K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1)Tìm các ẩn dụ trog các VD sau, Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau và thuộc kiểu ẩn dụ nào?a)       Nắng mưa từ những ngày xưa           Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tanb) Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.c) Chỉ khác cái là mảnh trai thì im như cá nhẩy còn sơn ca mỗi lần mỗi lần chạm vào...
Đọc tiếp

1)Tìm các ẩn dụ trog các VD sau, Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau và thuộc kiểu ẩn dụ nào?

a)       Nắng mưa từ những ngày xưa 

          Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

b) Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

c) Chỉ khác cái là mảnh trai thì im như cá nhẩy còn sơn ca mỗi lần mỗi lần chạm vào màu xanh da trời lại càng làm rung lên ngàn vạn âm thanh.

2)Tìm và phân tích các ẩn dụ trong đoạn trích sau

a)       Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

      Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ

b)   Từ trong tôi bỗng bừng nắng hạ

       Mặt trời chân lý chói qua tim 

      Hồn tôi là một vườn hao lá

      Rất đậm hương và rộn tiếng chim

 

Làm bài nào cũng được nha !

 

1
18 tháng 7 2019

1. a. "Nắng mưa" ẩn dụ cho những khó khăn, vất vả, nhọc nhằn mà mẹ phải trải qua. 

b. "No đầy sữa mẹ" ẩn dụ cho sức sống, sự ngọt ngào của những trái nhãn.

2. a. Mặt trời câu thơ thứ hai ẩn dụ cho Bác Hồ

b. mặt trời chân lí ẩn dụ cho ánh sáng của Đảng, cách mạng

Gần đây, ngày càng có nhiều giả thuyết về ngày tận thế của Trái Đất được đưa ra.

Các câu chuyện, bộ phim khoa học viễn tưởng với chủ đề Trái Đất diệt vong cũng được khai thác một cách triệt để, làm dấy lên tâm lý lo sợ của nhân loại về một tương lai không mấy tươi sáng.

Chiến tranh hạt nhân

Giáo sư Richard Binzel đến từ trường MIT từng nói: "Nếu có một vụ nổ hạt nhân lớn, nó có thể tạo ra rất nhiều bụi, những mảnh vỡ và khói trong bầu khí quyển của Trái đất. Những thứ này ngăn không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Vì vậy, Trái đất sẽ trở nên cực kỳ lạnh và mùa đông kéo dài, đóng băng thảm thực vật cũng như sự sống".

Tiểu hành tinh khổng lồ

Giáo sư Richard Binzel cũng nói rằng có khoảng 100 cơ hội để những tiểu hành tinh khổng lồ va vào Trái đất trong bất cứ năm nào. "Điều đó đã xảy ra trong một năm kinh hoàng với loài khủng long" khi chúng bị xóa sổ.

Khi một tiểu hành tinh tấn công Trái đất, nó tạo ra hiệu ứng như mùa đông hạt nhân, tạo rất rất nhiều mạnh vụn khiến ánh sáng mặt trời bị chặn lại trong nhiều năm. 

Biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên là chủ đề được tranh cãi trong nhiều thập kỷ qua và sự thật nó đã phần nào xảy ra.

Mực nước biển dâng cao, những sự kiện thời tiết cực đoan, năng suất lương thực giảm có thể khiến hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người diệt vong. Một số nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu có thể tác động lên hệ sinh thái, khiến Trái đất không thể sống được nữa.

Dân số quá tải

Nhà vật lý, thiên văn nổi tiếng Stephen Hawking từng cảnh báo sự quá tải dân số là một viên đạn có thể khiến Trái đất diệt vong. Tính đến tháng 4/2017, dân số của hành tinh này ước tính khoảng 7,5 tỷ dân và được dự đoán tăng lên 11,2 tỷ vào năm 2100.

