K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2

Trên bàn học của em có một chiếc đồng hồ báo thức rất đẹp. Đó là chiếc đồng hồ do anh Hai mua cho em khi đi học ở Sài Gòn về.

Chiếc đồng hồ báo thức này, có ngoại hình khác hẳn với những chiếc đồng hồ báo thức mà em từng nhìn thấy. Nó có hình chữ nhật, bề dài chừng hơn một gang tay, cầm khá nặng. Bên ngoài đồng hồ là một lớp nhựa cứng màu vàng tươi, vừa đẹp lại còn dễ vệ sinh nữa. Mặt dưới của đồng hồ, là bốn cái nút tròn làm bằng cao su, chính là chân của đồng hồ. Nó giúp chiếc đồng hồ đứng vững trên mặt bàn mà không bị trượt.

Nét đặc biệt nhất của chiếc đồng hồ này, là mặt trước của nó. Thay vì mặt đồng hồ bằng giấy với những chiếc kim, thì mặt đồng hồ của em là một màn hình điện tử, hiển thị con số đúng từng giờ, phút và giây. Ở góc trên cùng còn hiển thị cả ngày, tháng và năm nữa. Vừa tiện lợi lại còn đẹp và độc đáo. Nhờ con số to màu đen trên màn hình ấy, mà em luôn có thể xem đúng giờ vừa nhanh lại vừa tiện hơn nhiều so với việc nhìn các cây kim đồng hồ. Mặt sau của đồng hồ là một cái cổng để sạc điện cho đồng hồ. Cứ khoảng một tuần, em sẽ sạc điện một lần cho chiếc đồng hồ của mình. Nếu gần hết pin, nó sẽ chớp chiếc đèn ở góc để báo hiệu cho em biết nên không cần lo. Bên cạnh cổng sạc, là ba nút bấm để điều chính giờ, ngày và hẹn giờ cho chiếc đồng hồ báo thức. Khi em bấm hẹn giờ, thì giờ được hẹn sẽ hiện ở góc dưới bên trái màn hình. Đến giờ đó, thì chiếc đồng hồ sẽ vừa chớp đèn vừa kêu tít tít tít đến khi nào em bấm vào nút tắt ở trên đỉnh chiếc đồng hồ mới thôi.

Với vẻ ngoài xinh đẹp và mới lạ, chiếc đồng hồ báo thức này đã trở thành một đồ vật trang trí tuyệt vời cho bàn học của em. Em thích chiếc đồng hồ lắm. Bạn nào đến nhà em chơi, cũng xuýt xoa về nó khiến em càng thêm vui vẻ và thích thú.

4 tháng 4

“Reng! Reng! Reng!...”

   Mỗi khi những âm thanh quen thuộc ấy vang lên mỗi sáng, em lại bắt đầu ngày mới của mình với “người bạn” đồng hồ của mình. Đồng hồ là món quà đặc biệt của mẹ dành tặng em nhân dịp bước vào năm học mới.

