không ngừng đưa tin về diễn biến của bệnh cũng như những hình ảnh của các y bác sĩ đang ở bên kia tiền tuyến, đương đầu với nhiều khó khăn, vất vả. Chống dịch như chống giặc. Các y, bác sĩ ngày đêm phải thức để chăm bệnh nhân, đề tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất cứu lấy mạng sống của những người mắc covid - 19. Bên cạnh đó, có biết bao bác sĩ phải xa gia đình thậm chí nếu được gặp người thân họ cũng không dám tiếp xúc, hoặc lại gần để ôm, để được động viên. Chỉ vì các bác sĩ sợ sẽ lây nhiễm cho người nhà. Ấy thế mà cạnh bên những người cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, nặng nhọc với các y, bác sĩ vẫn còn một bộ phận không nhỏ luôn kêu ca, luôn trách những người lương y này chưa gắng hết sức mình. Thậm chí, có những người không thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chưa dừng lại ở đó, có những người còn ghẻ lạnh gia đình của họ, dặn con và người thân của mình là không được tiếp xúc với người thân của bác sĩ để tránh lây nhiễm. Thật là đáng giận và phê phán biết bao. Mỗi người hãy nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, hãy ở nhà, hãy hạn chế ra đường nhất có thể. Vì lợi ích của cá nhân, của cộng đồng và của Tổ quốc.

  
Câu 6. Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích?A Mang.            B. Đem.               C. Rủ.                         D. Đuổi.Câu 7. Câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo...
Đọc tiếp

Câu 6. Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích?

A Mang.            B. Đem.               C. Rủ.                         D. Đuổi.

Câu 7. Câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” trong đoạn trích có mấy vị ngữ?

A. 1                B. 2                        C. 3                  D. 4

Câu 8. Chủ ngữ của câu “Hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn” là:

A. “Hương thơm”.       B. “Hương thơm đậm            C. “Nếp áo”.                   D. “Nếp khăn”.

Câu 9. Xét theo mục đích nói, câu văn số (3) “Cây cỏ thơm.” của đoạn trích thuộc kiểu câu gì?

A. Trần thuật.             B. Nghi vấn.             C. Cầu khiến.              D. Cảm thán.

Câu 10. Ý nào sau đây không phải là tác dụng của việc lặp lại từ “thơm” trong các câu số “(2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm”?

A. Liên kết câu (3), (4) với câu (2).

B. Nhấn mạnh hương thơm của thảo quả trải khắp không gian.

C. Làm cho câu ngắn gọn hơn.

2
5 tháng 6 2021

Câu 6. Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích?

A Mang.            B. Đem.               C. Rủ.                         D. Đuổi.

Câu 7. Câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” trong đoạn trích có mấy vị ngữ?

A. 1                B. 2                        C. 3                  D. 4

Câu 8. Chủ ngữ của câu “Hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn” là:

A. “Hương thơm”.       B. “Hương thơm đậm            C. “Nếp áo”.                   D. “Nếp khăn”.

Câu 9. Xét theo mục đích nói, câu văn số (3) “Cây cỏ thơm.” của đoạn trích thuộc kiểu câu gì?

A. Trần thuật.             B. Nghi vấn.             C. Cầu khiến.              D. Cảm thán.

Câu 10. Ý nào sau đây không phải là tác dụng của việc lặp lại từ “thơm” trong các câu số “(2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm”?

A. Liên kết câu (3), (4) với câu (2).

B. Nhấn mạnh hương thơm của thảo quả trải khắp không gian.

C. Làm cho câu ngắn gọn hơn.

5 tháng 6 2021

Trả lời :

6. D

7. D

8. B

9. A

10.C

29 tháng 5 2021

 Thành phố Hồ Chí Minh (tên cũ là Sài Gòn) cách Thủ đô Hà Nội 1.730 km (đường bộ) vổ phía Bắc; từ trung tâm thành phố cách biển Đông 50 km theo đường chim bay, có 15 km bờ biển, diện tích tự nhiên là 2.095 km2, dân số hơn 6 triệu người.

   Tính từ khi địa danh Sài Gòn được ghi vào sổ sách của triều đình nhà Nguyễn năm 1608 cho đến nay thì vùng đất này đã được hơn 300 tuổi. Vào đầu năm Mậu Dần (1698), quan Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh Chúa Nguyễn vào mở mang vùng đất phía Nam. Ông đã thành lập phủ Gia Định, lập xứ Đổng Nai, Sài Gòn, dựng dinh Trấn Biên... Vùng đất Nam Bộ lúc đó đất rộng người thưa. Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, số dân ở đây chỉ khoảng 500 ngàn người. Thống đốc quân sự người Pháp là Bonard chia tỉnh Gia Định thành 3 phủ, mỗi phủ có 3 huyện, dưới huyện có tổng, dưới tổng có xã. Sài Gòn lúc bấy giờ là tỉnh lị của Gia Định. Năm 1864, Chợ Lớn được tách ra khỏi Sài Gòn vì đây là khu vực sinh sống của người Hoa đang trên đà làm ăn thịnh vượng.

   Cuối thế kỉ XIX, Sài Gòn đã mang dáng dấp của một đô thị theo kiểu phương Tây. Trong nội thành đã xuất hiện những trục đường lớn có ngã tư, ngã năm, ngã bảy. Nhiều nhà tầng xây bằng gạch, xi măng cốt thép, quảng trường, bến cảng, công viên... lần lượt mọc lên. Trên địa bàn Sài Gòn có tới hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều, lớn nhất là sông Sài Gòn mà đoạn chảy qua thành phố dài 106 km. Hệ thống đường sông từ thành phố lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Cam-pu-chia đểu thuận lợi. Khí hậu ở đây chia ra làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh là 27°c. Thổ nhưỡng chủ yếu do phù sa cũ và phù sa mới bổi đắp mà thành.

