K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2018

  Em thích nhất chi tiết Lang Liêu gặp được thần bởi vì:

- Chi tiết rất truyền thuyết và cổ tích làm cho câu chuyện có phần lý thú.

- Thần sẽ giúp những người có hoàn cảnh éo le hơn những người khác, người đó phải có tài, tâm và đức.

- Người được thần giúp phải hiểu được ý thần bởi thần ở đây chính là đại diện cho nhân dân.

rong kho tàng những câu chuyện cổ tích mà các bạn đã từng đọc thì sẽ không thể nào quên được câu chuyện Thạch Sanh. Câu chuyện không chỉ cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của con người, chứng minh được cái thiện lúc nào cũng sẽ chiến thắng cái ác dù cho có bị che dấu kỹ đến đâu thì rồi cũng sẽ bị bại lộ. Trong câu chuyện không chỉ cho chúng ta phải thán phục Thạch Sanh – một người anh hùng tài đức vẹn toàn mà trong câu chuyện còn có một nhân vật phản diện, một nhân vật xấu xa, nham hiểm khiến chúng ta không thể nào quên, đó chính là Lý Thông.

Dù trong câu chuyện không hề nhắc đến gia cảnh nhà Lý Thông mà chúng ta chỉ biết hắn là một người bán rượu để kiếm sống. Sau khi gặp được Thạch Sanh hắn đã ngỏ ý muốn kết nghĩa huynh đệ để như theo lời hắn nói thì còn có chỗ để 2 người nương tựa vào nhau. Nhưng đằng sau những câu nói ngọt bùi tai ấy lại là một kế hoạch mà Lý Thông đã suy đi tính lại, biết phần lợi sẽ về với mình nên đã đưa ra quyết định như vậy. Bởi Lý Thông biết Thạch Sanh là một người vừa có sức khỏe lại dễ tin người nên cứ kết nghĩa an hem, thế nào rồi cũng có ngày nhờ hắn giúp. Trái ngược hẳn với Thạch Sanh, luôn hết lòng tin tưởng và yêu quý người anh trai của mình, nhưng lại không hề biết rằng, đằng sau đó lại là cả một âm mưu nham hiểm của người anh trai kết nghĩa đã vạch ra.

Và quả không sai, khi ở trong vùng có một con chằn tinh ở đâu đến đây, nó bắt người về ăn thịt và nói rằng, nếu không cống tiến mỗi người theo lượt thì thế nào nó cũng sẽ giết sạch cả làng. Do vậy, mà biết bao nhiêu người dân vô tội đã trở thành vật tế cho con chằn tinh đó.Và bây giờ là đến lượt Lý Thông. Dù rất lo sợ, nhưng những toan tính trong hắn đến bây giờ đã có thể thực hiện. Lý Thông đã đến nhỏ lời với Thạch Sanh để nhờ giúp đỡ. Nhưng hắn không thể nào nói rằng: “Do hắn sợ chết, hắn không muốn chết nên mới muốn Thạch Sanh đi thay”.Mà hắn đã đánh vào lòng tốt và thương người của Thạch Sanh, hắn nói: “Dù hắn rất muốn đi, nhưng hắn còn mẹ già ở nhà không ai chăm lo”. Và giờ đây, mọi chuyện đã bắt đầu đi theo đúng quy trình của hắn: Thạch Sanh đã đồng ý.

Nhưng nào đâu hay, Thạch Sanh đã làm cho Lý Thông một phen hoảng hồn khi đem đầu chằn tinh vừa giết được về báo anh. Dù có kinh hãi, nhưng mưu kế của Lý Thông cũng như sự gian xảo của Lý Thông vẫn tiếp tục. Hắn nói với “người em trai” rằng đã làm một việc khi quân, vậy nên Thạch Sanh cứ trốn về nhà đi, còn đầu của chằn tinh, hắn sẽ đi lo liệu và chịu tội hộ em. Tất cả mọi chuyện đều diễn ra theo đúng kế hoạch của Lý Thông, Thạch Sanh thì không chút hoài nghi đều tin tưởng vào người anh đã chở che và nhận tội hộ mình, còn hắn thì lại cướp công và ung dung đem đầu chằn tinh đi lĩnh thưởng. Sau đó, Lý thông đã được phong chức, nhận thưởng hậu hĩnh, được hưởng vinh hoa phú quý và tất nhiên là đã quên đi người em trai Thạch Sanh của mình.