   Ôi! Chiếc đồng hồ mới dễ thương làm sao! Thoạt nhìn, em đã bị cuốn hút ngay bởi hình dáng tròn xoe như chiếc đĩa sứ của nó. Nhưng không giống với những chiếc đĩa trắng đơn điệu, chiếc đồng hồ được những người thợ khoác cho một bộ quần áo xanh lam biêng biếc. Mặt đồng hồ hình tròn, được làm bằng nhựa cứng, trong suốt. Nhờ sự trong suốt, mà chúng ta có thể nhìn được những con số đang ngay ngắn đứng bên trong. Các con số chẳng khác nào những chú lùn đầy màu sắc. Chúng lúc nào cũng nắm tay nhau, rồi xếp thành một vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột với họ hàng nhà kim. Nhà kim không đông anh em như nhà số. Gia đình này chỉ có bốn người, chúng được cố định với nhau bằng một núm tròn, nho nhỏ, bóng nhoáng. Cái núm cứ như cố giữ chúng lại, không cho chạy lung tung vì ham chơi. Anh cả kim giờ đứng đầu. Anh ta to béo, lùn tẹt nhưng tính tình lại cẩn thận, tỉ mỉ nên lúc nào cũng chỉ nhích từng chút một. Chắc hẳn anh sợ mắc sai lầm về thời gian. Anh lúc nào cũng vận một bộ vest đen bóng bẩy, trông rất hợp với dáng vẻ đứng đầu. Kim phút là người em thứ hai. Chàng trai này trông điển trai nhất khi diện bộ cánh màu xanh sẫm. Anh luôn có những bước đi hoàn hảo, không chậm rãi như anh cả, mà cũng chẳng liên liến như cậu em của mình. Cậu em trai út nhà kim nghịch ngợm lắm. Cậu ta có dáng người gầy gò, thanh mảnh, trông chẳng giống hai người anh khỏe mạnh, lực lưỡng. Ấy thế mà, thể lực của cậu rất tuyệt vời. Cậu lúc nào cũng là quán quân trong các cuộc thi, trò chơi với mọi người. Cậu luôn vui vẻ cất vang bài ca tích tắc tích tắc, nghe rất vui tai. Cuối cùng là bé kim báo thức nhỏ nhất nhà. Bé luôn là người giữ nhiệm vụ quan trọng nên lúc nào cũng nhẹ nhàng trong bộ váy vàng hoa. Bé ngoan ngoãn đứng nhìn các anh vui đùa. Hễ bị anh kim giờ trêu đùa, bé liền cất tiếng khóc kì lạ mà cũng quen thuộc “reng…reng…reng”. Việc nghe tiếng khóc nà vào mỗi sáng đã trở nên quen thuộc với em. Nhờ nó, mỗi ngày em đều cảm thấy vui tươi lạ thường.

   Mặt đằng sau là một bộ phận không thể thiếu của đồng hồ. Mặt này có chỗ để em có thể thay pin, điều chỉn giờ giấc sao cho hợp lí. Quan trọng không kém là chiếc chân đỡ vững chãi để đồng hồ không bị lăn lông lốc như những quả bóng trên sân. Nét dáng yêu, duyên dáng của chiếc đồng hồ mà thu hút em ngay từ phút đầu tiên chính là những viên kim cương nhỏ trên cùng. Những viên kim cương này xếp liền nhau tạo thành một chiếc vương miện lấp lánh. Chiếc đồng hồ của em lúc nào cũng cần mẫn, chăm chỉ. Lúc em nghỉ ngơi, nó cũng không ngừng làm việc mà không hề biết mệt. Nhờ có đồng hồ, em đã biết quý trọng thời gian hơn, biết sắp xếp mọi việc sao cho hợp lí hơn.

   Thời gian trôi qua, cũng gần một năm rồi, chiếc đồng hồ vẫn vẹn nguyên như mới, bộ cánh xanh biếc giờ đã đầy những hình dán vui nhộn. Chiếc đồng hồ như một người bạn thân yêu của em vậy, nó không chỉ đưa thời gian trôi mà nó còn lưu giữ những kỉ niệm buồn vui qua thời gian. Em sẽ gìn giữ nó thật tốt để chị luôn đồng hành với em đón chào ngày mới.

Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện "Trên khóm tre đầu ngõ"? Bài đọc: TRÊN KHÓM TRE ĐẦU NGÕ​     Một ngày đầu hè, có đôi cò bay đến, đỗ trên khóm tre đầu ngõ nhà ông cháu Bua Kham. Gió đu đưa cành lá làm vợ chồng cò thỉnh thoảng phải rướn chân và khẽ vỗ cánh để lấy thăng bằng. Mấy hôm sau, trên cành tre đã thấy một tổ cò làm bằng cọng và lá tre khô.      Chẳng bao lâu, Bua Kham nghe thấy tiếng cò...
Đọc tiếp

Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện "Trên khóm tre đầu ngõ"?

