K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Khi đất trời sang xuân, hoa đào lại bắt đầu đua nhau khoe sắc thắm.

b) Vào mùa xuân, sắc hoa mai lại mang một màu vàng rực rỡ.

 

(1,0 điểm): Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả cây xoan? Bài đọc: Tiếng vườn     Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.     Trong vườn, cây muỗm khoe vòng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân. Muỗm nở sớm để đơm hoa kết trái vào giáp Tết.     Hoa nhài trắng xóa bên vại nước. Những bông nhài xinh, một màu trắng tinh khôi,...
Đọc tiếp

(1,0 điểm): Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả cây xoan?

Bài đọc:

Tiếng vườn

    Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.

    Trong vườn, cây muỗm khoe vòng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân. Muỗm nở sớm để đơm hoa kết trái vào giáp Tết.

    Hoa nhài trắng xóa bên vại nước. Những bông nhài xinh, một màu trắng tinh khôi, hương ngào ngạt, sực nức. Màu xanh của búp lá vừa hé khỏi cành đã bừng bừng sức sống. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng chẳng kém hoa nhài, nhưng hoa bưởi lại có những tua nhị vàng giữa lòng hoa như những bông thủy tiên thu nhỏ. Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị. Hương tỏa từ những cánh hoa, nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn. Mỗi thứ hoa đều có tiếng nói của riêng mình.

     Nhưng ấn tượng nhất là những tán xoan. Cả mùa đông phơi thân cành khô cong trước gió lạnh. Vậy mà chỉ hơi xuân chớm đến, trên những cành cây tưởng chừng khô như chết ấy, bỗng vỡ òa ra những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục sang trọng, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành. Và trong những tán cây vườn, mọi sinh vật đều tụ hội. Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. Những cánh ong mật quay tít trên chùm hoa bưởi. Tiếng chim gáy gù gù trong khóm tre gai. Đàn chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.

(Theo Ngô Văn Phú)​

3
23 tháng 2

Cô ơi cô dạy trường nào ah

 

14 tháng 3

loading... loading...     

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT  Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi. HỌC NGHỀ     Hè năm ấy, Va-li-a theo bố mẹ đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Va-li-a nghĩ: “Cô ấy thật xinh đẹp và dũng cảm!”. Và em mơ ước trở thành diễn viên phi ngựa.      Dịp may đã đến. Rạp xiếc cần tuyển diễn viên, Va-li-a xin bố mẹ ghi tên học. Em gặp ông giám...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 

Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi.

HỌC NGHỀ

    Hè năm ấy, Va-li-a theo bố mẹ đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Va-li-a nghĩ: “Cô ấy thật xinh đẹp và dũng cảm!”. Và em mơ ước trở thành diễn viên phi ngựa.

     Dịp may đã đến. Rạp xiếc cần tuyển diễn viên, Va-li-a xin bố mẹ ghi tên học. Em gặp ông giám đốc và nói:

    – Xin bác nhận cháu vào học tiết mục “Phi ngựa đánh đàn”!

    – Được!

    Ông giám đốc nhìn em cười:

    – Thế cháu biết phi ngựa chưa?

    – Dạ, chưa. Nhưng cháu rất thích và sẽ học được ạ.

    – Tốt! Bây giờ, cháu cầm cái chổi kia theo bác.

    Va-li-a theo ông giám đốc ra chuồng ngựa. Ông giám đốc nói:

    – Việc trước tiên của cháu là quét chuồng ngựa và làm quen với con ngựa này, bạn biểu diễn của cháu đấy.

    Va-li-a rất ngạc nhiên. Em suy nghĩ rồi cầm chổi quét phân và rác bẩn trên sân chuồng ngựa.

    Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa trong suốt thời gian học.

    Ông giám đốc gật đầu và bảo Va-li-a:

    – Công việc của diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên...

    Về sau, Va-li-a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước.

(Theo Tiếng Việt 3, 1985)

Câu 7. (1.0đ) Theo em, ở Va-li-a có điểm gì đáng học hỏi?

Câu 8. (1.0đ) Đặt một câu cảm về nhân vật Va-li-a hoặc giám đốc trong câu chuyện trên.

