K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2018

“Thích quá! Thích quá!”. Tiếng reo của tất cả chúng em vang lên giữa sân nhà vào một đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít quanh bà ngoại để nghe bà kể về câu chuyện “Con rồng, cháu Tiên”.

Bà kể rằng ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường 1 dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - nhừng loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở, Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ; khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bè tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kỳ sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nỏ ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tinh, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biến, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên  đường.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đồ ở đất Phong Châu đặt tên nước là Văn Lang; triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái gọi là Mị Nương  khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng. Mười mấy đời truyền nôi ngôi vua đều lây hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Nghe xong câu chuyện, em càng hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyền thuyết này là nói lên nguồn gốc của dân tộc Việt Nam chúng ta. Càng hiểu bao nhiêu, em lại càng tự hào về tổ tiên của mình bấy nhiêu và tự hứa với lòng là sẽ cố gắng sống, học tập, lao động sao cho xứng đáng là con Rồng, cháu Tiên.

18 tháng 5 2018

Cu Mít nhà tôi năm nay mới 5 tuổi nhưng rất thích học làm người lớn. Tối nào cũng vậy, cứ bảy giờ tối là cu cậu ngồi trước màn hình ti vi xem thời sự cứ như ông cụ non. Hôm ấy, cũng như thường lệ, cu cậu đang xem rất chăm chú thì bỗng thấy gãi đầu gãi tai. Một lúc sau thì chạy ra hỏi nhỏ tôi: “Anh Tí ơi! Sao trên ti vi cứ bảo người Việt Nam ta là con Rồng cháu Tiên. Họ nói sai phải không anh. Anh em mình là con của ba mẹ và ông bà đấy chứ! Anh Tí nhỉ?”. Nhìn cu Mít ngây ngô mà tôi phì cười. Tôi xoa đầu Mít và bảo: “ừ, anh em mình đúng là con của ba mẹ và cháu của ông bà, nhưng nguồn gốc xưa kia của chúng ta là con cháu Rồng Tiên. Hôm trước được học bài “Con Rồng cháu Tiên” anh mới biết đấy. Để anh kể cho Mít nghe nhé!”. “Vâng ạ!” - Cu Mít mắt sáng như bắt được một chú siêu nhân khổng lồ vậy. Mít ta chăm chú nhìn tôi chờ đợi. Hắng giọng, tôi bắt đầu kể:

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ được gọi là Bắc Bộ, có một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai của thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần trông rất khác lạ. Mình rồng, sống ở dưới nước, chỉ thỉnh thoảng thần mới lên trên cạn thôi! Thần có sức khoẻ vô địch, hơn cả siêu nhân và có nhiều phép lạ hơn cả Tôn Ngộ Không. Thần rất tốt bụng. Không những giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành - mà Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cả cách ăn ở. Khi xong việc, Thần thường về thuỷ cung chăm sóc mẹ. Chỉ khi có việc thần mới hiện lên.

-   Ước gì em được gặp Thần nhỉ? Cu Mít chen vào.

-  Trật tự nào! Anh đang kể mà.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, hai thần đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng giống như ba và mẹ của Mít và anh Tí ý - Thấy cu Mít có vẻ hiểu, tôi nói tiếp - Hai thần sống ở cung điện Long Trang rất to và đẹp. Bên ngoài còn có bao nhiêu là hoa thơm cỏ lạ vả nhiều muông thú dạo chơi, vui đùa. Được ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh thì một chuyện kì lạ đã xảy ra. Nữ thần sinh ra một bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thuờng. Đàn con không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, ai cũng khoẻ mạnh như cha.

Cuộc sống của họ cứ thế êm đềm diễn ra nhưng Lạc Long Quân vốn quen ở nước, sống mãi trên cạn không quen nên thường hay buồn rầu. Cuối cùng, không chịu nổi, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thuỷ cung. Một mình ở lại nuôi con, Âu Cơ tháng ngày chờ mong trong buồn tủi. Không chịu nổi cảnh ngóng trông dài đằng đẵng, Âu Cơ gọi chồng lên than thở:

-   Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Lạc Long Quân bèn nói:

-  Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tinh, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn ước.

Nàng Âu Cơ nghe theo và đưa con lên đường.

