K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2023

Chiều thứ sáu hàng tuần, lớp tôi sẽ có một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua trong tuần. Buổi sinh hoạt diễn ra vào tiết học cuối cùng, dưới sự giám sát của cô giáo chủ nhiệm.

Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tiến hành tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ. Bạn Hòa – lớp trưởng đã thay mặt cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô chủ nhiệm yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Sau câu hỏi của Hòa – cả lớp chìm vào yên lặng. Một vài phút sau một cánh tay giơ lên. Đó là Lan Anh – tổ trưởng của tổ ba. Lan Anh đã bày tỏ ý kiến của mình về bạn Tùng – một học sinh mới chuyển đến lớp. Bạn ấy cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, trong giờ học thường bị thầy cô nhắc nhở gây ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh cũng đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.

Ý kiến của Lan Anh khiến cả lớp xôn xao. Có bạn đồng tình, có bạn phản đối. Lớp trưởng đã đề nghị sẽ được giải quyết vấn đề này. Trong ấn tượng của tôi và Hòa, tuy Tùng là một cậu bạn khá nghịch ngợm nhưng lại rất tốt bụng. Bởi vậy, tôi tin rằng Hòa sẽ có quyết định đúng đắn:

– Thưa các bạn, trước hết tôi xin được tiếp nhận ý kiến của Lan Anh. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp mình không lâu. Tuy khá là nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích học tập rất giỏi. Có những câu trả lời khó của thầy cô, Tùng cũng là người đứng ra trả lời. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật…

Cả lớp bắt đầu xôn xao bàn tán. Những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Bản thân Tùng đã tự đứng ra kiểm điểm, nhận lỗi và hứa sẽ sửa đổi. Cuối cùng, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu cả lớp biểu quyết. Các thành viên trong lớp đều đồng ý sẽ cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Bản thân Lan Anh cũng đã bị thuyết phục.

Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã nêu ra những mục tiêu của tuần mới. Buổi sinh hoạt đã kết thúc tốt đẹp.

Đối với mỗi người, gia đình chính là điểm tựa vô cùng quan trọng. Với riêng em cũng vậy, bởi ở đó có bố mẹ - những người mà em vô cùng yêu thương. Em vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm bình dị đã trải qua cùng với bố mẹ, đặc biệt là những bữa cơm sum họp của gia đình.

Hôm đó, mùng 8 tháng 3 - ngày Quốc tế phụ nữ. Em và bố đã quyết định sẽ dành cho mẹ một điều bất ngờ nho nhỏ. Do là thứ hai nên mẹ vẫn phải đi làm. Điều đó đã tạo cơ hội thuận lợi cho em và bố thực hiện kế hoạch của mình. Em đã gợi ý cho bố nhờ đến sự giúp đỡ của cô Chi - cô là một đồng nghiệp của mẹ. Kế hoạch đặt ra là sau giờ dạy, cô sẽ rủ mẹ đi mua sắm cho đến khi cả hai bố con chuẩn bị xong món quà dành cho mẹ. Em đã nhờ bố gọi điện cho cô, và tự mình nói cho cô biết kế hoạch. Sau khi nghe xong, cô Chi rất vui vẻ nhận lời.

Sau khi tan học, em cố gắng về nhà thật sớm. Bố cũng đã xin công ty cho về sớm trước một tiếng để chuẩn bị. Khi về đến nhà em đã thấy trên bàn đã có một bó hoa rất đẹp. Đó là hoa hướng dương - loài hoa mà mẹ rất thích. Em nhớ mẹ nói rằng mẹ thích hoa hướng dương vì nó tượng trưng cho niềm tin và hy vọng.