0
7 tháng 5

Anh /Chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trả lời câu hỏi : Làm thế nào để thích ứng với thời đại số

(1,0 điểm) Truyện “Kiến và Ve Sầu” đã để lại cho em bài học gì? Bài đọc: Kiến và Ve Sầu      Ngày xưa, Kiến và Ve Sầu là đôi bạn rất thân. Chúng cùng ở với nhau trên một cành cây khô. Thời ấy, thức ăn trên mặt đất còn thừa thãi nên ngày ngày chúng ăn xong lại rong chơi, tối lại cùng nhau ngủ trên cành cây.      Một đêm, trời bỗng dưng nổi cơn mưa bão, cây cối ngả nghiêng. Nước trút xuống như thác. Cành...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Truyện “Kiến và Ve Sầu” đã để lại cho em bài học gì?

Bài đọc:

Kiến và Ve Sầu

     Ngày xưa, Kiến và Ve Sầu là đôi bạn rất thân. Chúng cùng ở với nhau trên một cành cây khô. Thời ấy, thức ăn trên mặt đất còn thừa thãi nên ngày ngày chúng ăn xong lại rong chơi, tối lại cùng nhau ngủ trên cành cây.

     Một đêm, trời bỗng dưng nổi cơn mưa bão, cây cối ngả nghiêng. Nước trút xuống như thác. Cành cây khô bị gãy, văng đi rất xa, văng cả đôi bạn thân xuống đất. Chúng phải cố sống bám lấy rễ cây để khỏi bị nước mưa cuốn đi.

      Sáng hôm sau, trời lại quang đãng. Kiến và ve đều ướt lướt thướt, mình mẩy đau như dần. Kiến bỗng nảy ra một ý nghĩ: “Phải làm tổ để tránh mưa gió”. Kiến bàn bạc với Ve Sầu, Ve Sầu mỉm cười:

      – Chúng ta từ trước tới giờ vẫn sống trên cành cây. Gió bão năm thì mười họa mới có một lần, hơi đâu mà làm tổ cho mệt xác.

      Nhưng Kiến vẫn lo gió bão. Nó tìm một gốc cây khá chắc để làm nhà, ngày ngày nó đi tìm mùn lá, đem lên xây đắp một kiểu nhà mới. Dưới ánh nắng hè gay gắt, công việc làm rất vất vả, nhưng Kiến không nản lòng. Còn Ve Sầu đã không làm với bạn thì chớ, lại còn chế nhạo bạn.

     Mặc cho bạn chế giễu, Kiến cứ hì hục ngày này sang ngày khác và một tháng sau thì ngôi nhà xinh xắn đã hoàn thành. Nó nghĩ thương Ve Sầu, ngày nắng đêm sương, nên tha thiết mời Ve Sầu về cùng ở. Lúc đầu, vì không bỏ sức lao động ra, Ve Sầu cũng thấy ngượng ngùng thế nào ấy. Nhưng thấy Kiến khẩn khoản, mà ngôi nhà thì xinh xắn quá, nên nó cũng đồng ý.

     Ở cùng Kiến, Ve Sầu chẳng chịu làm gì. Đến bữa thì đi kiếm ăn, ăn xong lại nằm hát nghêu ngao, mặc cho Kiến một mình hì hục quét dọn, xếp đặt nhà cửa cho ngăn nắp.

     Kiến thường lo lắng đến mùa đông tháng giá, thức ăn khó kiếm, nên bàn với Ve Sầu: “Chúng ta đã có nhà ở rồi, nhưng chúng ta còn phải kiếm thức ăn để dành, khi mưa rét khỏi phải nhịn đói”.

     Ve Sầu nói: “Thức ăn khối ra đấy, tích trữ làm gì cho mệt xác”. Kiến bực mình, để mặc Ve Sầu ở nhà ca hát, ngày ngày xuống đất kiếm mồi. Chẳng bao lâu, nhà Kiến đầy ăm ắp thức ăn dùng trong cả mùa đông chưa chắc đã hết. Nhưng trong khi Kiến đi tìm mồi, Ve Sầu ở nhà một mình thấy buồn, đi múa hát với đàn bướm, tối lại về nhà ngủ.

