K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. (Ngữ văn 6, tập II, NXB Giáo dục - 2006)a.  Đoạn văn trên trích...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

 (Ngữ văn 6, tập II, NXB Giáo dục - 2006)

a.  Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản trên?

b.  Nêu nội dung chính của đoạn văn bằng 1 câu trần thuật đơn. Chỉ ra thành phần chính của câu vừa viết.

 c. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau : " Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. "

d.  Có ý kiến cho rằng: Tre còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường, em có đồng ý không? Vì sao?                                                                                                                                                                        Giúp mình với

0
Bài 3: Làm Phiếu học tập về “Cây tre Việt Nam”: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.          Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với...
Đọc tiếp

Bài 3: Làm Phiếu học tập về “Cây tre Việt Nam”:

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

          Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào của tác giả nào? Nêu xuất xứ của văn bản?

Câu 2: Câu văn mở đầu đoạn sử dụng nghệ thuật nhân hoá như thế nào ?

Câu 3: Đoạn văn diễn tả ý gì ? Ý đó được làm rõ ở những câu sau ra sao ?

Câu 4: Cụm từ dưới bóng tre được nhắc đến ba lần trong đoạn văn nhưng khác nhau như thế nào ? Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì ?

Câu 5: Tìm thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ trong các câu sau :

          – Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. 

          – Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.

Câu 6: Nhận xét về thành phần vị ngữ của câu văn : Dưới bóng tre xanh, đã. từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Cho biết câu văn có là câu trần thuật đơn không?

Câu 7: Vì sao tác giả lại viết : Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp ? Em nhận xét gì về giá trị biểu đạt và biểu cảm của câu văn này.

 

 MK HỨA SẼ TICK CHO CÁC BN ĐẦY ĐỦ NHA, MK KO BAO GIỜ THẤT HỨA NHA!

            TRONG HÔM NAY, GIÚP MK NHA CÁC BN NHA, PLEASE LUÔN Á!

  CẢM ƠN TRƯỚC NHÁ

 

0
Bài 2: Phiếu học tập 3 về “Lượm”:Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:“Bỗng loè chớp đỏ,Thôi rồi, Lượm ơi!Chú đồng chí nhỏ,Một dòng máu tươi!Cháu nằm trên lúa,Tay nắm chặt bông,Lúa thơm mùi sữa,Hồn bay giữa đồng.Lượm ơi, còn không?”Câu 1: Những câu thơ trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?Câu 2: Nêu nội dung chính của...
Đọc tiếp

Bài 2: Phiếu học tập 3 về “Lượm”:

Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,

Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi, còn không?”

Câu 1: Những câu thơ trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Hãy chỉ ra các động từ, tính từ có trong đoạn trích và nêu tác dụng?

Câu 4: Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng và có cấu tạo là một câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về chú bé Lượm trong đoạn trích trên, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ “là” (gạch chân và chú thích rõ)

  Nêu cảm nhận: nêu nghệ thuật, tác dụng và nội dung đoạn thơ; tình cảm của tác giả

  Bám sát vào từng câu từ cảm nhận

Câu 6: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm?

 MK HỨA SẼ TICK CHO CÁC BN ĐẦY ĐỦ NHA, MK KO BAO GIỜ THẤT HỨA NHA!

            TRONG HÔM NAY, GIÚP MK NHA CÁC BN NHA, PLEASE LUÔN Á!

  CẢM ƠN TRƯỚC NHÁ

0