Người con trường theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Mít có nhớ năm ngoái Mít được ba mẹ cho đi hội đền Hùng không. Đó chính là đền thờ các Vua Hùng - con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ đấy.

Ngày xưa chỗ đó gọi là Phong Châu. Tên nước thời xưa được đặt là Văn Lang. Trong triều có tướng văn, tướng võ; con trai vua thì gọi là lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Khi cha chết thì ngôi báu được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vuơng.

Chính bởi thế mà hiện nay, người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Giờ thì Mít đã hiểu tại sao các cô phát thanh viên lại bảo người Việt Nam là con Rồng cháu Tiên chưa? - Tôi hỏi.

-   Rồi ạ! - Mít đáp nhanh nhảu - Mít cũng là con Rồng cháu Tiên phải không anh Tí?

-   Ừ! Đúng rồi. Vì thế nên Mít phải nghịch ít thôi, chăm học đọc, học viết vào để xứng danh con cháu Tiên Rồng.

-  Em biết rồi ạ!

Nhìn cu Mít vui sướng vì được nghe chuyện, tôi lấy làm tự hào lắm Tôi thấy mình cũng oai ra phết, ít ra tôi cũng hiểu rất rõ về nguồn gốc của dân tộc - nguồn gốc Rồng Tiên.


 

18 tháng 5 2018

Tên cuộc khởi nghĩa

Năm

Người lãnh đạo

Tóm tắt diễn biến chính

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

40

Trưng Trắc, Trưng Nhị

Hai bà dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Châu Giao.

Khởi nghĩa Bả Triệu

248

Triệu Thị Trinh

Khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Thanh Hóa), rồi lan ra khắp Giao Châu.

Khởi nghĩa Lý Bí

542

Lý Bí

Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân chiếm hết các quận huyện. Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đật tên nước là Vạn Xuân.

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

722

Mai Thúc Loan

Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp giao Châu và champa

Khởi nghĩa Phùng Hưng

776

Phùng Hưng,Phùng Hải

Khởi nghĩa bùng nổ ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Tống Bình, giành quyền tự chủ 15 năm

Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

905

Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo

Nghĩa quân được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội) giành quyền tự chủ

Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ

931

Dương Đình Nghệ

Lãnh đạo nhân dân đánh bại quân xâm lược Nam Hán

Chiến thắng Bạch Đằng938Ngô Quyền

Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân, cho đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, mai phục hai bên bờ sông. Quân địch bị tiêu diệt.

=> Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại mới  - thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

18 tháng 5 2018

Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc.

Tên cuộc khởi nghĩa

Năm

Người lãnh đạo

Tóm tắt diễn biến chính

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

40

Trưng Trắc, Trưng Nhị

Hai bà dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Châu Giao.

Khởi nghĩa Bả Triệu

248

Triệu Thị Trinh

Khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Thanh Hóa), rồi lan ra khắp Giao Châu.

Khởi nghĩa Lý Bí

542

Lý Bí

Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân chiếm hết các quận huyện. Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đật tên nước là Vạn Xuân.

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

722

Mai Thúc Loan

Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp giao Châu và champa

Khởi nghĩa Phùng Hưng

776

Phùng Hưng,Phùng Hải

Khởi nghĩa bùng nổ ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Tống Bình, giành quyền tự chủ 15 năm

Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

905

Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo

Nghĩa quân được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội) giành quyền tự chủ

Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ

931

Dương Đình Nghệ

Lãnh đạo nhân dân đánh bại quân xâm lược Nam Hán

Chiến thắng Bạch Đằng938Ngô Quyền

Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân, cho đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, mai phục hai bên bờ sông. Quân địch bị tiêu diệt.

=> Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại mới  - thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta

18 tháng 5 2018

là 1 khi bạn trả lời câu hỏi rồi mọi người chọn đúng cho bạn để bạn lên điểm hỏi đáp.

Lưu ý:Trừ khi có người trên 11 điểm hỏi đáp thì bạn mới lên điểm được

mik nha

18 tháng 5 2018

bạn đang hỏi môn văn à

19 tháng 5 2018

  qua văn bạn ta rút được bài học là , không quá tự tin ,kiêu ngạo , phải sui nghĩ kĩ trước khi làm một việc gì

nhớ

19 tháng 5 2018

Gia Huy ơi, câu trả lời của bạn tương đối chính xác , nhưng vẫn còn thiếu một yếu tố nữa là tình thân ái, tình yêu thương đồng loại

18 tháng 5 2018

noi ve danh lam thang canh cua nuoc ta thi nhieu vo ke . noi nao cung co ve dep rieng cua minh . nhung em thich nhat la ho Dai Lai.