Sau đó, em nhanh chóng chạy vào bếp thì đã thấy bố đang bận rộn rửa rau. Em liền đến giúp bố. Hai bố con em đã quyết định sẽ nấu cho mẹ một bữa ăn thật đặc biệt. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Cuối cùng hai bố con đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, canh cá nấu chua, măng kho tương… Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa do chính tay em tự cắm nữa. Tuy không được đẹp bằng mẹ cắm nhưng em tin chắc nếu mẹ biết là do cô con gái rượu tự tay cắm tặng mình, thì sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Mọi công việc chuẩn bị đã xong xuôi. Hai bộ con đồng ý với nhau rằng công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả. Mẹ thật phi thường khi vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà.

Hai bố con em đã cố gắng tắm rửa nhanh nhất có thể. Khoảng sáu rưỡi tối, em nhắn tin cho cô Chi rằng mọi công việc đã xong xuôi. Khoảng mười lăm phút sau thì mẹ đã về đến nhà. Trước đó, bố đã tắt hết điện trong nhà. Khi mẹ mở cửa bước vào thì bỗng nhiên điện bật lên, em và bố bước ra. Bố cầm bó hoa hồng tặng mẹ. Lúc đó em nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc. Mẹ càng ngạc nhiên hơn khi biết được những món ăn trên bàn là do bố con tôi chuẩn bị riêng cho mẹ.

Sau đó, cả gia đình vừa ăn cơm, vừa trò chuyện vui vẻ. Mẹ đã còn khen các món ăn rất ngon. Em khẽ nháy mắt với bố, trong lòng khen thầm rằng bố cũng có tài năng nấu nướng lắm đó. Khi nhìn lọ hoa trên bàn, mẹ đã hỏi hai bố con xem ai là tác giả của lọ hoa. Em vừa mỉm cười nhìn mẹ, vừa trả lời: “Là con ạ”. Lúc đó khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, mẹ còn khen lọ hoa rất đẹp nữa. Điều đó khiến em cảm thấy vô cùng sung sướng. Ăn cơm xong, em cùng bố rửa bát. Còn mẹ thì ngồi bổ hoa quả ngoài phòng khách. Sau đó, cả nhà cùng nhau ngồi em vô tuyến, và còn trò chuyện rất vui vẻ.

Sau buổi tối ngày hôm đó, các thành viên trong gia đình em thêm gắn kết hơn. Bản thân em đã thấu hiểu được sự vất vả của mẹ khi làm những công việc nội trợ. Em cũng tự hứa sẽ cố gắng giúp đỡ mẹ nhiều hơn.

đây nhé

Có ai đó đã từng nói rằng trường học là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh. Đối với tôi, mái trường cấp hai thân yêu - nơi tôi đang học tập chính là ngôi nhà thứ hai đó. Tôi đã trải qua thật nhiều kỉ niệm bên ngôi trường này, đặc biệt nhất là những giờ ra chơi thật sôi động.

 

Ngôi trường của em rất to và đẹp, nó được đặt ngay ở khu trung tâm của xã. Con đường dẫn vào trường được đổ bê tông phẳng lì. Hai bên đường là những hàng bạch đàn thẳng tắp, cao vút, cành lá lao xao như vẫy chào chúng em tới trường. Bước qua cổng trường, em đã gặp ngay bác trống nằm tròn vo trên giá ngay cạnh phòng bác bảo vệ. Có lẽ vì chưa có ai đánh thức nên bác vẫn còn ngủ say.

Sân trường lát gạch đã được các bạn trực ban quét dọn sạch sẽ. Giữa sân, mấy cây bằng lăng đã nở hoa tím ngát. Đằng kia là bác xà cừ già, cành lá sum sê che rợp cả góc sân cho chúng em vui chơi thỏa thích. Trên đỉnh cột cờ nằm ở dãy nhà hiệu bộ, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay như đùa vui trong gió. Nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm gọn lấy sân trường. Các phòng học đều được quét vôi vàng, cửa sổ sơn xanh rất đẹp. Phòng học nào cũng rộng rãi, thoáng mát và được trang trí giống nhau. Bàn ghế trong các phòng học cũng được kê ngay ngắn thẳng hàng.

