K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2021

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Cái cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng

Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm

Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa

Ngày thì ước những ngày mưa

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh

Kho tàng ca dao dân ca của nước Việt ta vô cùng phong phú và độc đáo. Nó phản ánh rất rõ tâm tư tình cảm và đời sống sinh hoạt của người dân lao động nước ta. Ca dao có những câu hát trữ tình nhưng cũng có những câu hát châm biếm hướng vào những thói hư tật xấu của con người. Bài ca dao dưới đây là một bài như thế:

Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm

Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa

Ngày thì ước những ngày mưa

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh

Những câu hát châm biếm là sự biểu hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian. Nó thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các biện pháp nói ngược, phóng đại để lập ý nhằm phơi bày và phê phán những thói hư tật xấu như tham ăn, lười làm, hay ngủ, mải chơi… trong dân gian. Bài ca dao này là một bài ca phê phán người lười. Nó có cách đặt vấn để rất hay và độc đáo:

Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Hai câu đầu vừa là lời giới thiệu lại vừa giống một câu đưa đấy dẫn mối. Tác giả dân gian giới thiệu cô gái nọ, một cô gái xinh đẹp nết na (nghĩa ẩn dụ của yếm đào và chịu thương chịu khó (thân cò lặn lội). Nhưng không phải là chỉ lời giới không. Lời giới thiệu ấy hướng đến một cái đích khác (lấy chú tôi chăng). Lời dẫn mối ấy khiến người đọc và cả cô gái kia nữa phải tò mò, phải tìm hiểu ngay xem người chú là một trang nam tử ra sao? Và thế là lời ca dao lại tiếp tục rất tự nhiên và liền mạch:

Chú tôi hay tửu hay tăm

Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa

Đọc đến đây người đọc đã thấy thật ngỡ ngàng. Hóa ra hai câu đầu không phải là lời dẫn mối. Nó chỉ là bước đệm cho cái ý định châm biếm mà thôi. Tưởng rằng người chú thế nào hóa ra lại là một anh rượu chè đủ cả, mà không chỉ nghiện rượu không, anh còn hay ngủ. Một cô gái thông minh chắc đã nhận ra một anh chồng mê rượu tăm, chè đặc và lại ham ngủ ngay giữa ban ngày thì anh chồng ấy chắc chắn chẳng bao giờ là một người đáng yêu đáng lấy.

Nhưng không chỉ thế, cái bản chất của anh còn được giới thiệu rõ hơn thêm:

Ngày thì ước những ngày mưa

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh

Vậy là đã quá rõ rồi. Một anh mà cả ngày lần đêm đều cứ nghĩ, cứ ước đến chuyện ăn, chuyên ngủ thì chắc chắn là một anh lười đích thực và nhất quyết không thể chọn làm chồng cho được. Bài ca dao khép lại cũng chính là lời phủ định mạnh mẽ, sâu xa.

Có thể nói những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.

Tham khảo 

HT

3 tháng 10 2021

bài ca dao phê phán những người đàn ông siêng ăn nhác làm, loại người đàn ông vô dụng .

nhân vật"chú tôi"là một người nghiện rượu, nghiện uống nước chè đặc, thích nằm ngủ trưa ngày, ước những ngày mưa để khỏi đi làm việc đêm thì ước đêm thừa trống canh để ngủ cho lâu dài

~ Hok tốt bạn ~ 

4 tháng 10 2021

Câu 1 : Những từ ngữ “ạ, à, này, rằng” khiến cho giọng của người bố tha thiết hơn bao giờ hết, bức thư như là một lời tâm tình, thủ thỉ với cậu con trai, lời chỉ dạy, giáo huấn cứ từ từ thấm nhuần vào trong tâm hồn En-ri-cô khiến cho cậu bé rất xúc động. Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thìa.

Câu 2 : 

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng! "…

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử. Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỷ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ. [Chu Dương Minh].

Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 8 ngốc nghếch, dại dột. Hằng ngày tôi đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường.

Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu… tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.

– Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn hạt máu. – Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện.

Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỷ với bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:

– Có chuyện gì thế?

– Học sinh này dùng vé giả! – Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran.

– Đây là em Phương Thu, lớp 8I của cô Liên – Cô bảo chú Thành, giọng buồn buồn. – Tôi bảo lãnh cho em ấy. Rồi cô bảo tôi:

– Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa. Dối trá là xấu lắm. – Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:

– Vâng ạ.

Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa” với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc. Tôi nhận lỗi nhưng không xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm… Tôi chỉ xin đừng nêu việc này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án kỷ luật cao nhất: buộc thôi học.

Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỷ luật nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:

– Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân.

Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.

Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỷ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường… chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học… án kỷ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.

tham khảo :

Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, việc đọc sách còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sách cho ta những suy nghĩ về cuộc sống, những cái nhìn mới, những hiểu biết về thế giới xung quanh. Chính vì thế mỗi chúng ta hãy chăm chỉ đọc sách để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn.