Hố đen

"Nếu có một hố đen nuốt chửng Trái đất, chúng ta sẽ thấy nó hàng thập kỷ, hoặc thế kỷ trước khi nó đến đây, nhưng chúng ta sẽ chẳng làm gì được nó", David Aguilar, tác giả cuốn "Thảm họa vũ trụ: 7 cách hủy diệt một hành tinh như Trái đất" nói. Tuy nhiên, David Aguilar cũng nói cơ hội xảy ra điều này là "cực kỳ nhỏ".

Sao băng

Nếu một ngôi sao gần đó phát nổ, giải phóng những sao băng thì nó có thể tạo ra tia X và tia gamma bắn phá Trái đất.

Tác giả David Aguilar cho biết Betelgeuse, một phần của chòm sao Orion, là một ngôi sao có thể tạo ra sao băng và phóng xạ, tước đi sự sống trên bề mặt Trái Đất.

Đại dịch toàn cầu

Các dịch bệnh như dịch hạch, đậu mùa và cúm đã giết chết hàng chục triệu người và ngày nay, thế giới văn minh vẫn phải đối mặt.

Khi mà thế giới ngày càng hiện đại, những thành phố đồ sộ kết nối với nhau bằng đường hàng không thì người ta quan ngại có một căn bệnh mới có thể nhanh chóng lan khắp hành tinh. Khi mà các loại virus biến đổi nhanh hơn bao giờ hết, vi khuẩn thì kháng lại kháng sinh, các chuyên gia y tế tin rằng nguy cơ xảy ra đại dịch toàn cầu là lớn hơn bao giờ hết.

Vũ khí sinh học

Nhiều quốc gia sở hữu vũ khí sinh học có thể gây ra hậu quả khủng khiếp. Công nghệ mới ví dụ như CRISPR-Cas9 (công nghệ sinh học chỉnh sửa gen), khiến những tổ chức, cá nhân có thể sửa đổi hoặc vũ khí hóa virus, vi khuẩn một cách rất rẻ và dễ dàng .

Người ngoài hành tinh

Nhà khoa học đại tài Stephen Hawking nói rằng nếu chúng ta từng liên lạc với người ngoài hành tinh thì "chúng ta nên cảnh giác khi họ trả lời". "Gặp gỡ một nền văn minh tiên tiến có thể giống như người Mỹ bản địa gặp Columbus, điều đó không tốt chút nào".

Sự trỗi dậy của robot

Stephen Hawking, doanh nhân tỷ phú Elon Musk và Bill Gates đều bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (Al).

Ông Musk lo lắng rằng Al có thể bắt nguồn Chiến tranh thế giới thứ 3, còn Hawking thì sợ "sự phát triển của trí tuệ nhân tạo hoàn toàn có thể khiến loài người diệt vong".

Siêu núi lửa

Giống như mùa đông hạt nhân hoặc sự va chạm với một tiểu hành tinh, một vụ phun trào núi lửa khổng lồ có thể tạo ra đủ các loại hạt vào bầu khí quyển, ngăn chặn mặt trời, khiến Trái đất trở nên lạnh lẽo và diệt vong.

"Siêu núi lửa còn đặt ra mối đe dọa lớn hơn so với các tiểu hành tinh hay sao băng", Brian Wilcox, thành viên của Hội đồng Cố vấn NASA nói.

Mặt trời

Ngay cả khi chúng ta tránh được tất cả những kịch bản trên thì vào một ngày nào đó, trong 4-5 tỷ năm tới, mặt trời sẽ hết nhiên liệu. Sự sống trên Trái đất có thể đã chấm dứt từ trước đó rất lâu.

Khi mặt trời chết đi, nó sẽ nóng lên nhanh chóng, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng đến mức các đại dương bốc hơi. "Cuối cùng, sau khoảng 1 - 1,5 tỷ năm, bề mặt hành tinh này có lẽ sẽ không thể sống được", Aguilar nói.Sau đó, mặt trời sẽ biến thành một quả cầu lửa khổng lồ, nhấn chìm sao Thủy, sao Kim và có thể là cả Trái đất.

13 tháng 7 2019

Cá Koi nhek bn! 