Khi kết thúc mỗi giờ học tập căng thẳng, tất cả học sinh trong trường lại xuống sân trường. Lúc này, sân trường luôn là nơi đông vui, nhộn nhịp nhất. Trên sân trường có nhiều hàng ghế đá, các bồn cây được sắp xếp thẳng hàng. Những cây cổ thụ lâu năm không biết đã tỏa bóng mát cho biết bao nhiêu thế hệ học sinh. Nhiều nhóm học sinh ngồi trên những chiếc ghế đá, hay dưới những gốc cây để trò chuyện với nhau hay đọc sách, học bài trước khi đến lớp. Ở những khoảng sân rộng rãi, từng nhóm học sinh chơi cầu lông, đá cầu, nhảy dây… Tiếng cười nói vang vọng khắp không gian hòa cùng với tiếng chim hót ríu rít. Khoảng sân trường lúc này sôi động biết bao nhiêu.

Khi tiếng trống báo hiệu vào học vang lên, các bạn học sinh nhanh chóng trở lại lớp học. Ngôi trường lại trở nên im lặng đến kỳ lạ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng đọc bài văng vẳng từ các lớp học.

Dưới mái trường này, tôi đã trải qua những giờ học tập thật bổ ích, những giờ ra chơi thật vui vẻ… Đối với tôi, nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai vậy. Ngôi trường đã ở đó, như một người bạn, chứng kiến bao thế hệ trưởng thành, bao kỷ niệm của tuổi học trò. Đó cũng là nơi đã chắp cánh cho những ước mơ đang ngày một bay xa hơn.

I. ĐỌC- HIỂU  Trong bài thơ “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:             Bão bùng thân bọc lấy thân,      Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.             Thương nhau tre không ở riêng,      Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.             Chẳng may thân gãy cành rơi,      Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.             Nòi tre đâu chịu mọc cong,      Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.             Lưng trần phơi...
Đọc tiếp

I. ĐỌC- HIỂU 

Trong bài thơ “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

            Bão bùng thân bọc lấy thân,

     Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

            Thương nhau tre không ở riêng,

     Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

            Chẳng may thân gãy cành rơi,

     Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.

            Nòi tre đâu chịu mọc cong,

     Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

            Lưng trần phơi nắng phơi sương,

     Có manh áo cộc tre nhường cho con.

                                [….]

             Mai sau,

             Mai sau,

             Mai sau...

             Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

                                      (Nguyễn Duy ,Trích “Cát trắng”, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

Câu 9. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em sau khi đọc xong những dòng thơ trên, trích trong bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy?

Câu 10. Với tư cách là một mầm non tương lai của đất nước Việt Nam, em sẽ làm gì để xứng đáng với truyền thống của dân tộc?

2

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

đáp án của em đây.

19 tháng 12 2023

Câu 9: ."Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm

Câu 10: 

 Để xứng đáng với truyền thống của dân tộc, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Tích cực tham gia các phong trào từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ mô trường. Sống trong sạch, lương thiện, chan hòa, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình, xã hội. Đồng thời, em cũng sẽ tích cực giới thiệu với bạn bè và mọi người về truyền thống, văn hóa và bản sắc của dân tộc.

 

Những kỉ niệm với bạn thân là kỉ niệm không bao giờ có thể quên, buồn có, vui có mà kỉ niệm buồn thường sẽ sâu sắc hơn. Em và cậu bạn thân đã cùng nhau đạp xe dưới trời mưa, vừa bị ngã vừa bị ốm nhưng lại rất đáng nhớ.

Cậu bạn của em tên Nam, là bạn học cùng lớn lại ở cùng xóm với em. Hai đứa chơi thân với nhau từ nhỏ, lúc nào cũng dính lấy nhau, đi đâu cũng phải có đôi có cặp, có khi còn thân thiết hơn cả anh em ruột. Bố mẹ hai bên khi không thấy một trong hai đứa là biết chắc hai đứa đang ở cùng nhau hoặc hỏi đứa này sẽ biết được thông tin của đứa kia. Có lần chúng em đang trên đường đi học về, trời bỗng nhiên nổi gió dông, mây đen ùn ùn kéo đến. Thấy gió mát, em và Nam khoái chí đạp xe trên đường. Dù được mọi người nhắc đi nhanh kẻo trời mưa nhưng hai đứa bỏ ngoài tai.