   Do vị trí địa lí và những yếu tố đất đai, khí hậu thuận lợi nên vùng đất này sớm trở thành nơi hội tụ của các thương nhân bốn biển, năm châu. Cảng Sài Gòn được thành lập từ năm 1862. Các tàu buôn của người phương Tây và các nước lân cận đã cập cảng Sài Gòn. Các địa danh như: chợ cấu ông Lãn- chợ Cẩu Kho, chợ Binh Tây, chợ Rẫy, chợ Bến Thành... dần dần trở nên quen thuộc đối với thương nhân.

   Cuối thế kỉ XIX (ngày 15/3/1874) Tổng thống nước Cộng hoà Pháp kí sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Từ đó, hàng loạt công trình được xây dựng: Những công sở, trường học, bệnh viện, nhà thờ, trung tâm thương mại, công nghệ dịch vụ, giao thông vận tải, bưu điện... Đầu thế kỉ XX, Chợ Lớn lại sáp nhập vào Sài Gòn. Sài Gòn - Chợ Lớn trở thành đô thị lớn nhất Đông Dương, được ca ngợi là Hòn ngọc Viễn Đông. 

   Sài Gòn được cả thế giới biết đến vì đây là nơi mở đầu cho cuộc kháng chiến anh dũng chống quân xâm lược Pháp và kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bằng chiến dịch Hổ Chí Minh lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Kì họp thứ nhất của Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà Xã hội Chù nghĩa Việt Nam tổ chức vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 đã quyết định đổi tên Sài Gòn là thành phố Hổ Chí Minh.

   Toàn thành phố hiện nay có 24 quận, huyện. Nội thành có các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Binh, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Binh Tân và Tân Phú. Ngoại thành có các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh. Tổng cộng là 317 phường, xã, thị trấn. Các dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer... cùng chung sống trên mảnh đất trù phú này.

   Dân số của thành phố khoảng 6 triệu người, từ khắp đất nước tụ họp vé đây làm ăn, sinh sống. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều vào lĩnh vực sản xuất hàng hoá, kinh doanh và dịch vụ... nên thành phố đã có quy mô của một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn nhất nước. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam, bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường không. Từ thành phố đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông Dương. Sàn bay quốc tế Tân Sơn Nhất cách trung tâm thành phố 7 km, là sân bay lớn nhất ở Việt Nam với hàng chục đường bay quốc tế.

   Ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện, thành phố Hổ Chí Minh còn có tiềm năng du lịch rất lớn. Nơi đây là vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước Việt Nam và cũng là nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, Bến Nhà Rồng và Bảo tàng Hổ Chí Minh là di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Các di tích cách mạng khác như Địa đạo Củ Chi, 18 thôn Vươn Trầu, Đền thờ liệt sĩ Bến Dược, các nhà bảo tàng, nhà hát lớn, các công trình kiến trúc thời Pháp lá những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây, thành phố đã xây dựng thêm nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Quới, các khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kì Hoà, Suối Tiên,.. đã thu hút lượng du khách khá đông. Thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ... khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức lễ hội, các tua du lịch sinh thái để khai thác tiềm năng và phát triển công nghệ du lịch của thành phố.

   Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hổ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Bến Nhà Rồng, Cảng Sài Gòn, Đền thờ Quốc TỔ, Dinh Xã Tây (ủy ban Nhân dân Thành phố), Nhà hát lớn, Bưu điện Thành phố, các ngôi chúa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đinh Giác Viên...), các nhà thờ cổ như Đức Bà, Huyện Sĩ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn chung, Sài Gòn - Gia Định là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá và có một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống của người Việt, người Chăm, người Khơme với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.

   Có thể nói Sài Gòn - thành phố Hổ Chí Minh là trung tâm văn hoá, chính trị của miền Nam ra đời và phát triển khá sớm và phong phú của sách, báo, trường học, của đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ, các hoạt động giao lưu văn hoá, văn học, nghệ thuật diễn ra thường xuyên khiến cho Sài Gòn từ lâu đã là một thành phố có ảnh hưởng về văn hoá đối với cả nước. Với tiềm năng to lớn, trong một tương lai không xa, chắc chắn thành phố Hổ Chí Minh sẽ phát triển ngang tầm với các thành phố hiện đai, văn minh trong khu vực và trên thế giới.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/gioi-thieu-thanh-pho-ho-chi-minh-c37a16588.html#ixzz6wEAZBPFP

29 tháng 5 2021

BẠN KHAM KHẢO NHÉ!!!

Trời đã tang tảng sáng. Trước mắt em, không gian biến màu dần trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Tầng tầng, lớp lớp bụi hồng ánh sáng lan toả khắp không gian như thoa phấn lên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, diễm lệ. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố mang tên Bác như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương.

Giây phút kì diệu đã đến. Mặt trời đang mọc. Bầu trời lúc rạng sáng chuyển biến rất nhanh, có thể nhận rõ từng bước một. Phía Đông, sắc trắng đổi dần sang màu hồng phớt. Những tia sáng hình rẻ quạt xuyên thủng lớp mây dày xốp. Ánh sáng ban mai lan toả khắp nơi, cảnh vật bừng thức dậy trong làn gió trong lành, mát rượi. Hàng vạn ngôi nhà to nhỏ, cao thấp nhấp nhô dần dần hiện rõ đường nét, sắc màu. Những vùng cây xanh bỗng oà tươi trong nắng sớm. Hàng cây ven đường ướt sương, lấp lánh dưới ánh bình minh.