         

Hồ Đại Lải nằm ở một vị thế hết sức hữu tình, nằm dưới chân núi của dãy Tam Đảo. Có rất ít người biết rằng, trước đây Hồ Đại Lải là một thung lũng khô cằn, hoang vu ít người qua lại. Sau này, nhờ bàn tay cải tạo của con người mà tạo nên một Đại Lải xanh tươi, trong lành. Nước trong hồ trong vắt đến tận đáy, có thể nhìn thấy được cả rong rêu và các sinh vật trong hồ bơi lội.Mùa hè, nước mát lành vô cùng, bạn có thể với tay uống từng ngụm nhỏ sẽ thấy vị thanh khiết lan tỏa khắp cơ thể. Ở chính giữa hò có một đảo nổi lên xanh tươi um tùm, người ta gọi là Đảo Ngọc hay là Đảo Cò. Tên gọi Đảo Cò bắt nguồn bởi vào  mùa đông có rất nhiều chim chóc di cư về hòn đảo hoang sơ nhưng thơ mộng này, đặc biệt là con cò. Quanh năm, đảo Ngọc xanh tươi, cây cối um tùm, xum xuê, từng đàn chim bay về đậu kín cả các cành cây là nên một bức tranh thiên nhiên sống động, trữ tình.

Vào những buổi chiều, khi ánh nắng khuất dần sau những lùm cây xanh tốt, tựa mình dưới một gốc cây, xa xa là ánh hoàng hôn đang tắt dần phản chiếu trên mặt hồ như một chiếc gương khổng lồ đẹp lộng lẫy, thoang thoảng tiếng chim hót ríu rít trên cành. Không gian vừa thơ mộng vừa lãng mạn làm cho tâm hồn của bạn bỗng trở nên thư thái lạ lùng.

Sau khi tham quan đảo Ngọc, bạn có thể thả bộ xung quanh những thung lũng tự nhiên rợp bóng cây xanh, hay nằm dài trên những bãi cỏ ở triền đồi hình bát úp, ngắm bầu trời trong xanh, hít hà hương vị cỏ cây hòa lẫn trong làn gió ve vuốt đôi má, tạm quên đi những ưu phiền của cuộc sống xô bồ, ồn ã. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể chiêm ngưỡng dãy núi Thằn Lằn hùng vĩ, sừng sững giữa đất trời bảo vệ cho thung lũng khỏi sự tàn phá khốc liệt của tự nhiên. Còn nhìn sang phía Bắc là dãy núi Tam Đảo quanh năm mây mù phủ kín. Dãy Tam Đảo dường như chắc hết gió lạnh của mùa Đông làm cho hồ Đại Lải mùa đông cũng ấm áp hơn nhiều.

Khi đã tản bộ chán chê, ngắm cảnh đến mỏi con mắt thì bạn có thể thưởng thức những đặc sản núi rừng như chim rừng, gà đồi, cá nướng, cơm lam, ngọn su su xào tỏi…

Từ hồ Đại Lải, nếu du khách vẫn còn muốn tiếp tục cuộc hành trình để khám phá những vùng đất mới thì cũng rất tiện để đến những vùng đất khác. Nếu bạn ưa phiêu lưu mạo hiểm, hãy kết hợp với nhau thành từng nhóm và đi bộ lên phía Bắc, trèo đèo lội suối băng rừng vượt con đèo Nhe hiểm trở để đến với đía phận Thái Nguyên.