Trời đổ mưa rào, cơn mưa mùa hè mát lạnh, từng hạt nước mưa rơi vào mặt tạo cảm giác thích thú, em với Nam rủ nhau vừa đi xe đạp vừa tắm mưa. Được một đoạn vì đường mưa trơn trượt, xe Nam và vào cái nắp cống nên ngã lăn ra đường, em nhìn thấy thế liền phanh gấp xe lại nên cũng ngã nhào. Hai đứa bị đau chẳng còn thiết tắm mưa, chỉ đành dong xe đạp về nhà. Đêm hôm ấy cả hai đứa đều bị sốt và ho, thế là bị cảm lạnh. Dù bị bố mẹ mắng và phải nghỉ học vài hôm nhưng khi đi học trở lại, hai đứa gặp nhau vẫn cười khúc khích về vụ tắm mưa đó.

Chúng em hứa sẽ không nghịch dại như thế nữa, ngược lại nếu một trong hai đứa có ý định không tốt thì đứa còn lại phải có trách nhiệm khuyên bảo hoặc ngăn cản, nhất định không được hùa theo hoặc cổ vũ. Tình bạn của chúng em đã trưởng thành và lớn dần lên như thế đó.

cô nhớ tick cho em.

16 tháng 1

File: undefined 

I. ĐỌC HIỂU Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? Vì sao? Bài đọc: SƠN TINH, THỦY TINH      Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương Mị Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.      Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? Vì sao?

Bài đọc:

SƠN TINH, THỦY TINH

     Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương Mị Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

     Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.

     Một người là chúa miền non cao, một người là vua vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn, không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:

     – Hai ngài đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ngài nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con ta.

     Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”

     Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

     Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

     Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

(Theo Huỳnh Lý, Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục, tr.7 – 9)

1

Ý nghĩa bài Sơn Tinh, Thủy Tinh là:

- Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm

-Đề cao tinh thần chống lũ lụt của nhân dân ta thời xưa

-Thể hiện mong muốn, ước mơ về việc chế ngự thiên tai của người Việt ta thời xưa

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân)

Quê hương là một phần quan trọng của mỗi người. Dù có đi xa đến đâu, mỗi lần về thăm quê sẽ luôn để lại những kỉ niệm đẹp đẽ.

Mỗi năm, gia đình của em đều về quê vào dịp lễ. Vào nghỉ hè năm lớp một, em đã được về thăm quê ngoại. Buổi sáng hôm ấy, em dậy thật sớm. Sau đó, gia đình của em ra bến xe. Chuyến xe khởi hành lúc tám giờ sáng. Thời gian đi khoảng hơn hai tiếng là về đến nơi. Xe chỉ đỗ ở ngoài đường quốc lộ, nên mọi người phải đi bộ vào trong làng. Bố mẹ chỉ ở lại hôm chủ nhật, rồi sau đó phải về thành phố để đi làm. Còn em được ở lại cùng ông bà. Kết thúc kì nghỉ hè, em mới phải trở lại thành phố.

Những ngày sau đó thật tuyệt vời. Mỗi buổi sáng, em thức dậy từ sớm rồi đi tập thể dục cùng ông ngoại. Không khí ở làng quê thật trong lành, khác hẳn với thành phố. Tập thể dục xong, hai ông cháu trở về nhà ăn sáng. Sau đó, em sẽ cùng với các bạn trong xóm ra cánh đồng chơi. Chúng em cùng nhau chơi ô ăn quan, cướp cờ, thả diều… Toàn những trò chơi dân gian mà ở thành phố em chưa từng được chơi.