Bài đọc:

TRÊN KHÓM TRE ĐẦU NGÕ​

    Một ngày đầu hè, có đôi cò bay đến, đỗ trên khóm tre đầu ngõ nhà ông cháu Bua Kham. Gió đu đưa cành lá làm vợ chồng cò thỉnh thoảng phải rướn chân và khẽ vỗ cánh để lấy thăng bằng. Mấy hôm sau, trên cành tre đã thấy một tổ cò làm bằng cọng và lá tre khô. 

    Chẳng bao lâu, Bua Kham nghe thấy tiếng cò con. Chúng kêu ríu rít trong tổ. Lúc rảnh, Bua Kham thường ra đứng dưới khóm tre. Chẳng gì thương bằng xem lũ cò con đòi ăn. Cứ thoáng thấy đôi cánh trắng chập chờn ở xa là chúng quơ quơ cái đầu trụi lông trên ổ lá. Chúng há rộng cặp mỏ mềm và kêu khàn khàn.

    Một buổi, trời nổi bão lớn. Mưa tạt rát mặt. Cả gia đình cò run rẩy, ướt sũng nên trông càng gầy nhom, xơ xác. Cơn gió mạnh bỗng ào đến. Mấy chú cò con bị hất lên và ngã nhào. Vợ chồng cò muốn lao xuống cứu con, nhưng cánh đã ướt nên đành bám lấy cành tre và kêu quác quác buồn thảm.

    Tan bão, Bua Kham nhìn thấy lũ cò con nằm run run dưới đất, giữa đống lá ngổn ngang. Người ta bảo có thể nhặt cò con về nuôi. Chúng sẽ quen nhà và đi tha thẩn bắt ruồi trên sân. Nhưng Bua Kham không muốn làm tan tác cái gia đình cò bé bỏng. Bọn cò con nhỏ quá, trả chúng về cho bố mẹ chúng thì hơn.

    Bua Kham gọi ông. Ông bắc thang, đem đặt lũ cò con vào chiếc tổ cũ. Mùa sinh nở năm sau, vợ chồng cò rủ thêm ba bốn chục cặp cò bạn cùng đến. Chúng rủ cả những đôi cò lửa đỏ như ánh chớp và những đôi vạc xám như bóng chiều. Khắp vùng, không đâu vui bằng vườn nhà ông cháu Bua Kham.

(Theo Vũ Hùng)

1
20 tháng 2

trong sách lớp 4 kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 cx có mà

Nếu là gia đình nhà cò, em sẽ nói gì với ông cháu Bua Kham? Bài đọc: TRÊN KHÓM TRE ĐẦU NGÕ​     Một ngày đầu hè, có đôi cò bay đến, đỗ trên khóm tre đầu ngõ nhà ông cháu Bua Kham. Gió đu đưa cành lá làm vợ chồng cò thỉnh thoảng phải rướn chân và khẽ vỗ cánh để lấy thăng bằng. Mấy hôm sau, trên cành tre đã thấy một tổ cò làm bằng cọng và lá tre khô.      Chẳng bao lâu, Bua Kham nghe thấy tiếng cò con. Chúng kêu...
Đọc tiếp

Nếu là gia đình nhà cò, em sẽ nói gì với ông cháu Bua Kham?

Bài đọc:

TRÊN KHÓM TRE ĐẦU NGÕ​

    Một ngày đầu hè, có đôi cò bay đến, đỗ trên khóm tre đầu ngõ nhà ông cháu Bua Kham. Gió đu đưa cành lá làm vợ chồng cò thỉnh thoảng phải rướn chân và khẽ vỗ cánh để lấy thăng bằng. Mấy hôm sau, trên cành tre đã thấy một tổ cò làm bằng cọng và lá tre khô. 

    Chẳng bao lâu, Bua Kham nghe thấy tiếng cò con. Chúng kêu ríu rít trong tổ. Lúc rảnh, Bua Kham thường ra đứng dưới khóm tre. Chẳng gì thương bằng xem lũ cò con đòi ăn. Cứ thoáng thấy đôi cánh trắng chập chờn ở xa là chúng quơ quơ cái đầu trụi lông trên ổ lá. Chúng há rộng cặp mỏ mềm và kêu khàn khàn.