Đường phố bắt đầu huyên náo. Một ngày mới bắt đầu.

Trên đường, từng đoàn xe tải, xe lam, ba gác máy, hon đa, xe đạp... chở hàng hoá, thực phẩm toả về các chợ. Tiếng động cơ ồn ã, tiếng còi xin đường lanh lảnh khuấy động không gian.

Tiếng rao lảnh lót của những hàng quà sáng ngân dài dọc phố: “Ai xôi nóng đây! Bánh mì nóng mới ra lò đây! Bánh tiêu, bánh bò đây... ” hoà quyện vào nhau, tạo thành một thứ âm thanh vô cùng quen thuộc.

Trong dòng người ngược xuôi, giữa muôn màu áo của cán bộ, công nhân tới cơ quan, nhà máy, nổi bật lên sắc trắng của đồng phục học sinh đang tấp nập tới trường.

Nhịp điệu thôi thúc, hối hả của cuộc sống công nghiệp hoá ở một thành phố lớn đã cuốn hút mọi người. Gương mặt ai cũng tràn đầy một niềm phấn chấn và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của thành phố được vinh dự mang tên Bác kính yêu.

Em yêu mến và tự hào biết mấy về thành phố Hồ Chí Minh của em!

28 tháng 5 2021

CẢ BÀI VĂN VÀ DÀN Ý ĐỀU Ở ĐÂY

K VÀ KB VỚI MIK NHA

Dàn ý miêu tả ngôi nhà - Mẫu 1

I. Mở bài

Giới thiệu chung vị trí ngôi nhà, cảm giác chung về ngôi nhà?

II. Thân bài

1. Những nét chung

  • Nhà có hàng rào, có vườn, có sân không? (Hàng rào bằng chất liệu gì? Có gì đặc biệt? Trong sân, vườn, có cây cối, hoa cảnh gì?... ).
  • Nhà rộng hay hẹp? Bằng vật liệu gì?
  • Nhà có bao nhiêu phòng? sắp xếp ra sao?

2. Đặc tả một số chi tiết

  • Phòng đầu tiên (hoặc phòng khách) được trang hoàng như thế nào? Có nét gì đặc biệt?
  • Phòng em học ở đâu? Phòng được sắp xếp như thế nào? Có gì thuận tiện hay trở ngại cho việc học tập của em?

III. Kết luận

Cảm nghĩ của em về ngôi nhà.

Dàn ý miêu tả ngôi nhà - Mẫu 2

1. Mở bài:

  • Giới thiệu địa điểm ngôi nhà
  • Giới thiệu những đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà

2. Thân bài

* Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà

  • Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?)
  • Hình dáng của nó? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T...)

* Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà:

(Miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.)

  • Cổng nhà, cửa vào nhà, các cửa sổ... làm bằng gì?
  • Mái nhà lợp bằng gì? Màu vôi trần, tường? Nền nhà?...
  • Các phòng trong nhà: Mấy phòng? Những phòng nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt của gia đình và bản thân em như thế nào?

3. Kết bài:

Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy.

Tả ngôi nhà thân yêu - Mẫu 1

Cuộc sống mang con người đi xa, tới nơi có những vùng đất mới. Nhưng sau tất cả, ta chỉ có một nơi để trở về, đó là mái nhà yêu thương, nơi ta đã lớn lên, nơi có gia đình thương yêu ta.

Ngôi nhà của em là một căn nhà 3 tầng trong một ngõ nhỏ của thành phố quê hương thân yêu. Phía bên ngoài nhà được sơn màu vàng nhạt, đi từ xa có thể nhìn thấy chiếc cổng màu xanh ngọc và ngôi nhà trong khoảng sân nhỏ bé đầy cây cảnh. Khi cánh cửa gỗ lim mở ra có thể thấy phòng khách mở ra ngay trước mắt. Tường phòng khách được sơn màu giống như phía bên ngoài. Bộ bàn ghế gỗ được kê sát tường, để trống một phía bên trái cho mọi người dễ dàng đi lại. Ngay bên cạnh bộ bàn ghế, sát cầu thang đi lên là tủ sập kê tivi. Trên kệ tủ ấy, bố em còn trang trí thêm một ông thần tài bằng đá và một lọ hoa rất đẹp. Trên tường phía đối diện bộ bàn ghế là bộ tranh tứ quý tùng, cúc, trúc, mai. Bố em nói treo bộ tranh này để nhắc nhở chúng em học tập những đức tính của người chính nhân quân tử. Ngửa mặt lên nhìn có thể thấy bộ đèn chùm treo chính giữa. Màu đèn kết hợp với màu tường nhà khiến cả căn phòng sáng bừng lên, tươi mới lạ kì. Phía bên trong phòng khách là phòng bếp. Phòng bếp nhà em không to lắm nhưng đầy đủ những vật dụng cần thiết . Bên tay trái đặt bếp, trạn, bồn rửa tay,... còn bên tay phải là bộ bàn ghế gỗ để gia đình em có thể cùng nhau quây quần mỗi bữa cơm.

Bước lên cầu thang lên gác có thể thấy có lối đi chia về hai hướng. Rẽ sang bên trái là phòng của bố mẹ em, còn bên phải là phòng của em trai em. Phòng bố mẹ lớn hơn một chút so với các phòng còn lại, được sơn màu hồng tím nhạt. Bố em sơn màu sơn này vì đó là màu yêu thích của mẹ. Phòng em trai em són màu xanh đậm. Đúng tính chất căn phòng của một cậu bé năng động, căn phòng ấy có đủ loại đồ chơi và hình dán các siêu anh hùng. Trên tầng 3 là phòng của em và hiên nhà, nơi để phơi và giặt quần áo. Em chọn căn phòng trên tầng cao nhất là vì từ đây có thể nhìn ra thành phố, không khí rất thoáng đãng, trong lành.