Dành cho những tay đam mê leo núi, bạn có thể chinh phục những vách đá cheo leo dựng đứng của núi Mỏ Quạ. Tuy nhiên, khi vượt qua được ngọn núi này, phong cảnh tuyệt sắc sẽ là món quà đền đáp xứng đáng cho bạn. Đứng trên đỉnh núi, cả đất trời như đang chao đảo dưới chân bạn, phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp rung động lòng người với hồ Xạ Hương, hồ Làng Hàm, hồ Gia Khau e ấp dưới những tán cây rừng xanh mát. Còn nếu bạn đam mê khảo cổ, khám phá sự bí ẩn của những lâu đài thời Lê - Trịnh ở gần đó. em va  gia dinh vui choi o do ma giuong nhu quen di thoi gian. chac vi canh sac noi day da giup dai lai thu hut nhieu khach du lich o moi lua tuoi hon nua la trong va ngoai nuoc.

18 tháng 5 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

18 tháng 5 2018

Dàn ý bài văn tả người mẹ  

I. Mở bài: Giới thiệu mẹ

Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. Mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ co xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.

II. Thân bài

1. Tả ngoại hình

- Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ

- Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu

- Mắt to tròn và đẹp

- Đôi môi cong mịn

- Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học

- Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp

2. Tả tính tình

- Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực đê nuôi e khôn lơn

- Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến

- Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà

- Mẹ nấu ăn rất ngon

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người xung quanh

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khan và khổ cực

- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

III. Kết bài

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là động lực, là nguồn sống của em.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho bước đi của em đi đến tương lai.

18 tháng 5 2018

1. Mở bài: Mẹ là người em yêu quí nhất nhà.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, dáng người cân đối.

- Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.

- Vầng trán cao.

- Đôi mắt đen, dịu hiền. Lông mày cong như nét vẽ.

- Hàm răng trắng muốt, đều đặn.

- Đôi bàn tay xương xương, ngón tay thon, trắng trẻo.

b) Tính tình:

- Tận tụy với công việc ở cơ quan, hoà nhã với đồng nghiệp.

- Cần mẫn làm việc nhà, nấu ăn rất khéo.

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người.

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

3. Kết bài:

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

18 tháng 5 2018

Động từ

Bài chi tiết: động từ

Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Ví dụ: ăn, đi, ngủ, bơi,...

Động từ tình thái

Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

Ví dụ: đành, bị, được, dám, toan, định,có,...

Động từ chỉ hoạt động, trạng thái

Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.

Ví dụ: ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát

Danh từ

Bài chi tiết: danh từ

Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: con trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...

Danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: giáo viên, cây bút, cuộc biểu tình,...

Danh từ chung

Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.

Ví dụ: thành phố, học sinh, cá,tôm,mực,thôn,xóm, làng,xe,thầy cô,...

Danh từ riêng

Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...

Ví dụ: Hà Nội, Phong, Lan,Đà Nẵng,...

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam,... Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây,...

Danh từ chỉ đơn vị ước chừng:

là thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối

Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,thúng...

Tính từ

Bài chi tiết: tính từ

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Ví dụ: xinh, vàng, thơm, to, giỏi,...

Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh nhạt,...

Tính từ chỉ đặc điểm tương đối

Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: tốt, xấu, ác,...

18 tháng 5 2018

Động từ

Bài chi tiết: Động từ

Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Thường làm vị ngữ trong câu

Ví dụ: Ăn, đi, ngủ, bơi, tắm, uống,...

Tôi đang đi bộ.

Động từ tình thái

Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

Ví dụ: Đành, bị, được, dám, toan, định, có,...

Động từ chỉ hoạt động, trạng thái

Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.

Ví dụ: Ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát

Danh từ

Bài chi tiết: Danh từ

Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: Trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...

Danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: Giáo viên, bút, cuộc biểu tình, mưa, nắng, tác phẩm,...

Danh từ chung

Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.

Ví dụ: Thành phố, học sinh, cá, tôm, thôn, xóm, làng, xe, thầy cô,...

Danh từ riêng

Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...

Ví dụ: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lý Quang Diệu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Bộ Giáo dục và Đào tạo,...

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam, ki -lô-mét, xăng-ti-mét,... Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây, giờ,phút...

Danh từ chỉ đơn vị ước chừng

Thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối

Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,thúng...

Tính từ

Bài chi tiết: Tính từ

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Ví dụ: Xinh, vàng, thơm, to, nhỏ, giỏi,...

Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh lè, trắng xóa, buồn bã,...

Tính từ chỉ đặc điểm tương đối

Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: Tốt, xấu, ác, giỏi, tệ,...