     Một hôm, trời tối đã lâu, Kiến nóng lòng chờ bạn mà không thấy bạn về. Sáng sớm hôm sau, Kiến đi tìm Ve Sầu, nghe thấy Ve Sầu đang nghêu ngao trên cành lá, Kiến bò tới:

     – Anh đi đâu mà cả đêm hôm qua không về nhà? Về đi thôi. Về mà xem, nhà rất nhiều thức ăn. Ta không lo gì mùa đông tháng giá nữa.

     Ve Sầu đã không về thì thôi, lại còn mắng bạn:

     – Anh ngu lắm. Thức ăn đầy rẫy thế này tội gì mà hì hục cho mệt xác. Anh xem tôi có chết đâu. Thôi từ nay anh mặc tôi. Ai lo phận nấy.

     Kiến buồn bã ra về.

     Ít lâu sau, lá rừng dần dần ngả màu vàng, chỉ hơi có gió nhẹ là thi nhau rụng tới tấp. Trời trở rét. Mưa tầm tã suốt ngày, gió bấc thổi từng cơn. Rét thấu xương. Ve Sầu không có chỗ trú, ướt như chuột lột, run như cầy sấy. Ve Sầu ngượng quá, không dám lại nhà Kiến nên lần mò đến nhà Ong xin ăn.

     Nó vừa lò dò đến cửa thì Ong tưởng ve vào ăn cướp vội xông ra đốt. Ve Sầu đau quá, vừa chạy, vừa kêu khóc ầm ĩ. Bị Ong đốt nên mắt Ve Sầu lồi ra, mũi sưng vù lên và vì quá đói bụng nên bụng ve tuy to nhưng rỗng tuếch.

(Truyện ngụ ngôn La Phông-ten)

0
(1,0 điểm) Chỉ ra tình huống truyện của văn bản “Kiến và Ve Sầu”. Nêu vai trò của tình huống ấy. Bài đọc: Kiến và Ve Sầu      Ngày xưa, Kiến và Ve Sầu là đôi bạn rất thân. Chúng cùng ở với nhau trên một cành cây khô. Thời ấy, thức ăn trên mặt đất còn thừa thãi nên ngày ngày chúng ăn xong lại rong chơi, tối lại cùng nhau ngủ trên cành cây.      Một đêm, trời bỗng dưng nổi cơn mưa bão, cây cối ngả...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Chỉ ra tình huống truyện của văn bản “Kiến và Ve Sầu”. Nêu vai trò của tình huống ấy.

Bài đọc:

Kiến và Ve Sầu

     Ngày xưa, Kiến và Ve Sầu là đôi bạn rất thân. Chúng cùng ở với nhau trên một cành cây khô. Thời ấy, thức ăn trên mặt đất còn thừa thãi nên ngày ngày chúng ăn xong lại rong chơi, tối lại cùng nhau ngủ trên cành cây.

     Một đêm, trời bỗng dưng nổi cơn mưa bão, cây cối ngả nghiêng. Nước trút xuống như thác. Cành cây khô bị gãy, văng đi rất xa, văng cả đôi bạn thân xuống đất. Chúng phải cố sống bám lấy rễ cây để khỏi bị nước mưa cuốn đi.

      Sáng hôm sau, trời lại quang đãng. Kiến và ve đều ướt lướt thướt, mình mẩy đau như dần. Kiến bỗng nảy ra một ý nghĩ: “Phải làm tổ để tránh mưa gió”. Kiến bàn bạc với Ve Sầu, Ve Sầu mỉm cười:

      – Chúng ta từ trước tới giờ vẫn sống trên cành cây. Gió bão năm thì mười họa mới có một lần, hơi đâu mà làm tổ cho mệt xác.

      Nhưng Kiến vẫn lo gió bão. Nó tìm một gốc cây khá chắc để làm nhà, ngày ngày nó đi tìm mùn lá, đem lên xây đắp một kiểu nhà mới. Dưới ánh nắng hè gay gắt, công việc làm rất vất vả, nhưng Kiến không nản lòng. Còn Ve Sầu đã không làm với bạn thì chớ, lại còn chế nhạo bạn.