    Một buổi, trời nổi bão lớn. Mưa tạt rát mặt. Cả gia đình cò run rẩy, ướt sũng nên trông càng gầy nhom, xơ xác. Cơn gió mạnh bỗng ào đến. Mấy chú cò con bị hất lên và ngã nhào. Vợ chồng cò muốn lao xuống cứu con, nhưng cánh đã ướt nên đành bám lấy cành tre và kêu quác quác buồn thảm.

    Tan bão, Bua Kham nhìn thấy lũ cò con nằm run run dưới đất, giữa đống lá ngổn ngang. Người ta bảo có thể nhặt cò con về nuôi. Chúng sẽ quen nhà và đi tha thẩn bắt ruồi trên sân. Nhưng Bua Kham không muốn làm tan tác cái gia đình cò bé bỏng. Bọn cò con nhỏ quá, trả chúng về cho bố mẹ chúng thì hơn.

    Bua Kham gọi ông. Ông bắc thang, đem đặt lũ cò con vào chiếc tổ cũ. Mùa sinh nở năm sau, vợ chồng cò rủ thêm ba bốn chục cặp cò bạn cùng đến. Chúng rủ cả những đôi cò lửa đỏ như ánh chớp và những đôi vạc xám như bóng chiều. Khắp vùng, không đâu vui bằng vườn nhà ông cháu Bua Kham.

(Theo Vũ Hùng)

0
20 tháng 2

Sau vườn nhà em có một cây roi hơn bốn năm tuổi. Sau bao ngày chăm sóc, năm nay, cuối cùng cây cũng cho lứa quả đầu tiên.

Cây roi được trồng cạnh giếng, thân cao gần 5m, to như cột nhà. Những cành lớn mọc từ thân cây đều to như cổ chân, chắc nịch, có thể gánh được hai người một lần. Lá cây roi có vẻ ngoài như lá xoài nhưng ngắn hơn. Khắp cành nhánh, lá roi mọc dày, chồng chéo lên nhau tạo thành tán cây rộng xanh um, che bóng mát cho cả khu vực quanh giếng. Năm nay, lần đầu cây ra hoa, từng chùm hoa nhỏ li ti xinh xắn lắm. Rồi khi nắng bắt đầu rực rỡ, những chùm roi đầu tiên cũng xuất hiện. Chúng có hình như cái chuông, nhỏ như quả cà chua bi. Chỉ một thời gian nữa thôi, chúng sẽ to hơn, như cái nắm tay và chuyển đỏ. Đó là lúc trái roi đã chín.

Thấy cây roi ra trái, cả nhà mừng lắm. Nên chiều nào cả nhà cũng ra xem quả và tưới nước cho cây.

Trong nhà em có rất nhiều cây ăn quả như cóc ,hồng xiêm,ổi..nhưng em thích nhất là cây xoài cát ở góc vườn nhà em.

Từ xa nhìn lại cây xoài như ngọn Hải Đăng đang lênh đênh trên biển. Tiến lại gần, cây xoài đứng sừng sững ở góc vườn. Những rễ cây đâm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng. Thân cây xoài sần sùi và to lắm. Những nhánh cây được bố em cắt tỉa thường xuyên nên nó gọn gàng và đẹp lắm. Cứ đến mùa, mẹ em lại bất những quả to tròn và đẹp mắt để trưng bày ở bàn thờ. Cây xoài này ngon lắm! vị của nó ngọt thanh,cắm một miếng nó đọng lại vị ngọt ở đầu lưỡi. Em vẫn còn nhớ mãi cái kỉ niệm : bố làm cho em một cái xích đu gắn với hai thân cây xoài.Mỗi lần em đi học về bố lại dẫn em ra cạnh cây xoài để câu cá ,vừa câu cá vừa ăn xoài.Những con cá to nhất bố lại để phần cho em rồi còn những con cá bé thì bố lại cho chú mèo của nhà hàng xóm.

Cây xoài đã gắn bó với em bao nhiêu kỉ niệm .Em rất yêu quý cây xoài này.