Khi ông mặt trời đã lên cao, cả nhóm trở về nhà. Em được thưởng thức những món ăn thôn quê của bà ngoại. Đến khi chiều xuống, những tia nắng chói chang dần yếu ớt rồi biến mất. Cơn gió thổi mát rượi như xua tan đi cái oi nóng của ngày hè. Em lại theo ông ngoại ra vườn. Vườn cây của ông thật rộng biết bao. Trong vườn trồng rất nhiều cây ăn quả. Em đã giúp ông tưới nước cho cây cối. Sau đó, ông còn hái rất nhiều loại quả cho em. Đến tối, em và bà ra ngoài sân ngồi hóng mát. Em vừa thưởng thức hoa quả, vừa được nghe bà kể chuyện. Sự yên tĩnh của làng quê khiến em cảm thấy thích thú.

Hôm sau, em còn được ra đồng thu hoạch thóc với bác Năm và chị Thương. Bác là anh trai của mẹ em. Nhà bác nằm bên cạnh nhà ông bà ngoại. Còn chị Thương là con gái út của bác. Chị đang là học sinh lớp 10. Những lúc không phải đi học, chị sẽ ra đồng làm việc giúp đỡ bố mẹ. Chỉ là công việc thu hoạch lúa nhưng cũng thật khó khăn, mệt nhọc. Nhờ vậy, em đã thấu hiểu được nỗi vất vả của các bác nông dân.

Ba tháng hè trôi qua thật nhanh. Em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ, quen thêm được nhiều người bạn ở dưới quê. Khoảng thời gian ở cùng với ông bà ngoại thật vui vẻ. Khi trở về thành phố, em còn kể cho các bạn trong lớp mình nghe.

Chuyến về thăm quê của em thật ý nghĩa. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến về thăm quê hơn nữa.

18 tháng 12 2023

     Tối hôm ấy, tôi đã rất khó ngủ, háo hức. Vì ngày mai, tôi sẽ cùng gia đình đi về quê ăn Tết cùng họ hàng.

      Vào buổi sáng sớm ngày 29 Tết, tôi cùng gia đình lăn bánh về quê. Trên xe có rất nhiều tiếng nói, tiếng cười. Mọi người cùng kể lại những chuyện vui hồi năm ngoái. Ai cũng nhớ lại những khoảnh khắc đẹp của mình. Tôi về quê không chỉ trong sự chào đón của ông bà ngoại. Mà còn có cả những người hàng xóm xung quanh. Con người ở quê tôi đều giản dị, thật thà mà hiếu khách, gần gũi. Tôi còn nhớ buổi sáng đầu tiên, tôi cùng ông ra vườn dạo chơi. Khu vườn nhà rộng lớn với biết bao cây trái. Những khóm rau xanh mướt và những hàng trái cây như táo, xoài, cam… Bầy chim hót lanh lảnh trên ngọn cây cao. Ngồi trong vườn, tôi lắng nghe những âm thanh quen thuộc của làng quê. Sau đó, hai ông cháu còn tưới tắm cho cây cối trong vườn. Buổi trưa, tôi được ăn một bữa no nê, toàn những món ăn thôn quê nhưng ngon vô cùng. Buổi chiều, tôi cùng chị ra đồng để thả diều. Gió trời lồng lộng khiến diều của tôi bay cao vun vút. Tối đến, cả nhà cùng ăn bữa cơm và cùng nhau xem phim trên ti-vi. Đến đêm, ai về phòng của người nấy, tôi ngủ cùng bố mẹ và chị tôi.