Đại từ

Bài chi tiết: Đại từ

Đại từ là một từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Ví dụ: Tôi, anh, chị, em, ông, bác, ấy, chúng em, chúng ta, chúng tôi, họ,..... v.v.

Đại từ xưng hô: là đại từ dùng để xưng hô.

Ví dụ: tôi, hắn, nó,...

Đại từ thay thế: là đại từ dùng để thay thế cho các danh từ trước đó.

Ví dụ: ấy, vậy, thế,...

Đại từ chỉ lượng: là đại từ chỉ về số lượng.

Ví dụ: bao nhiêu, bấy nhiêu,...

Đại từ nghi vấn: là đại từ để hỏi.

Ví dụ: ai, gì, nào, sao,...

Đại từ phiếm chỉ: là đại từ chỉ chung, không chỉ cụ thể sự vật nào.

Ví dụ: Ai cũng làm được, mình đi đâu cũng được.

Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật

Ví dụ: Sáu, bảy, một, một trăm...

Lượng từ

Lượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật một cách khái quát.

Ví dụ: Những, cả mấy, các,...

Chỉ từ

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian

Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

Ví dụ: Ấy, đây, đấy, kia, này, nọ,...

Trợ từ

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ: Những, có, chính, đích, ngay,...

Thán từ

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc,tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp

Ví dụ: à, á, ơ, ô hay, này, ơi,...

Tình thái từ

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,câu cầu khiến,câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói

Ví dụ: À, hử, đi, thay, sao,nha, nhé,...

Giới từ

Bài chi tiết: Giới từ

Giới từ là từ dùng để thể hiện sự liên quan giữa các từ loại trong câu

Ví dụ: Của (quyển vở của tôi), ở (quyển sách để ở trong cặp),...

Quan hệ từ

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn

Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở,...

Quan hệ từ bao gồm giới từ (chỉ quan hệ chính phụ), liên từ (chỉ quan hệ đẳng lập).

Cặp quan hệ từ

Cặp quan hệ là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một câu với nhau, ví dụ:

Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng. (cặp quan hệ từ tuy... nhưng)

Nếu trời mua thì Kiên sẽ nghỉ học (cặp quan hệ từ nếu... thì)

Có bốn loại cặp quan hệ từ thường gặp là:

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì... nên, do... nên, nhờ... mà,...

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả: Nếu... thì, hễ... thì,...

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản là: Tuy... nhưng, mặc dù... nhưng...

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến là: Không những... mà còn, không chỉ... mà còn

Cặp từ hô ứng

Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép.

Ví dụ: Vừa...đã...; đâu... đấy...; sao... vậy.

Nối vế trong câu ghép: Trời vừa hửng sáng, Lan đã chuẩn bị đi học.

Phó từ

Bài chi tiết: Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm trạng từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho trạng từ, động từ và tính từ.

Ví dụ: đã, rất, cũng, không còn, lắm, đừng, qua, được,...

Phó từ đứng trước động từ, tính từ

Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

Ví dụ: đã, rất, cũng, chưa, đừng,...

Phó từ đứng sau động từ, tính từ

Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

Ví dụ: lắm, được, qua...

Những phó từ thường gặp: đã, đang, cũng, sẽ, vẫn, còn, đều, được, rất, thật, lắm, quá...

Cụm từ

Cụm danh từ

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Ví dụ: Ba thúng gạo nếp,ba con trâu đực,...

Cụm động từ

Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có phụ ngữ đi kèm, tạo thành cụm động từ

Ví dụ: Đùa nghịch ở sau nhà,...

Cụm tính từ

Cụm tính từ là tổ hợp từ do tính từ và các từ khác đi kèm tạo thành

Ví dụ: xinh dã man, đẹp tuyệt vời, buồn thối ruột,... 

18 tháng 5 2018

 Không giống như mọi ngày, hôm nay tôi trở về nhà với tâm trạng buồn và những suy nghĩ miên man khó tả. Câu chuyện ở lớp học buổi sáng nay thật sự đã ghi đậm trong trí óc tôi với hình ảnh của Hưng, một cậu bé với cặp mắt tinh anh trên khuôn mặt chưa đầy vẻ khắc khổ. Như để trải lòng mình, tôi kể câu chuyện trên lớp cho bố mẹ nghe sau bữa cơm tối của gia đình.