12 tháng 7 2019

oh,very good,hay lắm

10 điểm

CẢM ƠN BẠN NHA. MUỐN NGHE NHIỀU BÀI THƠ MÌNH TỰ LÀM HƠN THI KB VỚI MK NHÉ.

12 tháng 7 2019

Vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay đang rung lên một hồi chuông cảnh báo về sự vô tâm của con người trước những con người bị chà đạp, áp bức. Vì vậy xã hội cần có những giải pháp để giải quyết vấn đề những vấn đề nhức nhối này.Cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật phòng chống bạo lực, luật hôn nhân và gia đình. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống Bạo lực gi đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình.Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá và làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp trừng phạt thích đáng những người sử dụng bạo lực gia đình. Và một điều quan trong không kém đó là những người chịu sự bạo lực phải lên tiếng để bảo vệ chính bản thân mình.( để tham khảo thui nha) cop trên mạng

12 tháng 7 2019

thank you bạn nha!

"Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,....Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt,lạnh lùng, lúc sôi nổi,hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi...
Đọc tiếp

"Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,....Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt,lạnh lùng, lúc sôi nổi,hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên."

                                                                                                                                                             -Vũ Tú Nam-

1. XĐ PTBĐ chính

2. a) Tìm những từ ngữ trong đoạn văn tả màu sắc của nước biển.

    b) Tìm phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong 2 câu: "Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên."

   c) Tìm các câu ghép trong đoạn văn

   d) xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu:"Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương."

3. Theo tác giả vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển là do những gì tạp nên?

4. Viết đoạn văn diễn dịch (8-10 câu) trong đó có câu văn chứa thành phần biệt lập tình thái ( gạch chân dưới thành phần biệt lập đó), với câu chủ đề sau : "Thế hệ trẻ ngày nay cần nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc."

                              

3
12 tháng 7 2019

1. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

2. a. Những từ ngữ miêu tả màu sắc của nước biển: thẳm xanh, xám xịt, đục ngầu.

b. Phép liên kết: nối, lặp

Phương tiện: nối bằng quan hệ từ :nhưng"

Lặp từ "biển" 

c. Câu ghép: 

- Trời xanh thẳm ... chắc nịch 

- Trời rải mây trắng ... hơi sương.

- Trời âm u ... nặng nề.

- Trời ầm ầm ... giận dữ.

- Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng nghĩ thế. 

d. Biện pháp nhân hóa: "biển mơ màng" làm cho biển như mang linh hồn con người.

12 tháng 7 2019

3. Theo tác giả, vẻ đẹp kì diệu của muôn màu muôn sắc của biển là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

4. Hình thức:

- đoạn văn diễn dịch 8-10 câu.

- Đoạn văn có chứa thành phần biệt lập tình thái (chú thích rõ)

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Nội dung:

- Vấn đề nghị luận: Thế hệ trẻ ngày nay cần nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

- Biển đảo là phần lãnh thổ thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

- Giữ gìn và bảo vệ biển đảo quê hương là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong đó có tuổi trẻ.

- Các việc làm nhằm giữ gìn biển đảo quê hương...

-> yêu Tổ quốc.

11 tháng 7 2019

- Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh ( từ đi có nghĩa là chết)

- Tác dụng: Làm giảm sự ghê rợn khi nói bằng cách thay một từ khác có cùng ý nghĩa

27 tháng 5 2021

nói giảm nói tránh

 

10 tháng 7 2019

+ Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng” phẩm chất anhdũng , hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn
+Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt” ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương.
+ Hình ảnh so sánh: “dân làng ”“cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

tác dụng : ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

3 tháng 6 2023

Điều đó cho thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường anh dũng hiên ngang tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

8 tháng 7 2019
  • Hình ảnh con én đưa thoi ; nhiều những cn chim én bay qua bay lại rộn ràng như thoi đưa -> Hiện ra một không gian rộng lớn ấm áp và ngập tràn sắc xuân.
  • Từ " thoi " trong câu thơ : "Ngày xuân con én đưa thoi" (Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du).
  • Là nghĩa chuyển