     Mặc cho bạn chế giễu, Kiến cứ hì hục ngày này sang ngày khác và một tháng sau thì ngôi nhà xinh xắn đã hoàn thành. Nó nghĩ thương Ve Sầu, ngày nắng đêm sương, nên tha thiết mời Ve Sầu về cùng ở. Lúc đầu, vì không bỏ sức lao động ra, Ve Sầu cũng thấy ngượng ngùng thế nào ấy. Nhưng thấy Kiến khẩn khoản, mà ngôi nhà thì xinh xắn quá, nên nó cũng đồng ý.

     Ở cùng Kiến, Ve Sầu chẳng chịu làm gì. Đến bữa thì đi kiếm ăn, ăn xong lại nằm hát nghêu ngao, mặc cho Kiến một mình hì hục quét dọn, xếp đặt nhà cửa cho ngăn nắp.

     Kiến thường lo lắng đến mùa đông tháng giá, thức ăn khó kiếm, nên bàn với Ve Sầu: “Chúng ta đã có nhà ở rồi, nhưng chúng ta còn phải kiếm thức ăn để dành, khi mưa rét khỏi phải nhịn đói”.

     Ve Sầu nói: “Thức ăn khối ra đấy, tích trữ làm gì cho mệt xác”. Kiến bực mình, để mặc Ve Sầu ở nhà ca hát, ngày ngày xuống đất kiếm mồi. Chẳng bao lâu, nhà Kiến đầy ăm ắp thức ăn dùng trong cả mùa đông chưa chắc đã hết. Nhưng trong khi Kiến đi tìm mồi, Ve Sầu ở nhà một mình thấy buồn, đi múa hát với đàn bướm, tối lại về nhà ngủ.

     Một hôm, trời tối đã lâu, Kiến nóng lòng chờ bạn mà không thấy bạn về. Sáng sớm hôm sau, Kiến đi tìm Ve Sầu, nghe thấy Ve Sầu đang nghêu ngao trên cành lá, Kiến bò tới:

     – Anh đi đâu mà cả đêm hôm qua không về nhà? Về đi thôi. Về mà xem, nhà rất nhiều thức ăn. Ta không lo gì mùa đông tháng giá nữa.

     Ve Sầu đã không về thì thôi, lại còn mắng bạn:

     – Anh ngu lắm. Thức ăn đầy rẫy thế này tội gì mà hì hục cho mệt xác. Anh xem tôi có chết đâu. Thôi từ nay anh mặc tôi. Ai lo phận nấy.

     Kiến buồn bã ra về.

     Ít lâu sau, lá rừng dần dần ngả màu vàng, chỉ hơi có gió nhẹ là thi nhau rụng tới tấp. Trời trở rét. Mưa tầm tã suốt ngày, gió bấc thổi từng cơn. Rét thấu xương. Ve Sầu không có chỗ trú, ướt như chuột lột, run như cầy sấy. Ve Sầu ngượng quá, không dám lại nhà Kiến nên lần mò đến nhà Ong xin ăn.

     Nó vừa lò dò đến cửa thì Ong tưởng ve vào ăn cướp vội xông ra đốt. Ve Sầu đau quá, vừa chạy, vừa kêu khóc ầm ĩ. Bị Ong đốt nên mắt Ve Sầu lồi ra, mũi sưng vù lên và vì quá đói bụng nên bụng ve tuy to nhưng rỗng tuếch.

(Truyện ngụ ngôn La Phông-ten)

0
(1,0 điểm) Nêu một thông điệp từ bài thơ mà bạn cho là ý nghĩa nhất? Lí giải vì sao.  (Trả lời bằng 4 - 5 câu) Bài đọc:          Mùa xuân chín Trong làn nắng ửng: khói mơ tan. Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.   Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi; − Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Nêu một thông điệp từ bài thơ mà bạn cho là ý nghĩa nhất? Lí giải vì sao.  (Trả lời bằng 4 - 5 câu)

Bài đọc:

         Mùa xuân chín

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

 

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

− Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…..

 

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi

Hổn hển như lời của nước mây…

Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,

Nghe ra ý vị và thơ ngây…

 

Khách xa vừa lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:

− “Chị ấy năm nay còn gánh thóc.

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?"

                                         (Hàn Mặc Tử)

0