Một thời gian sau, công chúa lại bị đại bàng bắt đi, nhà vua thì chỉ biết là Lý Thông đã giết được chằn tinh nên lần này, người xứng đáng nhất để có thể nhận việc này, không ai khác, đó chính là Lý Thông. Dù đã quên bẵng mất người em trai khi hưởng giàu sang, nhưng khi có khó khăn, thì việc đầu tiên mà Lý Thông nghĩ tới, đó chính là nhờ Thạch Sanh. Và quả nhiên, khi gặp lại anh trai, chỉ có mỗi Thạch Sanh là vui mừng còn Lý Thông chỉ mong muốn Thạch Sanh đi giết đại bàng tinh để giải cứu công chúa. Nhưng sau khi giết được đại bàng tinh thì mọi chuyện lại giống như trước, để có thể đạt được mục đích của mình, Lý Thông đã kêu quân lính đến bắt Thạch Sanh và vu oan cho chàng tội đã bắt cóc công chúa. Mọi chuyện Lý Thông làm là để Thạch Sanh không thể tự cứu mình và mọi phú quý sẽ để cho hắn hưởng cả. Đến đây, bản chất thật của con người Lý Thông đã được lộ rõ, hắn là một người chỉ biết toan tính, chỉ biết bày mưu và lợi dụng lòng tốt của người khác. Hơn thế nữa, hắn còn là một kẻ tham lam, coi thường đạo lý và chỉ vì đồng tiền, vì danh vọng mà lỡ bán rẻ anh em.

Kết cục của Lý Thông sau khi công chúa khỏi bệnh và minh oan cho Thạch Sanh thì Lý Thông đã bị đuổi khỏi cung. Nhưng Thạch Sanh lại không ban tội chết cho Lý Thông mà cho hắn trở về quê nhà với mẹ. Nhưng khi đến giữa đường thì Lý Thông bị sét đánh chết. Cái chết của Lý Thông đã cho thấy, tội ác của hắn đến trời còn không thể tha thứ vậy tại sao hắn lại có thể dám làm như vậy. Ngoài ra, cái chết của Lý Thông còn là một bài học đắt giá cho những kẻ có mưu đồ độc ác và luôn muốn vu oan, hãm hại những con người sống lương thiện.

24 tháng 9 2018

bn vào link này nhé

https://h.vn/hoi-dap/question/168731.html

k mk nhé

24 tháng 9 2018

Núi cao, sông hãy còn đi,

Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen

24 tháng 9 2018

Bn vào Link này tham khảo nhé

Tục ngữ  Vn

Hok tốt

# MissyGirl #

24 tháng 9 2018

+ Rễ cọc : có một rễ chính và nhiều rễ con mọc xung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm.

VD: cây bàng, cây ổi, cây phượng, cây bưởi ,cây cải, cây mít,...

+Rễ chùm : không có rễ chính, chỉ có nhiều rễ phụ mọc xung quanh gốc, thường có ở cây một lá mầm.

VD: cây hành, cây lúa ,cây dừa...

Hok tốt

# MissyGirl #

24 tháng 9 2018

cây rễ chùm : Dừa, hành, lúa, ngô, cau, mía, tre,.... 
cây rễ cọc: đậu xanh, nhãn, xoài, mít, bưởi, hồng xiêm,...

23 tháng 9 2018

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

23 tháng 9 2018

Bài làm

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.


Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

22 tháng 9 2018

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Hãy kể lại truyện' Sơn Tinh, Thủy Tinh " bằng lời văn của em 

Đời Hùng Vương thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, công dung ngôn hạnh, tài sắc vẹn toàn tên là Mị Nương. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Cuộc thi kén rể được loan tin khắp nơi trên mọi vùng miền xứ sở. Vì danh tiếng công chúa xinh đẹp tài sắc mà rất nhiều chàng trai đến cầu hôn công chúa. Nổi bật trong số đó, có hai người con trai là cường tráng, có tài và chí khí ngút trời hơn cả.

Một người là Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao, có khả năng dời non lấp bể, hô mây gọi gió. Một người là Thủy Tinh – chúa tể vùng biển, người này cũng có tài hô mưa gọi gió, hô phong hoán vũ, điều khiển được biển trời.

Vua truyền cho hai người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho. Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước. Giữa hai con người tài năng khí chất như vậy, vua Hùng và Mị Nương không biết phải chọn ai là xứng đáng trở thành rể vua Hùng.

Băn khoăn mãi, cuối cùng Hùng Vương đưa ra thử thách cho cả hai chàng trai. Hùng Vương nói: “Hai người đều là những người tài giỏi, việc chọn lựa ai trở thành chồng của con gái ta là một điều rất khó khăn. Vì vậy để công bằng cho cả hai, ta sẽ đưa ra thử thách cho hai người bằng cách tìm lễ vật. Ai là người đem lễ vật đến trước sẽ là người chiến thắng và lấy được Mị Nương”.

Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.". Sơn Tinh và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Sơn Tinh vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được lễ vật không khó khăn với chàng. Sơn Tinh sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sơn Tình vì có sự thuận lợi hơn nên đã mang được lễ vật đến cầu hôn Mị Nương trước Thủy Tinh. Chàng rước Mị Nương về cưới. Thủy Tinh đến muộn hơn Sơn Tinh, không lấy được vợ phẫn nộ nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh quay trở về, không kìm được cơn tức giận đến tìm Sơn Tinh gây chiến đòi lại Mị Nương.

Thủy Tinh mang theo một đoàn quân tinh nhuệ đến đòi vợ, gây chiến với Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra.

Thủy Tinh nổi giận đùng đùng, hô phong hoán vũ gọi mưa gọi gió để nước tràn vào bờ, ngập lụt khắp nơi, người dân khốn khổ không kể đâu cho hết, muôn nơi sợ hãi Thủy Tinh. Sơn Tinh cũng không kém phần tài năng, Thủy Tinh hô mưa gọi gió đến đâu, Sơn Tinh bốc từng quả đổi, dời từng ngọn núi chắn dòng nước cuồng nộ của Thủy Tinh.

Cuộc chiến gay go diễn ra suốt nhiều ngày nhiều đêm, cuối cùng với sự đoàn kết của người dân và tài năng phép thuật của Sơn Tinh, Sơn Tinh và nhân dân đã chiến thắng Thủy Tinh, đẩy lùi dòng nước. Thủy Tinh thua trận đành rút quân về.

Sơn Tinh bảo vệ được vợ và sự bình yên cho người dân. Tuy nhiên không chấm dứt ở đó, mỗi năm sự giận dữ của Thủy Tinh lại nổi lên, cuộc chiến vẫn không kết thúc. Nhưng nhờ sự đoàn kết của nhân dân, nhờ tài năng của Sơn Tinh mà luôn đẩy lùi được được cơn phẫn nộ sông nước của Thủy Tinh.

Tuy nhiên vì trong lòng vẫn ngậm một nỗi tức giận nên hàng năm cứ đến tháng bảy âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy trả thù xưa dâng nước lên cao đánh Sơn Tinh.Chính vì vậy mà hàng năm cứ đến thời gian này, nước ta lại sảy ra lũ lụt và người dân phải ra sức chống bão lũ.

22 tháng 9 2018

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

– Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

– Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

– Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.

Đó là vào thời Vua Hùng thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi chứ cui cút trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đêm, tôi đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.

Chờ hết chín tháng mười ngày vẫn chưa sanh, ông nhà tôi lo quá. Nhưng đến tháng mười hai thì vợ chồng tôi đã có con. Chao ôi, một đứa bé mặt mũi khôi nhô như một tiên đồng. Chúng tôi mừng lắm. Nhưng chăm chút hoài mà thằng bé vẫn cứ như lúc lọt lòng. Đã ba năm tuổi mà nó không biết đi, không biết nói, biết cười.

Rồi một hôm loa sứ giả truyền tin giặc Ân đã đến xâm phạm bờ cõi, vua Hùng đang kén chọn người tài giỏi ra công giết giặc. Thằng bé nhà tôi bỗng níu tay áo, kho tôi đang đưa nôi cho nó và nó cất tiếng: "Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vô đây cho con". Hai vợ chồng tôi bàng hoàng nhìn nhau, tôi vội chạy ra mời sứ giả vào nhà. Thằng bé mắt long lanh và nói sang sảng như phán truyền: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, áo giáp sắt, ta sẽ phá tan giặc!". Sứ giả sửng sốt rồi kính cẩn chào chúng tôi ra về. Tôi và chồng tôi chạy lại ôm con mà mừng khôn xiết. Từ đó thằng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Bà con lối xóm biết chuyện họ rất phấn khởi ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho thằng bé rất chu đáo. Ai cũng hi vọng Gióng sớm ra giết giặc trừ họa cho mọi người.

Giặc đã đến chân núi Châu Sơn. Mọi người hoảng hốt nhìn Gióng như cầu cứu. Cũng may nhà vua đã cho đưa đến con ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt. Thằng bé bỗng đứng dậy vươn vai một cái, nó to lớn và mạnh mẽ khác thường. Nó mặc giáp sắt, cầm roi sắt và leo lên ngựa sắt. Nó vỗ vào mông ngựa, ngựa hét vang phun một luồng bão lửa về phía trước. Trông thằng Gióng giờ đây oai phong lẫm liệt như tướng nhà Trời. Nó khẽ gật đầu chào mọi người rồi phi như bay ra nơi có giặc.

Nghe mấy người đi theo Gióng, cùng Gióng giết giặc kể lại thì nó đã cầm roi sắt tả xung hữu đột vào giặc chết như rạ. Đang xông xáo như vậy thì roi sắt va vào núi và bị gãy. Gióng nhà tôi mới nhổ bụi tre bên đường quật một đám tan quân còn lại. Nó truy đuổi giặc đến núi Minh Sóc và tại đây có cởi áo giáp sắt để ngay ngắn trên tảng đá rồi cùng ngựa sắt bay về Trời.

Mọi người đã lập đền thơ ngay trong làng. Và vua Hùng cũng phong cho tôi là Phù Động Thiên Vương.

Nghe nói ở Gia Bình có những bụi tre đằng ngà màu vàng óng. Chính ngựa Gióng đã phun lửa mà nó cháy sém như vậy đấy.

Và bà con có biết không? Những ao hồ chi chít ở địa phương ta là dấu chân của con ngựa sắt ghê gớm mà Gióng cưỡi đấy. Tôi cũng muốn lưu ý mọi người cái làng Cháy hiện nay sở dĩ có tên gọi như vậy là do ngựa Gióng phun lựa và đốt trụi cả một làng. Cũng may là bà con đã chạy giặc hết rồi không thì thật là thảm họa.

Vợ chồng ta rất tự hào vì đã có một đứa con dũng cảm giết giặc bảo vệ cuộc sống ấm no cho mọi người. Chúng tôi thật tự hào bởi mỗi lúc ra đường mọi người đều kính nể và nói: "Hai người ấy là cha mẹ của Phù Đổng Thiên Vương đó". Đó bà con hãy chờ coi, thằng Gióng nhà tôi trước lúc bay về trời có nhắm rằng khi nào cha mẹ già yếu nó sẽ trở lại chăm sóc chúng tôi. Chúng tôi đang chờ và cái ngày ấy rồi sẽ đến thôi phải không bà con?



 

23 tháng 9 2018

Chuyện kể rằng ,ở đời Hùng Vương thứ sáu ở làng gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn lại có tiếng la phúc đức .Nhưng  ông bà luôn ao ước có một đứa con .

Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to lấy làm lạ bà ướm thử xem thua kém bao nhiêu . Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng ,bà sinh được một đứa bé khôi ngô.Nhưng kì lạ thay,đứa bé lên ba không biết nói cười .Ông bà lo lắm.Bấy giờ,có giặc Ân đến xâm lược bờ cõi nước ta ,nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi .Dứa bé nghe thấy tiếng, liền bảo mẹ:

"mẹ ra mời sứ giả vào đây ".Sứ giả vào, cậu bé nói:

Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt ,một cái roi sắt,một tấm áo giáp sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này".Sú giả vui mừng bèn về tâu với vua ,vua cho ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn .sau khi gặp sứ giả Giongs lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chả no ,áo vừa may xong đã đứt chỉ.Hai ông bà làm ra bao nhiêu cũng không đủ,dành nhờ bà con giúp ,bà con ai cũng gom gạo chỉ mong chú đánh giặc .hôm sau, vua mang những vật chú bé đã dặn .Giongs mang áo giáp vào nhảy lên ngựa tiến về phía giặc . Giongs Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Đến chân núi sóc sơn , Giongs bèn cởi áo giáp và bay lên trời .
    vua nhớ công ơn gióng bèn lập đền thờ ngay tại quê nhà và phong là phù đổng thiên vương .

22 tháng 9 2018

Chuyện kể rằng ,ở đời Hùng Vương thứ sáu ở làng gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn lại có tiếng la phúc đức .Nhưng  ông bà luôn ao ước có một đứa con .

Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to lấy làm lạ bà ướm thử xem thua kém bao nhiêu . Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng ,bà sinh được một đứa bé khôi ngô.Nhưng kì lạ thay,đứa bé lên ba không biết nói cười .Ông bà lo lắm.Bấy giờ,có giặc Ân đến xâm lược bờ cõi nước ta ,nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi .Dứa bé nghe thấy tiếng, liền bảo mẹ:

"mẹ ra mời sứ giả vào đây ".Sứ giả vào, cậu bé nói:

Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt ,một cái roi sắt,một tấm áo giáp sắt ta sx phá tan lũ giặc này".Sú giả vui mừng bèn về tâu với vua ,vua cho ngà đêm làm gấp những vật chú bé dặn .sau khi gặp sứ giả Giongs lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chả no ,áo vừa may xong đã đứt chỉ.Hai ông bà làm ra bao nhiêu cũng không đủ,dành nhờ bà con giúp ,bà con ai cũng gom gạo chỉ mong chú đánh giặc .hôm sau, vua mang những vật chú bé đã dặn .Giongs mang áo giáp vào nhảy lên ngựa tiến về phía giặc . Giongs Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Đến chân núi sóc sơn , Giongs bèn cởi áo giáp và bay lên trời .
    vua nhớ công ơn gióng bèn lập đền thờ ngay tại quê nhà và phong là phù đổng thiên vương .

Bạn tham khảo trên mạng nhé !

Hoặc bạn phải tự làm đi

Vì đây là một đề văn cần sự sáng tạo của người viết !

22 tháng 9 2018

Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả. Chúng tôi đi học, đi chơi, đi ăn cùng nhau. Đặc biệt, Nhung và tôi đều thích nghe những bản sonate cho piano của nhạc sĩ Beethoven từ chiếc đài radio cũ của tôi. Chúng tôi là đôi bạn tri kỉ không thể tách rời

.
Danh từ: bạn thân, chiếc đài..
Động từ: nghe, nói...
Tính từ: béo, cũ, thú vị

22 tháng 9 2018

bài mới  nhớ

Mỗi khi cây phượng vĩ trong sân trường bật nở những chùm hoa đỏ rực là báo hiệu mùa hè về. Bầu trời trong xanh vời vợi. Ông mặt trời tỏa những tia nắng màu vàng rực rỡ khắp các ngọn cây, hè phố. Cây cối đơm hoa, kết trái. Chim chóc hót líu lo trên các vòm cây. Tiếng ve vang lên những khúc ca rộn rã chào đón mùa hè. Không khí ngột ngạt. Những cơn mưa bóng mây như đùa vui với người. Những làn gió nhè nhẹ thổi qua làm dịu hẳn cái nắng ngột ngạt của mùa hè. Trên khắp các nẻo đường, xe cộ đi lại nườm nượp. Em rất yêu mùa hè. Thật thú vị biết bao khi hè về.

Danh từ: cây phượng vĩ, sân trường, mùa hè...
Động từ: nở, về, tỏa, hót...
Tính từ: đỏ rực, trong xanh, rực rỡ