      – Hôm nay con có chuyện gì buồn sao? Dường như đoán được sự thay đổi trên gương mặt tôi, mẹ tôi hỏi.

      Nhìn mẹ tôi nhận ra sự đồng cảm sâu sắc.Tôi liền kể cho cả nhà cùng nghe về Hưng, cậu bạn mới nhập học vào lớp tôi năm nay, không chút rụt rè:

     – Hưng là học sinh mới của lớp con mẹ ạ. Hôm nay, trong giờ toán,  bạn ấy không làm bài tập về nhà và bị cô giáo phạt đứng góc lớp.

       Mẹ nhìn tôi và cười:

      – Bạn lười làm bài tập nên bị phạt là đúng rồi, làm sao con lại buồn vì chuyện đó được?

       Tôi vội ngăn lại suy nghĩ của mẹ:

     – Không mẹ ơi,Hưng không làm bài tập không phải vì bạn ấy lười học đâu mẹ ạ. Hưng có hoàn cảnh rất đáng thương. Vì bạn ấy mới chuyển về trường nên con và tất cả mọi người chưa có điều kiện hiểu nhiều về bạn ý. Chúng con vẫn thường thấy Hưng là cậu bé hiền lành và có chút nhút nhát. Bao giờ cũng vậy, cậu luôn đến trường muộn làm lớp con mất điểm thi đua và chỉ mới một tiếng trống tan thì cậu ấy đã ba chân bốn cẳng chạy về nhà, chẳng thèm chờ đợi hay trò chuyện cùng ai cả.  Hưng gần như sống tách biệt hoàn toàn với các bạn trong lớp con .Chúng con sẽ chẳng bao giờ hiểu biết rõ hơn về Hưng nếu như không có chuyện hôm nay.

     Như thường lệ, đầu giờ học, bao giờ cô giáo con cũng đi kiểm tra một lượt cả lớp có làm bài tập về nhà hay không. Cô đi hết dãy một và tỏ ra khá hài lòng vì ai nấy đều làm bài rất chăm chỉ. Bỗng dưng cô dừng lại ở bàn cuối cùng dãy thứ hai, chỗ ngồi của Hưng,trên nét mặt cô lộ rõ vẻ nghiêm khắc : “Sao em không làm bài tập về nhà cô đã giao?”. Hưng đứng dậy lí nhí trả lời:  “Dạ, dạ thư cô, nhà em bị mất điện ạ”. Cả lớp bắt đầu có những tiếng xì xầm vì các bạn đều biết rằng khu nhà ở của Hưng  tối hôm qua không bị cắt điện. Cô giáo nghiêm nét mặt: “Em lười làm bài tập về nhà, cô phạt em đứng góc lớp”. Dường như nỗi xấu hổ và sự tủi thân đã khiến Hưng khóc, Hưng trình bày lí do bạn ấy không kịp làm bài tập cho môn Toán ngày hôm nay. Như một cách để san sẻ nỗi lòng mình, Hưng kể cho cô và cả lớp nghe cuộc sống của em một cách tỉ mỉ khiến ai nghe thấy cũng không khỏi ngậm ngùi. Gia đình Hưng giờ chỉ có Hưng và mẹ đang đau ốm, bố Hưng ra đi do một vụ tai nạn lao động cách đây đã hai năm.Dù tổi còn nhỏ nhưng bạn ấy đã sớm phải là lao động chính trong gia đình. Sáng nào cũng vậy, Hưng đều phải dậy từ bốn giờ sáng giúp mẹ các thứ công việc trong nhà và chuẩn bị bữa sáng ,rồi lại đi rao báo để có tiền học và chăm lo thuốc thang cho mẹ xong việc cậu mới đến trường, chính vì thế mà chúng con luôn thấy bạn đi học muộn. Chiều về, cậu ấy cũng phải chạy thật nhanh để sớm về nhà tranh thủ đi bán vài tờ vé số và  nấu cơm nước cho hai mẹ con. Hôm qua, mẹ Hưng bị tụt huyết áp phải nhập viện, cả đêm cậu ấy ở bên mẹ chăm sóc vì thế mà không hoàn thành được bài tập cô giao.

