K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2018

Gia đình tôi gồm có 4 người: bố mẹ tôi, em gái tôi và tôi. Bố tôi là một kĩ sư xây dựng 45 tuổi. Hầu hết thời gian trong ngày ông ở công trường. Đó là lý do vì sao ông có làn da rám nắng. Ngay khi về đến nhà, ông ấy bật tivi lên để nghe thời sự, thư giãn và sau đó thì đi tắm. Trong trường hợp mẹ tôi vẫn chưa nấu xong bữa tối thì bố tôi sẽ rất vui vẻ để phụ một tay. Nói về mẹ tôi, bà ấy là một giáo viên tiểu học 40 tuổi. Vào mỗi buổi sáng, mẹ tôi luôn là người dậy sớm nhất để chuẩn bị bữa sáng, quần áo và những đồ dùng cần thiết cho bố con tôi. Sau khi chúng tôi đã rời khỏi nhà để đi làm hay đi học mẹ tôi mới dùng vội bữa sáng và chạy đến trường tiểu học. Sau khi tan trường mẹ tôi chạy thật nhanh đến chợ mua những thực phẩm tươi rồi về nhà nấu bữa trưa. Bố tôi không về nhà vào buổi trưa nên chỉ có ba mẹ con chúng tôi ăn uống và nói chuyện suốt bữa trưa. Dù vậy, bữa cơm vẫn được chuẩn bị rất chu đáo. Nói chung, mẹ tôi là một phụ nữ hiền lành đảm đang và đôi khi rất nghiêm khắc. Tôi có một em gái sẽ tròn 8 tuổi vào tháng 11 tới. Nó rất dễ thương, ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập. Vào mỗi dịp cuối tuần tôi hay dẫn em đến công viên giải trí và đi ăn những cây kem tươi ngon. Chúng tôi khá thân thiết nhưng đôi khi nó làm tôi phát cáu bởi vì thói quen cẩu thả của mình. Người cuối cùng trong gia đình tôi chính là tôi. Tôi đang học năm thứ hai ngành Quản Trị Kinh Doanh tại đại học Hồng Bàng. Lịch học của tôi thường xuyên thay đổi và tôi đang cố để giành được học bổng du học Canada trong năm tới nên tôi không dành nhiều thời gian cho gia đình. Nhưng bất kì khi nào rảnh tôi luôn phụ mẹ công việc nhà và chăm sóc em gái. Trong gia đình tôi mỗi người đều có một trách nhiệm riêng nhưng chúng tôi luôn sát cánh bên nhau để tận hưởng những giây phút hạnh phúc, vượt qua thời gian khó khăn và cùng giải quyết vấn đề. Tôi hiểu rằng không có điều gì quan trọng hơn gia đình. Tôi yêu bố mẹ và cô em gái dễ thương rất nhiều.

   v Học tốt

5 tháng 10 2018

mình nói ít lắm hihi!

Mình tên là Mai Hương.Mình là học sinh lớp 6a2 trường Trung học Cơ sở Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Mình thuộc cung Bảo Bình. Màu sắc mình yêu thích là màu xanh nước biển và màu trắng.Mình không thích ăn đồ ngọt, mình thích ăn đồ mặn và nhạt (ko hiếu sao mình lại như thế, con gái bình thường rất thích ăn đồ ngọt nhưng mình thì ko, mình tự hỏi có phải mình là con gái ko nữa?). Gia đình mình gồm 5 người đó là bố mình, mẹ mình, em gái mình, anh trai mình và mình. Bố mình năm nay 42 tuổi.Bố mình làm công việc tự do (nói vậy thui chứ vẫn trong tầm kiểm soát của mẹ mình hihi).Bố mình thích đọc báo và chơi cờ vua với mình và anh mình.Mẹ mình năm nay 37 tuổi.Mẹ mình là nhân viên ở ngân hàng VPBank.Mẹ mình thích trổ tài nấu ăn cho cả nhà, cứ có món gì ngon là mẹ nấu cho cả nhà ăn 1 tuần lun (so yummy).Anh trai mình học lớp 9a1 và cũng là học sinh trường Trung học Cơ sở Kinh Bắc.Anh ấy rất điềm tĩnh và lạnh lùng. Môn học anh ấy thích nhâts là môn công nghệ thông tin.Em gái mình học trường mầm non Kinh Bắc.Em ấy năm nay học lớp 5 tuổi.Em ấy thích vẽ và hát.