       Sáng sớm hôm 30 Tết, con gà trống reo lên thật to" ò ó o" đánh thức mọi người dậy. Mẹ và bà đã dậy từ sớm để đi mua thức ăn. Khi mọi người thức dậy, đi xuống bếp đã thấy thức ăn được bày biện trên bàn rất đẹp mắt. Ăn xong, tôi phụ mẹ và bà dọn dẹp bát đũa. Trong khi tôi đang dọn dẹp cùng mẹ và bà. Bố, chị và ông đã tranh thủ gói bánh chưng để cúng ông bà, tổ tiên. Xong việc, cả nhà cùng quây quần bên nồi bánh chưng, trò chuyện với nhau. Đến tối, gia đình tôi cùng đón giao thừa. Ông bà đã chuẩn bị cho chị em tôi 1 bất ngờ, đó là pháo bông. Tôi cùng chị để pháo bông ra nơi bằng phằng. Bố đốt lửa cho pháo bông. "Boom" tiếng nổ làm tôi rất vui. Tuy có chút sợ hãi, những nó khiến tôi đắm chìm trong cuộc vui của gia đình. Chơi xong, cả nhà tôi cùng thắp nhang lên bàn thờ ông bà, cầu mong gia đình vui vẻ, khỏe mạnh và luôn hạnh phúc. Xong việc cả nhà cùng đi ngủ.

        Vào các ngày 1,2,3 Tết Nguyên Đán, tôi cùng gia đình đi thăm họ hàng, chúc Tết, nhận lì xì.

Chuyến về quê đã kết thúc, gia đình em đã có rất nhiều tấm ảnh đẹp. Tôi cũng có thêm được nhiều trải nghiệm cho bản thân, với kỉ niệm thật đẹp.

I. Đọc hiểu            MẸ TÔI     Con cò lặn lội bờ sông Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con     Tháng năm thân mẹ hao mòn Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy     Cho con cuộc sống hàng ngày Dạy con khôn lớn dựng xây cuộc đời     Lẽ thường nước mắt chảy xuôi Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn     Biển khơi, nhờ có nước nguồn Phận con chưa kịp đền ơn cao dày     Tâm nhang, thấu tận trời mây Cầu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu

           MẸ TÔI

    Con cò lặn lội bờ sông

Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con

    Tháng năm thân mẹ hao mòn

Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy

    Cho con cuộc sống hàng ngày

Dạy con khôn lớn dựng xây cuộc đời

    Lẽ thường nước mắt chảy xuôi

Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn

    Biển khơi, nhờ có nước nguồn

Phận con chưa kịp đền ơn cao dày

    Tâm nhang, thấu tận trời mây

Cầu hương linh mẹ, tháng ngày thảnh thơi

    Cửu tuyền, mẹ hãy ngậm cười

Cha sinh, mẹ dưỡng, một đời tri ân.

                                                    (Phạm Văn Ngoạn)

- Cửu tuyền: cửu: chín; tuyền: suối;  chín suối, tức là âm phủ.

Câu 9: (1.0 điểm) Theo em, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ là gì?

Câu 10: (1.0 điểm) Từ thông điệp của bài thơ, em có cách ứng xử như thế nào với cha mẹ mình?

0
6 tháng 12 2023

Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán, của cải mất mát chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị. Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Đây nha bạn!

6 tháng 12 2023

Tham khảo:
Con người ta trên đất nước này bất kể làm công việc gì cũng mang vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Một trong những vẻ đẹp lao động của con người khiến em vô cùng ấn tượng đó là người lao động làng chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận. Huy Cận không chỉ khắc họa trước mắt bạn đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, giàu có của miền biển mà thêm vào đó là vẻ đẹp càn mẫn, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời của những người ngư dân nơi đây. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, sự cống hiến thầm lặng của họ qua ngòi bút tài tình cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc của Huy Cận. Nhiều năm tháng trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

5 tháng 12 2023

**TK**

  Con về thăm lại trường xưa
Các em áo trắng ngây thơ nói cười
     Từ đâu hàng lệ tuôn rơi
Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa.

5 tháng 12 2023

      Mùa xuân đã đến thật gần

Tiết trời cũng đã thêm dần ấm hơn

    Từng chồi non xanh đang lớn

Phố phường rộn ràng người đón sắc xuân.

Chúc bn học tốt!☺