Em rất yêu ngôi nhà của mình, yêu cuộc sống nơi đây, nơi gắn bó với em từ lúc em sinh ra cho tới từng ngày em lớn. Mai này khôn lớn trưởng thành, ngôi nhà sẽ là điểm tựa cho em lớn lên từng ngày. Vì em biết, mỗi sáng tỉnh giấc, nơi đây luôn có người tiễn em ra cửa, và mỗi chiều khi trời xế bóng, luôn có người mở cửa chờ em

Tả ngôi nhà thân yêu - Mẫu 2

Nếu ai hỏi tôi khi mệt mỏi nhất, chán nản nhất tôi sẽ làm gì thì tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời đó là tôi sẽ trở về ngôi nhà thân yêu của mình. Cuối năm ngoái bố mẹ tôi vừa mới sửa sai tân trang lại ngôi nhà nên bây giờ trông nó đẹp hơn hẳn và tôi luôn tự hào khoe với các bạn về ngôi nhà mà tôi đang sống.

Thực ra nhà tôi không to lắm, chỉ vẻn vẹn hai tầng và một tum chứ không cao tầng như biết bao ngôi nhà khác nhưng nó lại vô cùng thích hợp cho gia đình tôi đủ ở và vô cùng ấm áp. Từ xa nhìn lại ngôi nhà như một chú robot khổng lồ khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm trông vô cùng bắt mắt và nổi bật. Phía trước cửa nhà là một chiếc sân khá rộng được lát gạch màu đỏ tươi, trên sân bố tôi trồng rất nhiều cây cảnh nào hoa hồng, hoa loa kèn, cây lộc vừng, cây xanh… Đặc biệt chiếc sân nổi bật là nhờ có hai bức tranh to được vẽ tỉ mỉ và kĩ càng trông rất đẹp. Bố tôi luôn tâm đắc về hai bức tranh này. Bước qua cửa kính chính là phòng khách của gia đình tôi. Căn phòng được trang trí khá giản dị nhưng lại rất tinh tế. Cả căn phòng được bố mẹ tôi sơn màu xanh lá trông rất mát mắt. Ở chính giữa phòng là bộ bàn ghế làm bằng gỗ bên trên có đặt một chậu hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và phía trước là một chiếc kệ nhỏ để đặt tivi và ông thần tài ở bên cạnh.Điểm nhấn của căn phòng là chiếc đèn chùm được treo ở trên trần nhà trông rất đẹp và thanh tao.Đây là căn phòng được bố mẹ tôi dùng để tiếp khách và cũng là địa điểm mà gia đình chúng tôi sum vầy sau mỗi bữa cơm để cùng nhau xem phim hay trò chuyện. Có lẽ chính vì vậy nên căn phòng tỏa ra rõ sự ấm áp sum vầy của gia đình tôi. Từ phòng khách đi sâu vào trong sẽ có nhiều phòng khác như phòng ngủ của bố mẹ, nhà vệ sinh, và nhà bếp. Và đi lên tầng hai của căn nhà chính là phòng ngủ của chị em tôi và một phòng thờ. Mỗi căn phòng đều có một chức năng riêng của nó và vô cùng tiện ích. Ví dụ như nhà bếp sẽ là nơi gia đình tôi tụ tập nấu ăn và ăn uống ở đây nên ba mẹ tôi đã đặt sẵn một bộ bàn ghế nhỏ trong nhà bếp. Đây cũng là nơi mà gia đình tôi được sum vầy quanh mâm cơm sau những giờ học tập hay làm việc căng thẳng. Hay nhà vệ sinh là nơi vệ sinh cá nhân của mỗi người; hay phòng ngủ là không gian riêng của mỗi người nên sẽ được trang trí theo ý của mỗi người trong gia đình.

Tôi yêu và tự hào về ngôi nhà của mình lắm.Đây chính là thân thiết và ấm cúng nhất mà tôi gắn bó suốt từ thuở ấu thơ. Bởi vậy nên những lúc rảnh rỗi tôi luôn cùng với mọi người dọn dẹp hoặc sửa sang lại ngôi nhà để nó thêm đẹp hơn.

28 tháng 5 2021

mình chỉ cho dàn ý thôi

27 tháng 5 2021

Mình ko có thời gian tả, nhưng góp cho bạn là mình thích đọc sách Tổng Hợp Về Hero Team đc bán ở Hải Dương

27 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai tươi mới. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một quyển sách như vậy.

Tôi tin với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này đều không thể quên được thế giới mông lung và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn hay mĩ miều như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là góc khuất thầm kín trong tâm hồn, là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua.

Nguyễn Nhật Ánh đã tặng bạn đọc một tấm vé trên chuyến tàu đặc biệt để mỗi người chúng ta có thể lật lại trang sách thời gian nhuốm màu dĩ vãng này trở về dòng sông trong trẻo của tuổi thơ và gột rửa hết những bụi bặm, những bế tắc, những phù phiếm ở thế giới người lớn. Xin đừng vội nghĩ rằng đây chỉ là tác phẩm sáo rỗng, vô vị dành cho bọn trẻ con mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần nhất của cuộc sống, cũng như tác giả đã từng khẳng định “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”.

Xuyên suốt quyển sách là câu chuyện xoay quanh nhóm bạn bốn người với những “ông cụ, bà cụ non” khoác trên mình hình hài trẻ thơ gồm: nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò và Tủn - hoa khôi của xóm. Qua hành trình khôn lớn của những “bé con” đó, tôi như được chứng kiến một thước phim quay chậm lúc thì mờ ảo, nhiễu loạn nhưng có lúc hình ảnh về ngày tháng tuổi thơ lại hiện lên rõ nét, sinh động ngỡ như mới chỉ ngày hôm qua.