  • Từ ghép chính phụ: suy nghĩ, chăm chỉ
  • Từ ghép đẳng lập: đọc sách, hạt thóc, hạt gạo
3 tháng 10 2021

Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, việc đọc sách còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sách cho ta những suy nghĩ về cuộc sống, những cái nhìn mới, những hiểu biết về thế giới xung quanh. Chính vì thế mỗi chúng ta hãy chăm chỉ đọc sách để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn

Hok tốt

3 tháng 10 2021

Búp bê là đồ chơi của hai anh em Thành và Thủy, chúng gắn bó vói tuổi thơ của các em là những đồ vật vô tri vô giác nhưng cũng có tình cảm giống như con người.

Chúng gợi lên cho chúng ta một thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và vui tươi giống như hai anh em Thành và Thủy.

Những con búp bê vô tội kia đâu có lỗi lầm gì mà chúng phải chia tay nhau? Hai anh em Thành và Thủy đã phải chia tay nhau nên thủy cũng không muốn ngững con búp bê phải chia tay nhau.

Cuối cùng những con búp bô đã không phải xa nhau nhờ tình yêu thương của người em. 

Qua nhan đề câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng vị tha, sự bao dung của những đứa trẻ ngày cả trong tình huống bi đát nhất, tình cảm thiêng liêng trong gia đình và tình anh em ruột thịt.

Tác giả muốn nhắn nhủ: đừng vì bất cứ lí do gì mà tổn hại đến tình cảm trong sáng, vô tư ấy. Hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc gia đình.

ý nghĩa của truyện ko hề thay đổi

3 tháng 10 2021

Búp bê là đồ chơi của hai anh em Thành và Thủy, chúng gắn bó vói tuổi thơ của các em là những đồ vật vô tri vô giác nhưng cũng có tình cảm giống như con người.

Chúng gợi lên cho chúng ta một thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và vui tươi giống như hai anh em Thành và Thủy.

Những con búp bê vô tội kia đâu có lỗi lầm gì mà chúng phải chia tay nhau? Hai anh em Thành và Thủy đã phải chia tay nhau nên thủy cũng không muốn ngững con búp bê phải chia tay nhau.

Cuối cùng những con búp bô đã không phải xa nhau nhờ tình yêu thương của người em. 

Qua nhan đề câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng vị tha, sự bao dung của những đứa trẻ ngày cả trong tình huống bi đát nhất, tình cảm thiêng liêng trong gia đình và tình anh em ruột thịt.

Tác giả muốn nhắn nhủ: đừng vì bất cứ lí do gì mà tổn hại đến tình cảm trong sáng, vô tư ấy. Hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc gia đình.

ý nghĩa của truyện không hề thay đổi

Nó cx là nhân vật bởi vì nó cx là 1 tình huống chia ly của 1 cặp anh e...

1. Mở Bài
- Giới thiệu Lý Bạch và bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư"
- Cảm xúc sâu sắc về bài thơ.

2. Thân Bài
- Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt hàm súc.
- Nét đẹp rực rỡ và huyền diệu của làn khói tía (tử yên):
+ Ánh mặt trời tươi sáng rọi chiếu xuống núi Hương Lô, tỏa sáng trên khung cảnh núi non kỳ vĩ.
+ Nhà thơ Lý Bạch còn điểm xuyết một màu sắc vô cùng rực rỡ, lộng lẫy "tử yên" của làn khói tía bốc lên từ ngọn thác, tưởng tượng như nó là một áng mây màu chơi vơi quanh ngọn núi.
→ Từ "sinh" gợi nên sự chuyển động của ánh mặt trời, của khói tía hòa quyện vào nhau, đem lại nét huyền diệu cho cảnh thiên nhiên này.
- Niềm thán phục trước bức tranh dòng thác treo lơ lửng.
+ Từ "quải" (treo) chính là từ đem lại cho em niềm thán phục sự tài hoa của thi sĩ trong cách miêu tả.
+ Dòng thác lớn từ trên đỉnh núi cao đổ xuống, mà nhà thơ hình dung như là nó được treo lơ lửng giữa không trung, dựa vào vách núi Hương Lô kỳ vĩ.
- Người đọc sửng sốt trước sức mạnh của dòng thác bay thẳng xuống từ ba nghìn thước:
+ Dòng thác đổ như bay, chảy thẳng xuống từ ba nghìn thước.
+ Từ "phi" thật mạnh mẽ, em hiểu rằng dòng thác kia không phải là "chảy" mà là bay thẳng xuống mặt đất với tất cả sự lớn lao và sức mạnh của nó.
- Sự say mê, ngỡ ngàng thú vị trước liên tưởng về hình ảnh dòng sông Ngân Hà tuột từ mây xuống.

3. Kết Bài
- Cảm nghĩ về tài hoa của Lý Bạch.

3 tháng 10 2021

Truong bạn hok sớm dữ , trường mik mới hok đến bài ' Sơn Quốc Nam Hà ' thôi 

Của bạn nhá :

Lí Bạch được mệnh danh là “thi tiên”, với tâm hồn phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy, nhà thơ đã đi qua nhiều cảnh đẹp hùng vĩ. Vì vậy, có thể nói, thi sĩ là người có tâm hồn say đắm, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên. Đồng thời, có thể khẳng định năng lực, sự tài tình trong sáng tác thơ ca độc đáo của nhà thơ.

~ Hok tốt nhé ~ !! ^^ 

Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao bể rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
 
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
 
 Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
 
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
 
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

3 tháng 10 2021

cdsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssss