a) Đồng nghĩa với từ anh dũng là :
Trái nghĩa với từ anh dũng là :
b) Đồng nghĩa với từ thật thà là :
Trái nghĩa với từ thật thà là :
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đồng nghĩa với từ bé là nhỏ
trái nghĩa với bé là to
trái nghĩa với già là trẻ đồng nghĩa với già là ko trẻ
đồng nghĩa với sống là tồn tại
trái nghĩa với sống là chết
Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê? Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu. Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế! Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng. Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam
Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.
Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.
Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!
Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu "toe" lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.
Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.
Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây... Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.
Pham Thi Lam
Có thể nói, Lương y Nguyễn Bá Nho là một trong những tấm gương sáng, giống như người học trò tiêu biểu của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Trải qua hơn 40 năm hành nghề y học dân tộc, với bài thuốc gia truyền từ 4 đời, Lương y Nho đã chữa khỏi cho hàng chục nghìn người mắc bệnh ung thư. Ông được nhiều người biết đến là “khắc tinh” của căn bệnh ung thư. Mỗi khi nhắc đến những người bệnh đã được ông chữa khỏi ung thư, người ta nhớ ngay tới Lương y Nguyễn Bá Nho tại xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội như một địa chỉ cầm tay. Trong hành nghề chữa bệnh cứu người, ông luôn tâm niệm: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp”, hay “Nghề bốc thuốc Nam là nghề trị bệnh cứu người, giúp được ai tôi sẽ giúp nhiệt tình, đỡ được mảnh đời bất hạnh nào tôi sẽ đỡ, miễn sao trong khả năng mình có thể thì tôi sẽ làm”.
Điều đặc biệt, bài thuốc điều trị ung thư lâm sàng của ông được Bộ Y tế tiến hành thử nghiệm, kết quả khỏi bệnh 85%, tỷ lệ chuyển biến tích cực >95%. Nói về các bài thuốc của mình, ông cũng rất tự hào và phấn khởi. Cuối cùng, những bài thuốc của ông cũng đã chiến thắng được những phương pháp trị liệu hết sức tốn kém của y học hiện đại. Khi nói chuyện về nghề chữa bệnh cứu người của mình, Lương y Nguyễn Bá Nho luôn khắc cốt ghi tâm câu nói của đại danh y Lê Hữu Trác: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người là nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi, kể công”.
Xuất phát từ đạo lý nhân văn ấy, với Lương y Nho, việc cứu chữa người bệnh là điều quan trọng, khi chữa khỏi bệnh ông cũng không màng ơn huệ hay danh lợi gì mà tất cả xuất phát từ cái tâm của người thầy thuốc. Ông luôn động viên họ vượt lên số phận, vượt qua bệnh tật vươn lên trong cuộc sống. Với những bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, ông cũng biếu họ chi phí khám chữa bệnh mà không đòi hỏi ở họ điều gì. Người bệnh đến với ông không chỉ được giúp đỡ khỏi bệnh mà còn được cảm thông và chia sẻ. Họ ngày càng tin tưởng và yêu mến người lương y có tấm lòng từ mẫu như ông. Dưới góc nhìn của người lương y, ông cho rằng: nghề thuốc không chỉ đơn giản là biết bốc thuốc mà phải rèn đức, hướng tâm, hướng thiện, đề cao chữ thiện, chữ tâm. Với nỗ lực của bản thân, hết lòng phụng sự người bệnh. Từ hai bàn tay trắng, Lương y Nho đã gây dựng và phát triển cơ sở khám, chữa bệnh của mình ngày càng lớn mạnh. Từ đó, góp phần tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng mọi người, tạo được niềm tin đối với người bệnh. Ngoài ra, ông còn thường xuyên răn dạy con cháu, làm nghề y lấy “cứu nhân độ thế” là chính nên không thể làm giàu. Đồng thời, những bài thuốc làm ra phải luôn an toàn tuyệt đối cho người bệnh bởi ông quan niệm “Mỗi bệnh nhân là sự cố gắng, cống hiến hết mình”.
Ghi nhận những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền y học cổ truyền nước nhà cũng như chăm sóc sức khỏe nhân dân, Hội đồng Giải thưởng đã tiến hành bình chọn và trao giải thưởng Lê Hữu Trác cho ông. Đây là phần thưởng xứng đáng, khích lệ tinh thần dành cho Lương y Nho – một người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Giải thưởng cũng là động lực giúp ông cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng các bài thuốc cũng như trong công cuộc chăm sóc sức khỏe cộng đồng để xứng đáng với niềm tin và hi vọng của nhân dân trong cả nước.
Những cống hiến cho nền y học cổ truyền nước nhà của ông đã được ghi nhận qua Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Đông y, Bằng khen của Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Chủ tịch Hội Đông y thành phố Hà Nội, Giải thưởng Lê Hữu Trác, Bảng vị vinh danh “Lương y tiêu biểu Vì sức khỏe cộng đồng”, tôn vinh thầy thuốc làm theo lời Bác…
Lương y Nguyễn Bá Nho đã sống và làm việc đúng như câu thơ của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: “Thiện tâm cốt ở cứu người, sơ tâm nào có mưu cầu chi đâu”. Ông đã và đang giữ được cái tâm từ mẫu của một lương y, đóng góp thầm lặng cho sự nghiệp phát triển của nền y học nước nhà.
bn tham khảo nhé ! chúc bn học tốt ! ^^
Thầy thuốc như mẹ hiền
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái không màng danh lợi.
Có lần một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng , nhưng nhà nghèo không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm . Giữa mùa hè nóng nực , cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc . Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ . Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài ông chẳng những không lấy tiền còn cho thêm gạo, củi .
Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh . Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới . Lúc ấy trời đã khuya lên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc . Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứa được vợ . Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình : '' Xét về việc thì người bệnh chết cho tay thầy thuốc khác , song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người . Càng nghĩ càng hối hận ."
Là thầy thuốc nổi tiếng , Lãn Ông nhiều lần được vua chúa mời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y , song ông đã khéo chối từ .
Suốt đời Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi . Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình :
Công danh trước mắt trôi như nước
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
kết bạn nha mình sẽ giúp bạn
lịch sử : vìTrong bối cảnh nước mất, phải sống trong tủi nhục, các thế hệ người dân Việt Nam thời ấy đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, nên đã sớm có chí đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.
Địa lý :
* Vị trí :
+ Vĩ độ: 23023'B - 8034' B (kể cả đảo: 23023' B - 6050' B)
+ Kinh độ: 102009’Đ - l09024'Đ (kể cả đảo 1010Đ – l07020’Đ).
* Đặc điểm khí hậu :
- Nhiệt độ trung bình năm cao > 21oC.
- Bình quân 1m2 nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.
– Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm
– Một năm có 2 mùa gió:
+ Gió mùa đông: lạnh, khô.
+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.
* đặc điểm giao thông vận tải :
- Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người và hàng hóa. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa...
- Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí : khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển), khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km) và cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km).
chúc mừng giáng sinh vui vẻ
Câu 1: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
- Trả lời: Để đưa được nước về thôn, ông Lìn đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Tìm được nguồn nước, ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
Câu 2: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phin Ngan đã thay đổi như thế nào?
- Trả lời: Nhờ có mương nước, đồng bào Phìn Ngan đã thay đổi tập quán canh tác: không làm mương như trước mà trồng lúa nước, trồng lúa cao sản, năng suất, sản lượng cao, không còn hộ đói. Đặc biệt là nạn phá rừng đã được chấm dứt. Cuộc sống của người dân ngày một phát triển.
Câu 3: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì đế giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
- Trả lời: Để giữ rừng, bảo vệ dòng nước, ông Lìn đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả và hướng dẫn cho bà con cùng làm.
Câu 4: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Trả lời: Câu chuyện đã giúp em hiểu ra nhiều điều trong cuộc sống.
- Muốn chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc, phải có ý chí, quyết tâm, phải suy nghĩ, sáng tạo tìm biện pháp tốt nhất để thay đổi cách làm ăn cổ lổ, lạc hậu trong hiện tại; tìm đến với cách làm tiên tiến, khoa học. Đồng thời phải học tập cách làm ăn tốt ở những nơi khác về áp dụng cho nơi mình; vận động mọi người cùng tham gia. Chỉ có như vậy mới mong có được cuộc sống hạnh phúc.
* Nội dung chính: Ca ngợi tinh thần dám nghĩ, dám làm của ông Lìn đã thay đổi tập quán làm ăn của một vùng. Nhờ vậy mà đã làm thay đổi cuộc sống từ nghèo đói vươn lên ấm no hạnh phúc của đồng bào dân tộc một vùng cao.
Câu 1:Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Đào ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước.Tìm được rồi ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
Chào bạn, mình xin tự giới thiệu, mình là công chúa của nữ thần Tekmor (Nữ thần của sự giới hạn, kết thúc của cuộc sống). Hiện tại mình và mẹ đang sống ở thế kỷ 30, mình đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để viết và gửi lá thư từ thế kỷ 30 đến thế kỷ 21 của các bạn đấy.
Mình muốn thông báo với các bạn rằng, đến thế kỷ 25, thế giới của các bạn sẽ toàn là những cảnh bệnh tật, chết chóc và bị hủy diệt hoàn toàn tất cả sẽ về với cát bụi. Vì sao ư?
Có lẽ các bạn cũng biết, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Ô nhiễm môi trường sẽ làm xuất hiện những chất độc gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Nhất là khi hiện nay môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người.
Ô nhiễm môi trường sẽ hủy diệt nhân loại (ảnh minh họa)
Đầu tiên phải kể đến ô nhiễm môi trường đất. Do con người quá lạm dụng và do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác.
Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người.
Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do con người thiếu biện pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ.
Hiện nay, có từ 40-50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên Trái Đất bị ô nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng 25 năm tới.
Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học, ước tính có khoảng 96,5% nước trên trái đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có 2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinh hoạt của con người.
Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của mình.
Hiện nay, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bị thiếu nước với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch.
Ở thế kỷ 21 của các bạn đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới bị ô nhiễm môi trường nặng nề: Trung Quốc là một thí dụ tiêu biểu với hình ảnh bầu không khí mờ mịt bởi khói bụi dày đặc tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.
Ô nhiễm không khí ở New Delhi gây ra phần lớn các ca tử vong sớm nghiêm trọng mỗi năm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), New Delhi “đánh bại” các thành phố còn lại trong tổng số 1.600 thành phố trên khắp thế giới với nồng độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 10 lần so với các tiêu chuẩn cho phép.
Thành phố Mexico (Mexico): Từ lâu nay, thành phố Mexico luôn được biết đến là nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Việc hít thở không khí ở đó thậm chí còn được so sánh với việc hút hai gói thuốc lá mỗi ngày. Liên Hợp Quốc đã trích dẫn Mexico City là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới, có thể giết chết hàng loạt loài chim.
Thành Norilsk (Nga) là khu vực có hoạt động nấu chảy kim loại nặng lớn nhất thế giới, nơi thải 4 triệu tấn cadmium, đồng, chì, niken, asen, selen và kẽm vào không khí mỗi năm. Tình trạng ô nhiễm của thành phố gây ra các căn bệnh nguy hiểm ở người dân như bệnh ung thư, bệnh phổi, rối loạn máu và da, thậm chí cả bệnh trầm cảm. Ở nơi đây, thảm thực vật cũng không thể tồn tại, hoa quả và nấm rất độc do lượng SO2 cao trong không khí.
Vì vậy, để thay đổi lịch sử thảm khốc của loài người, để cứu vớt loài người khỏi sự chết chóc, sống mòn mỏi vì ô nhiễm thì ngay từ bây giờ bạn hãy truyền đi thông điệp “hãy bảo vệ môi trường khi còn có thể” đến tất cả mọi người trên thế giới.
Đừng bao giờ vì lợi ích của một cá nhân, nhóm cá nhân để hủy hoại môi trường sống của chính mình, hãy dừng lại ngay để cứu vớt con cháu chúng ta…
Thân ái và chào tạm biệt nhé!
Ký tên:
Công chúa của nữ thần Tekmor
Hoàng Nguyễn
a) anh dũng-dũng cảm
b) thật thà-trung thực
thật thà-gian xảo
a)-Đồng nghĩa với anh dũng là dung cảm
-Trái nghĩa với từ dũng cảm là nhát gan
b)Đồng nghĩa với thật thà là trung thực
Trái nghĩa với thật thà là dối trá