Nếu em là La-la, em có giúp đỡ Ben như La-la không? Vì sao? Bài đọc: GIÁ TRỊ CỦA TÌNH BẠN      Ben là thần đồng âm nhạc. Từ bé, cậu đã được mẹ mình - một nhạc công chuyên nghiệp dạy chơi pi-a-nô. Cậu chơi đàn với một niềm say mê và tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc. Cậu đã đạt được rất nhiều giải thưởng và trở thành thần tượng của nhiều người.     Khi sự nghiệp của Ben đang lên như diều...
Đọc tiếp

Nếu em là La-la, em có giúp đỡ Ben như La-la không? Vì sao?

Bài đọc:

GIÁ TRỊ CỦA TÌNH BẠN

     Ben là thần đồng âm nhạc. Từ bé, cậu đã được mẹ mình - một nhạc công chuyên nghiệp dạy chơi pi-a-nô. Cậu chơi đàn với một niềm say mê và tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc. Cậu đã đạt được rất nhiều giải thưởng và trở thành thần tượng của nhiều người.

    Khi sự nghiệp của Ben đang lên như diều thì một biến cố lớn xảy ra: mẹ cậu qua đời vì bạo bệnh. Sự ra đi của người thân duy nhất ấy khiến Ben rơi vào đáy sâu tuyệt vọng. Cậu chìm trong đau khổ, đến mức đôi tai không thể cảm nhận được âm thanh tiếng đàn. Cậu dần dần rời bỏ âm nhạc trong sự bế tắc.

    La-la là một cô bé vô cùng ngưỡng mộ tài năng âm nhạc của Ben. Cô vẫn dõi theo cuộc sống của thần tượng mình và vô cùng buồn bã khi Ben không thể chơi đàn. Cô quyết tâm vực dậy cuộc sống của Ben, đưa cậu trở lại với âm nhạc. Hàng ngày, cô gặp gỡ, trò chuyện, động viên Ben, cô kề vai sát cánh bên Ben trong những buổi tập nhọc nhằn. Cô cùng Ben nghe những bản nhạc để đưa cậu trở về với âm thanh, cũng chính cô là động lực để Ben đăng kí tham gia cuộc thi pi-a-nô dành cho lứa tuổi 15. Cô hứa với Ben rằng, mình sẽ là một khán giả cổ vũ hết mình cho Ben khi cậu thi.

    Vào ngày thi, Ben bước lên sân khấu với một niềm tin mãnh liệt rằng đâu đó trong hàng ngàn khán giả dưới kia, có một đôi mắt tin yêu đang dõi theo mình, có một đôi tai đang chờ đợi bản nhạc của mình. Và cậu đã say mê chơi nhạc… bản nhạc tuyệt đẹp cho tình bạn.

(Sưu tầm)

1

Nếu em là La-la thì em sẽ giúp đỡ Ben vì cậu ấy rất tuyệt vọng và rất cần sự giúp đỡ của mọi người nên em sẽ luôn sẵn sàng để giúp đỡ và kề vai sát cánh cùng với Ben.

Qua câu chuyện "Giá trị của tình bạn", em rút ra bài học gì cho bản thân? Bài đọc: GIÁ TRỊ CỦA TÌNH BẠN      Ben là thần đồng âm nhạc. Từ bé, cậu đã được mẹ mình - một nhạc công chuyên nghiệp dạy chơi pi-a-nô. Cậu chơi đàn với một niềm say mê và tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc. Cậu đã đạt được rất nhiều giải thưởng và trở thành thần tượng của nhiều người.     Khi sự nghiệp của Ben...
Đọc tiếp

Qua câu chuyện "Giá trị của tình bạn", em rút ra bài học gì cho bản thân?

Bài đọc:

GIÁ TRỊ CỦA TÌNH BẠN

     Ben là thần đồng âm nhạc. Từ bé, cậu đã được mẹ mình - một nhạc công chuyên nghiệp dạy chơi pi-a-nô. Cậu chơi đàn với một niềm say mê và tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc. Cậu đã đạt được rất nhiều giải thưởng và trở thành thần tượng của nhiều người.