Những hồi ức ấy nào có phải toàn mang ánh hào quang rực rỡ, nào có phải là bản hùng ca với đầy chiến tích đáng tự hào mà với cu Mùi, nó đơn thuần chỉ là nỗi buồn không rõ nguồn gốc về cuộc sống cũ kĩ theo vòng tuần hoàn tẻ nhạt “Vẫn ánh mặt trời ấy chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà”.

Và hơn hết sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu nhóc lên tám còn thể hiện rất chân thật qua những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi cọ, cấu véo, ngủ gật hay chọn vị trí tối tăm cho ít bị kêu lên bảng trả bài. Ngay ở chương đầu tiên của quyển sách, chắc hẳn người đọc đã thoáng có chút giật mình, lắng đọng xen lẫn ngượng ngùng khi bắt gặp chính hình bóng của mình trong thời áo trắng qua nhân vật trữ tình.

Dù bạn có dám thừa nhận hay không thì ở cái tuổi ham chơi, hiếu động ấy thì việc học như một nghĩa vụ giam cầm ta trước bao nhiêu trò chơi hấp dẫn, trước bao nhiêu khung trời mới mẻ và giờ ra chơi chính là thời gian thần tiên để chú chim non sổ lồng tìm chút niềm vui ngắn ngủi.

Mạch liên tưởng độc đáo đó như thể là một chiếc chìa khóa vạn năng chạm tới mọi góc khuất riêng tư nhất trong miền kí ức của tôi, kí ức về cô học sinh lớp ba luôn thơ thẩn, mơ mộng về những bài toán chia dài ngoằng thành biết bao tòa cao ốc đồ sộ mà chính tôi là vị kiến trúc sư đại tài thiết kế nên hay những dòng chữ gà bới đang múa lượn trong quyển vở tập viết với tôi lại là món mì xoắn ốc mới mẻ, ngon lành dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp cừ khôi…

Có lẽ tôi và rất nhiều “bạn nhỏ” khác cũng đã hoặc đang đánh mất rất nhiều năm học tập quý giá, đánh mất rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng tôi sẽ chẳng chối bỏ tuổi thơ đó, chẳng chối bỏ lỗi lầm đó vì con người không ai có thể luôn hoàn hảo, nếu ta không đủ can đảm nhìn nhận quá khứ, nhìn nhận những thiếu sót của bản thân thì ta chỉ đang tự lừa dối chính mình bởi vỏ bọc hoàn thiện giả tạo.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã nêu triết lý “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”, thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gởi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá nên những chân lý mới lạ.

Văn phong của tác giả nửa như giễu cợt, bông đùa, nửa lại mang hơi hướng triết lý sâu sắc truyền đạt tới đông đảo bạn đọc và đôi khi là các bậc cha mẹ nói riêng. Chắc ta không thể quên lời than phiền của cu Mùi “Người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt”, đôi khi vì quá yêu thương con mà cha mẹ vô tình thái quá sự phán xét và áp đặt trẻ bởi họ luôn muốn con mình nhận lấy mọi điều tốt đẹp và tránh xa những cạm bẫy.

Nhưng liệu có quá bất công khi chúng ta tước đi quyền được vấp ngã của con trẻ và ép chúng vào khuôn mẫu hoàn hảo chỉ chứa niềm vui và sự sung túc? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó cũng giống như một món ăn tuy ngon đến mấy nhưng ăn hoài sẽ thành chán ngán, tầm thương ví như bước đường ta đi nếu quá bằng phẳng và trải đầy hoa hồng thì hạnh phúc cũng trở nên nhàm chán, vô vị vì đời người chỉ được một lần sống, ta chỉ một lần được trải nghiệm hết những hỉ, nộ, ái, ố, đau thương.

Có đứa bé nào tập đi mà chưa từng vấp ngã, đứa bé chưa từng nói ngọng sẽ không thể phát âm tròn vành, rõ chữ vậy nên qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh còn muốn gởi thông điệp đến “những người lớn” hãy để con cái được phát triển tự nhiên nhất, ta chỉ nên khuyên răn chứ đừng ngăn cấm chúng khám phá thế giới dù biết trước đó là ngõ cụt bởi ta cũng đã từng được trải nghiệm nên hãy để trẻ con vươn tới tương lai bằng chính đôi chân nhỏ bé của bản thân.

Không chỉ vậy, trong “cho tôi một vé đi tuổi thơ” làm mỗi người lớn phải thốt lên khâm phục trước sự sáng tạo, mộng mơ của bọn trẻ mà cũng chính là của ta ngày xưa. Đó là mong ước muốn “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái tivi và thằng Mùi là Thầy hiệu trưởng…

Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngắt với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm ngô nghê, hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên lời bộc bạch rất ngây thơ.

“Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yên con nít mà có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẫn đục bởi vòng xoáy của tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hòa cảm xúc khi người lớn cố lập trình, lên kế hoạch để ép thứ cảm xúc vô hình vào khuôn khổ chặt chẽ.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ- một tác phẩm mở ra thiên đường trong trẻo, tràn ngập hoa nắng và tiếng cười giòn giã của trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã kết nối những trang hồi ức vô tình bị lãng quên hay thậm chí là đánh mất giữa dòng đời xô bồ, tấp nập này. Ông đã mang bạn đọc từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lên chung một chuyến tàu về lại sân ga tuổi thơ để từ đó bắt đầu hành trình tìm lại chính mình, chính bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện”.

Đọc tác phẩm mà mỗi hình ảnh, mỗi hành động, lời nói của bốn nhân vật đều để lại trong tôi một sự khắc khoải, ám ảnh sâu sắc, ám ảnh về dòng chảy hờ hững của thời gian đã mang đi mất của tôi rất nhiều thứ, mang đi mất những tháng ngày rong ruổi dạo chơi khắp xóm, mang đi mất những người bạn thân thiết đã từng là tất cả với tôi và hơn hết là mang đi mất chính hình bóng tuổi thơ thậm chí là biết bao hoài bão cháy bỏng mà tôi đã từng khát khao thực hiện cũng bị lớp bụi thời gian xóa mờ, vùi lấp.

21 tháng 5 2021

Bởi vì trên chiếc thuyền đó sự thật là có đúng 2 người đi. Đó là ba của người Mỹ đen và ba của người Mỹ trắng!

17 tháng 5 2021

ngày 8-3

ngày 20-10

17 tháng 5 2021

ngày 8/3,quốc tế phụ nữ nha bạn

Câu 1: (2.0 điểm)           Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo Tổ quốc. Câu 2: (5.0 điểm)           Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình....
Đọc tiếp

Câu 1: (2.0 điểm)

          Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo Tổ quốc.

Câu 2: (5.0 điểm)

          Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

          Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

          Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

          - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.

          Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

          - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

          Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2002, tr.27-28)

         Cảm nhận về nỗi lòng người mẹ trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho nhân vật bà cụ Tứ.

8
17 tháng 5 2021

câu1

Biển đảo – Nơi mà hàng triệu người đang luôn bảo vệ. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Những tưởng biển đảo bình yên với những con sóng nhẹ xô bờ, thế nhưng những ngày tháng này cả nước vẫn đang chống chịu với cơn sóng ngầm, bão giông, sóng gió chưa bao giờ lặng im trên mảnh đất xanh của Tổ quốc … Là một học sinh, bản thân em luôn mang trong tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa. Có chút chạnh lòng, xót xa, lo lắng khi biển xanh dậy sóng,… em mong rằng biển đảo sẽ bình yên, rạng rỡ nụ cuoiw

Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông. Thanh niên cần hưởng ứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng, thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.

Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước

Câu 2 

Truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân được sáng tác sau cách mạng tháng Tám nhưng lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, nhà văn đã làm toát lên tấm long yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật “bà cụ Tứ” – mẹ anh Tràng- người “nhặt vợ”.Bà cụ Tứ trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,”khuôn mặt bủng beo, u ám “. Những hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”,”chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật:, “lễ mễ” cũng thể hiện cụ là một người đã già, không còn khỏe mạnh. Hơn nữa người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói “ cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng”.

Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà, nhưng nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.

Trong người mẹ già nua, đói khổ ấy có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc. Cụ thương người con trai của mình “cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”. Trong kẽ mắt kèm nhàm của cụ rỉ ra hai dòng nước mắt. Cụ đã sớm lo lắng cho cuộc sống tương lai của đứa con mình” không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”. Bà còn dành tình yêu thương cho người con dâu mới của mình. Bà nhìn thị nghĩ :”Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh con dâu, thậm chí bà còn cho đó là may mắn của con trai mình, gia đình mình khi có con dâu mới. Điều đo chứng tỏ bà cụ Tứ rất hiểu mình, hiểu người. Tình yêu thương còn thể hiên qua những lời nói của bà cụ dành cho con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…". Bà nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng, vừa thương xót, đồng thời động viên con bằng triết lý dân gian”ai giàu ba họ ai khó ba đời, hướng con tới tương lai tươi sáng. "… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…". Câu nói thể hiện tấm long thương xót cho số phận của những đứa con. Và để ngày vui của các con thêm trọn vẹn, sáng hôm sau cụ” xăm xắn quét tước nhà cửa”. Hành động giản dị thôi nhưng thể hiện tấm lòng người mẹ tuy nghèo nhưng hết lòng thương yêu con. Và thế là đám cưới không nghi lễ, không đón đưa của đôi vợ chồng trẻ được chan đầy bằng tình yêu thương và tấm long lo lắng của người mẹ nghèo.

Nhân vật bà cụ Tứ bị đặt trong hoàn cảnh éo le, qua đó ta thấy được tinh thần lạc quan của người mẹ già yếu, tuy sắp đến độ gần đất xa trời nhưng luôn hướng về tương lai thể hiện qua những hành động và lời nói. Cụ tin vào triết lý dân gian: ai giàu ba họ ai khó ba đời- lạc quan về một ngày mai tươi sáng.Cụ đồng tình khi thấy Tràng thắp đèn mặc dù cụ biết lúc đó dầu rất đắt, dầu là thứ xa xỉ. Nếu để ý ta sẽ thấy chính bà lão “gần đất xa trời”này lại là người nói về tương lai nhiều nhất” cụ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Đó không đơn thuần chỉ là niềm lạc quan của người lao động mà còn là ước mơ về cuộc sống có phần tươi sáng hơn cho các con. Bà cụ trông cũng” tươi tỉnh khác hẳn ngày thường”. Chính tâm trạng vui tươi phấn khởi của người mẹ già đã làm sáng lên cái không gian u ám và góp phần vào ngày vui trọng đại của cuộc đời người con trai. Sáng hôm sau cụ xăm xắn quét dọn nhà cửa, đó là những công việc sinh hoạt thường ngày nhưng đặt trong hoàn cảnh này, hành động quét dọn làm nhà cửa trông sạch sẽ, tinh tươm hơn giống như cụ đang muốn tự tay quét đi những tăm tối của ngày cũ và đón chờ những điều tươi sáng hơn. Và hình ảnh người mẹ già, cười đon đả: “Cám đây mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy", cứ quẩn quanh, ám ảnh tâm chí người đọc. Cái lạc quan không những không bị mất đi mà lại càng trở nên mãnh liệt hơn trong mưa nắng cuộc đời. Trong buổi sáng đầu tiên đón tiếp nang dâu mới, nồi cháo cám “ chát xít, nghẹn bứ trong miệng” mà ngon ngọt trong long, ngọt bởi tâm lòng người mẹ nghèo đang cố xua đi cái không khí ảm đạm bằng thái độ lạc quan và sự tươi tỉnh động viên con cố gắng vượt qua hoàn cảnh. Nhưng sự thật là vị đắng ngắt của cháo cám và tiếng thúc thuế từ xa vọng lại đã không làm niềm vui nhỏ của những con người nghèo khổ cất cánh lên được.

Bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm sâu sắc, Kim Lân đã dựng lên “hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945". Nhân vật bà cụ Tứ được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong nội tâm nhân vật. Ngoài ra, qua những lời nói, cử chủ, hành động của nhân vật ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Ở bà cụ Tứ thấp thoáng hình ảnh của nhân vật lão Hạc, của mẹ Dần, vợ chồng Dần ( Nam Cao) những người nông dân nghèo nhưng chỉ sống vì con, hết lòng yêu thương con. Dẫu chỉ là một nhân vật phụ nhưng bằng tài năng, và tình cảm thiết tha trừu mến đối với tấm lòng người mẹ nghèo, Kim Lân đã khắc họa được chân dung nhân vật vừa sinh động, chân thực, vừa cảm động, day dứt với người đọc. Chính những hành động, lời nói của cụ, nụ cười trên khuôn mặt bủng beo u ám đã làm sáng bừng thiên truyện sau cái tối tăm, cái bế tắc của đói nghèo. Ý nghĩa nhân bản mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này là con người dù có đặt vào hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng vẫn không mất đi những giá trị tinh thần và phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu thương con người và thái độ lạc quan hi vọng vào tương lai tươi sáng dù cho chỉ có một tia hi vọng mỏng manh. Kim Lân đã khám phá và thể hiện thành công điều đó ở nhân vật bà cụ Tứ. qua đó thể hiện rõ tấm lòng nhân hậu , bao dung, tình yêu thương con của bà cụ Tứ

17 tháng 5 2021

Vợ nhặt của Kim Lân là một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại khi viết về chủ đề người nông dân dưới xã hội cũ, đặc biệt là trong giai đoạn đau thương nhất của đất nước. Tuy nhiên trong tác phẩm nội dung chính mà tác giả muốn đề cập đến không phải là phản ánh, tố cáo hiện thực mà là tấm lòng trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn con người, cùng với sức mạnh của tình người, tình thân trong gia định đã trở thành cơ sở cho những khát vọng sống, niềm hy vọng và tin tưởng vào tương lai mãnh liệt ngay trong những hoàn cảnh khốn cùng nhất. Bên cạnh hai nhân vật là Tràng và thị với những nét phẩm chất riêng, thì nhân vật cụ Tứ lại hiện lên với vẻ đẹp của tình mẫu tử, thương con sâu sắc.

Giữa nạn đói hoành hành năm 1945, hàng triệu đồng bào ta phải chịu chết đói, nhiều người phải lìa xa quê cha đất tổ đi tha hương cầu thực nơi xứ người, mẹ con bà cụ Tứ là một trong số đó. Bà cụ là một phụ nữ nông dân nghèo khổ, có lẽ rằng cả cuộc đời bà đã phải chịu nhiều đắng cay vất vả, bởi lẽ cả cuộc đời bà nằm trọn trong những ngày tháng đất nước chất chứa nhiều đau thương, lầm than dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Cả cuộc đời bà dành để kiếm từng đồng, từng hào chắt bóp nuôi con khôn lớn, cho đến khi tuổi đã gần đất xa trời, bà cụ tội nghiệp vẫn không được hưởng những ngày tháng sung sướng. Thay vào đó cụ vì già cả, ốm yếu phải sống dựa vào đứa con trai là anh Tràng với một công việc bấp bênh, bữa đói bữa no, và bên ngoài kia thần chết đang chực chờ những con người khốn khổ, cùng đường vì cái đói, trong đó có cả hai mẹ con bà cụ Tứ. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy tình mẫu tử của bà cụ lại càng hiện lên rõ rệt, cả đời làm lụng nuôi con khôn lớn, đến khi Tràng đã lớn khôn thì bà cụ lại sầu khổ vì không kiếm nổi cho con một tấm vợ, một người đàn bà đỡ đần hôm sớm. Tất cả chỉ tại bà nghèo quá, người ta cưới vợ khi có của ăn của để, khi ăn nên làm ra, còn bà lại chẳng có gì trong tay thành thử phải tội con bà cô đơn lẻ bóng. Mà có khi đến lúc mà mất đi thì đứa con trai tội nghiệp lại phải chịu cảnh côi cút một mình trên đời. Điều ấy làm bà cụ Tứ tủi phận nhiều lắm.

Cho đến một hôm thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ mặt về nhà, trong lòng bà cụ nổi lên biết bao nhiêu là cớ sự thắc mắc, thế nhưng bà không hề tỏ ra bối rối mà quay sang nhìn con tỏ ý không hiểu, để chờ Tràng giải thích, để cho Tràng có cơ hội được phân trần câu chuyện, chứ không lên tiếng trách móc. Đó là tấm lòng của một người mẹ trải đời, thương con bằng một tình thương dịu dàng, săn sóc. Rồi đến khi đã rõ sự mười mươi, bà cụ "hiểu ra bao nhiêu là cớ sự" rồi thì bà im lặng, những dòng suy nghĩ chảy trôi, quẩn quanh liên tục bên ngoài cái sự việc con bà lấy vợ, một người vợ theo không. Nhưng không chần chừ quá lâu, bà cụ Tứ đã sống trên cuộc đời này ngót nghét vài chục năm trời đằng đẵng, có cái khổ, cái sự lạ nào mà bà không hiểu thấu. Đứng trên vai trò là một người mẹ có tấm lòng thương con sâu sắc, bà hiểu được chuyện anh Tràng lấy vợ âu cũng là chuyện hợp tình hợp lý, bởi Tràng đã đến cái tuổi ấy lâu lắm rồi. Thế nhưng vừa nghĩ thông chuyện này thì bà cụ lại chợt nghĩ đến chuyện khác, bao nhiêu mối lo toan bỗng đổ dồn về lòng người mẹ già tội nghiệp, bà thương con "ai oán xót thương cho số kiếp con trai mình", cũng lại tủi cho phận người làm mẹ, nhưng không thể lo nổi cho con một cái đám cưới, dựng vợ gả chồng tử tế cho con, để nó phải tự thân đi kiếm về một người vợ. Càng nghĩ bà lại càng lấy làm buồn lòng, xúc động "trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai hàng nước mắt". Ấy rồi ăn ở với nhau như thế "biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không", là những suy nghĩ quẩn quanh trong lòng bà cụ Tứ. Một người mẹ thương con không nề hà, trách mắng con mình tự tiện cưới gả, bởi bà hiểu phận mình và phận con, bà chỉ lo lắng mãi chuyện cuộc sống tương lai của hai vợ chồng Tràng, sợ con chịu khổ cực, rồi đương không lại liên lụy cả người khác nữa. Cái đám cưới chớp nhoáng khác thường này đem đến cho cụ niềm vui có dâu con, nhưng cũng lại mang đến cho bà biết bao nhiêu trăn trở, rối rắm. u cũng là lòng người mẹ yêu thương và suy nghĩ cho con trăm bề. Cuối cùng sau khi đã đi qua những xúc động, buồn tủi, bà cụ Tứ đã nhanh chóng vực lại tinh thần, thông suốt mọi vấn đề rằng "Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mấy lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được. Thôi bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con...Chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?". Bà nhanh chóng thấu hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh đáng thương của thị, đồng thời lòng bà đã dấy lên những tình cảm thương yêu người con dâu mới về. Bà nhẹ nhàng giục thị ngồi xuống, rồi nhỏ nhẹ khuyên giải, nhắc nhở động viên, vun vén vào cho hai vợ chồng Tràng, dặn dò họ cách ăn ở với nhau bằng những lời phấn khởi "Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?". Mặc dầu rằng trong lòng bà vẫn còn trăm mối tơ vò cảm xúc, nhưng không vì thế mà bà làm các con bối rối, mất vui, bà quyết giữ cho riêng bà những lo lắng, những buồn tủi để cho đôi tân nhân một sự động viên trước khi bước vào cuộc đời mới.

Sau đêm tân hôn của vợ chồng Tràng, căn nhà tàn tạ dưới đôi bàn tay của mẹ chồng nàng dâu bỗng trở nên sáng sủa lạ thường, thấy được những đức tính tốt đẹp, sự cẩn thận chu đáo của thị và cụ mừng lắm "cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên". Trong bữa cơm sáng, dẫu rằng mâm cơm ngày đói kém trông thật thảm hại với mớ rau chuối thái mỏng và cháo loãng thế nhưng không khí trong nhà vẫn rất vui vẻ đầm ấm. Bà cụ thương con, thương dâu, thành thử bà cố xua đi cái nghèo đói đang hiện hữu trước mắt cặp tân nhân bằng cách liên tục kể những chuyện vui, kế hoạch làm ăn, nuôi gà, mở ra trước mắt những tương lai tốt đẹp đầy hy vọng. Đặc biệt người mẹ nghèo khó còn chiêu đãi con trai và con dâu bằng một nồi "chè khoán", mà thực tế đó là là cháo cám để mừng tân hôn. Dù vị của món ăn này vô cùng cùng khó ăn thế nhưng đó là cả tấm lòng của một người mẹ thương con, bà cụ tội nghiệp vì nghèo xác xơ không lấy gì để làm cỗ làm bàn, thế nên chỉ còn cách cố kiếm cho được ít cám về nấu làm món ăn đổi bữa. Ở một nét suy diễn sâu xa nào đó thì nồi cháo cám còn mang ý nghĩa là lời nhắc nhở của cụ Tứ dành cho các con về những ngày gian khó đang chờ đợi trước mắt, hy vọng rằng vợ chồng Tràng vẫn được vững lòng như ngày hôm nay, ăn nồi cháo cám đắng ghét, nghẹn ứ nơi cổ họng mà vẫn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc.

Nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt là một hình tượng tiêu biểu cho những bà mẹ Việt Nam xưa, cả cuộc đời hy sinh sinh vì con cái, yêu thương con sâu sắc bằng những tình cảm thấu hiểu, bao dung và vị tha. Dù rằng bà sống trong cảnh nghèo khó tột cùng, thế nhưng với sự từng trải của mình bà vẫn giành lấy được những sự lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống, trở thành kim chỉ nam hướng vợ chồng Tràng đến một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Câu 1:

Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài, phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Câu 2:

Bàn về kết thúc đoạn trích "Vợ chồng A Phủ"

– Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.

– Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu:  ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.

Bình luận các ý kiến:

 Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.

12 tháng 12 2021

-