     Trong lớp đã bắt đầu có những tiếng thút thít, cả cô và trò đều không ngăn nổi dòng nước mắt của mình. Hưng trước giờ là một người ít nói, khó ai chia sẻ được với bạn đó, nhưng Hưng học giỏi và rất tốt bụng. Không ngờ hoàn cảnh của Hưng lại như thế này. Chúng con quá bất ngờ về nỗi bất hạnh mà Hưng phải gánh chịu.Cô giáo nhẹ nhàng bảo Hưng ngồi xuống và lặng lẽ tiến về phía bục giảng. Giọng cô dịu dàng và đầy xúc động: “Cô và tất cả các em đã sai khi không hiểu rõ hoàn cảnh của Hưng mà vội vàng khiển trách bạn. Cô xin lỗi. Hưng là học sinh mới, cả lớp ta phải yêu thương và giúp đỡ bạn nhiều hơn nữa.” Buổi học tiếp tục nhưng không khí như có phần nặng trĩu bởi câu chuyện của Hưng khiến ai nghe cũng phải ngậm ngùi, chua xót.

     Kể xong tôi mới biết nước mắt mình đã chảy ra từ khi nào không biết, cả Bố Mẹ tôi cũng thế, đều xúc động và thương cho hoàn cảnh của Hưng. Qua đây, tôi cũng rút ra một bài học quý giá cho mình: trước khi nhìn nhận đánh giá về một người hãy tìm hiểu kĩ về họ, bởi biết đâu cái nhìn phiến diện của ta lại làm xấu một con người vốn rất tốt đẹp.Và hơn bao giờ hết, con người phải biết sống trong tình yêu thương và phải biết yêu thương, đùm bọc tất cả những người ở quanh ta.

18 tháng 5 2018

Sáng thứ sáu tuần qua, ở lớp 7A trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình xảy ra một câu chuyện thật là cảm động.

Chúng em vừa vào học tiết Văn của cô chủ nhiệm được khoảng hơn mười phút thì thầy giám thị báo là bạn Thúy ra ngay cổng trường có người cần gặp. Một lát sau, Thúy trở vào với gương mặt tái nhợt và đôi mắt đỏ hoe. Cô Thanh gặng hỏi, Thúy run run cắn chặt môi để kìm tiếng khóc rồi cho biết,rằng vừa nhận được tin cha bị tai nạn giao thông.

Cả lớp lặng đi vì xúc động, vì thương Thúy. Nhà Thúy nghèo lắm! Ba mẹ rời quê hương ở Quảng Ngãi vào đây lập nghiệp mới được vài năm. Sáng sáng, mẹ gánh gánh xôi đi bán dạo. Ba Thúy mướn chiếc xích lô chở khách kiếm, tiền nuôi các con ăn học.

Thúy là chị lớn trong nhà, vừa lo học, vừa lo phụ giúp gia đình. Chúng em đi học bằng xe đạp, còn Thúy đi bộ. Em để ý thấy Thúy chỉ có hai bộ quần áo cũ để thay đổi hằng ngày. Tuy vậy, tinh thần vượt khó và kết quả học tập của Thúy thật đáng nể!

Tai nạn đột ngột của ba Thúy quả là một tai họa đối với gia đình bạn ấy. Từ nay, mấy mẹ con Thúy biết nương tựa vào đâu?! Trong lúc Thúy thu xếp sách vở, cô Thanh đã nhanh chóng hội ý với ban cán bộ lớp Cô cử bạn Quốc lớp trưởng chở Thúy đến bệnh viện, thêm bạn Liên tổ trưởng tổ 2 đi kèm cho an tâm. Khi các bạn đã đi, cô khuyên chúng em quyên góp tiền để giúp đỡ gia đình Thúy. Cả lớp hưởng ứng lời cô. Bạn nào có nhiều góp nhiều, có ít góp ít. Bạn nào không có thì hẹn đến mai…

Số tiền không nhiều nhưng đó là tấm lòng chân thành của chúng em sẻ chia hoạn nạn cùng người bạn bất hạnh. Hơn lúc nào hết, chúng em càng thương Thúy và mong bạn ấy vượt qua dược thử thách nghiệt ngã này. Em thấm thìa lời dạy của ông cha: Thương người như thể thương.

18 tháng 5 2018

giúp mình với, mai thi rồi

18 tháng 5 2018

tự làm đi