    Khi sự nghiệp của Ben đang lên như diều thì một biến cố lớn xảy ra: mẹ cậu qua đời vì bạo bệnh. Sự ra đi của người thân duy nhất ấy khiến Ben rơi vào đáy sâu tuyệt vọng. Cậu chìm trong đau khổ, đến mức đôi tai không thể cảm nhận được âm thanh tiếng đàn. Cậu dần dần rời bỏ âm nhạc trong sự bế tắc.

    La-la là một cô bé vô cùng ngưỡng mộ tài năng âm nhạc của Ben. Cô vẫn dõi theo cuộc sống của thần tượng mình và vô cùng buồn bã khi Ben không thể chơi đàn. Cô quyết tâm vực dậy cuộc sống của Ben, đưa cậu trở lại với âm nhạc. Hàng ngày, cô gặp gỡ, trò chuyện, động viên Ben, cô kề vai sát cánh bên Ben trong những buổi tập nhọc nhằn. Cô cùng Ben nghe những bản nhạc để đưa cậu trở về với âm thanh, cũng chính cô là động lực để Ben đăng kí tham gia cuộc thi pi-a-nô dành cho lứa tuổi 15. Cô hứa với Ben rằng, mình sẽ là một khán giả cổ vũ hết mình cho Ben khi cậu thi.

    Vào ngày thi, Ben bước lên sân khấu với một niềm tin mãnh liệt rằng đâu đó trong hàng ngàn khán giả dưới kia, có một đôi mắt tin yêu đang dõi theo mình, có một đôi tai đang chờ đợi bản nhạc của mình. Và cậu đã say mê chơi nhạc… bản nhạc tuyệt đẹp cho tình bạn.

(Sưu tầm)

1
12 tháng 3

Chúng ta phải biết đỡ, quan tâm, trân trọng tình bạn.

20 tháng 2

Người thân đó là mẹ em. Mẹ em có dáng người cao dong dỏng với khuôn mặt trái xoan. Mẹ rất hòa đồng và dễ tính nhưng cũng rất nghiêm khắc trong một số trường hợp cần thiết. Em yêu mẹ em rất nhiều. Mẹ không chỉ là người sinh ra em mà mẹ còn là người nuôi nấng, che chở và dạy bảo em để em khôn lớn nên người.

Tham khảo ạ!

20 tháng 2

a. Bánh chưng thường được gói vào dịp nào?

b. Em chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao nhằm mục đích gì?

c. Quê hương em trông như thế nào?

20 tháng 2

Bánh chưng thường được gói vào khi nào?

Em chăm chỉ luyện tập để làm gì ?

Quê hương em trông như thế nào ?

20 tháng 2

          Chăm Chỉ:

    Chăm chỉ chịu khó cần cù,

Ba đức tính tốt cho dù ở đâu.

   Cuộc đời giông gió cơ cầu,

Ta cần chăm chỉ dãi dầu nắng mưa.

     Chẳng giàu như thể giấc mơ,

Cũng không nghèo khổ, dư thừa áo cơm.

Trải bao dãi nắng, dầm sương,

Bàn tay cần mẫn tình thương ngọt ngào.

Thật là đáng quý biết bao,

Từ trong gian khổ tự hào đứng lên.

  Ai ơi giữ chí cho bền,

Siêng năng chăn chỉ mới nên con người.

 Tác giả: Thương Hoài olm

 

 

   

 

 

20 tháng 2

Em đang sống ở vùng ngoại ô của một thành phố nhỏ, trông vậy cảnh vật nơi này vẫn giống như một nông thôn đang phát triển. Cảnh vật nơi em sống tuy đang trong quá trình đô thị hoá với các đường xá cầu cống luôn mở rộng nhưng mà vẫn có nhiều cây cối mát mẻ,...Nơi em sống còn được biết đến với các đồi chè bạt ngàn xanh tươi. Không chỉ thế còn sát biên giới nên có rất nhiều chợ phiên,...tấp nập và nhộn nhịp. Em cảm thấy rất may mắn khi được sống ở nơi đây, học hỏi được nhiều điều hay, biết được nhiều người bạn tốt, em rất yêu nơi mình sống.