Tục truyền đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có 2 vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng phúc đức. 2 ông bà ao ước có 1 đứa con. 1 hôm bà ra đồng trông thấy 1 vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh 1 cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. 2 vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi...
Đọc tiếp

Tục truyền đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có 2 vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng phúc đức. 2 ông bà ao ước có 1 đứa con. 1 hôm bà ra đồng trông thấy 1 vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh 1 cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. 2 vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân xâm lược bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: '' Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con''. Sứ giả vào, đứa bé bảo: '' Ông về tâu với vua sắm cho ta 1 con ngựa sắt, 1 cái roi sắt và 1 tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này''. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm lamf gấp những vật chú bé dặn....

1. Viết đoạn văn trình bày về nhân vật Thánh Gióng. Từ nhân vật Thánh Gióng hãy liên hệ thực tế bản thân.

MK CẦN GẤP LẮM MAI MK KIỂM TRA RỒI!

AI NHANH MK TICK 3 CÁI!!

3
5 tháng 10 2018

Bn tự nghĩ đi. Đây là bài tập mòa!

Bài làm

Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

6 tháng 10 2018

      Sau đó,Cám thấy Tấm bắt đc rất nhiều tép liền ghen tức và giả bộ nói dịu dàng với Tấm :

Chị Tấm ơi đầu chị bẩn lắm chị xuống suối gội đầu đi kẻo về mẹ mắng.

Tấm nghe lời Cám liền xuống suối gội đầu.

Cám nhân lúc Tấm không để ý liền đổ hết tép vào giỏ của mình rồi chạy về nhà.

Tấm gội đầu xong lên bờ thấy không có tép đâu , sợ sẽ bị mẹ mắng liền ngồi khóc thút thít.

Nha!

3 tháng 11 2021

Xem xem ai chăm chỉ hơn và Tấm có bị Cám lừa ko

7 tháng 10 2018

1. tự sự

2. miêu tả

3.biểu cảm

4.nghị luận

5. thuyết minh

6. hành chính - công vụ

7 tháng 10 2018

1 tự sự

2 miêu tả 

3 biểu cảm 

4 nghi luận 

5 thuyết minh 

6 hành chính công vụ

7 tháng 10 2018

1.tự sự

2.miêu tả 

3.biểu cảm

4.nghị luận

5.thuyết minh

6. hành chính - công vụ

7 tháng 10 2018

1. tự sự 

CHỈ BIẾT VẬY THÔI. vẫn còn đấy ^_^

7 tháng 10 2018

a) 1. tự sự

2.miêu tả 

3. biểu cảm 

4. nghị luận

5.thuyết minh

6.hành chính - công vụ

b) Văn bản ' BÁNH CHƯNG,BÁNH GIẦY' thuộc kiểu văn bản tự sự

vì văn bản này trình bày diễn biến sự việc

5 tháng 10 2018

*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. 
VD: sách, bút, tre, gỗ.... 
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. 
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... 
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy. 
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. 
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ 
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập) 
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ) 
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc 
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ.. 
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toà

5 tháng 10 2018

Khởi đầu từ những việc rất cụ thể: ăn thế nào? ngồi thế nào? Chẳng là xưa kia, sống trong đại gia đình dòng tộc, thường chẳng dư giả gì. Cơm ăn lắm khi cũng thiếu. Đông người ăn, còn hết, nhiều ít lắm khi không để ý. Nhất là khi có thực khách. Chuyện mời ăn ở thôn quê như... cơm bữa. Tỏ thân tình, mật thiết mà! Vậy nên rất dễ "lố"- "lố" một cách vô tình. Tốt nhất là hãy để ý tới nồi cơm để tránh những gì nên tránh. Đẹp mặt mình mà cũng vừa lòng người khác. Ăn trông nồi là thế! Còn ngồi trông hướng? Hướng ở đây không hẳn là bốn phương, tám hướng. Hướng là vị thế ngồi trong tương quan với người khác. Tùy ở cương vị, giới tính và tuổi tác. Trong gia đình và ngoài xã hội. Phải nhận biết để điều chỉnh hàng vị. Có sự khác biệt nhất định giữa chủ và khách, giữa yếu nhân và người thường, giữa già và trẻ, giữa nam và nữ... Cũng cần phải lưu tâm đến không khí: trọng thể hay thân mật, vui vẻ hay buồn đau, thân hay sơ... Tất cả phải được xác định cho rành rọt. Để ứng xử cho phải nhẽ! 

Tuy nhiên, ý nghĩa của câu Ăn trông nồi, ngồi trông hướng từ lâu đã được mở rộng, đúng hơn là được bồi đắp, không còn chỉ là chuyện ăn, chuyện ngồi nữa. Nó nhắc nhở chúng ta cần có phong thái, cử chỉ thích hợp trong một tình huống nhất định. Cuộc đời lại rộng dài. Chẳng thể có cách thức chung, lời giải chung cho mọi nơi, mọi lúc. Tốt nhất là thấm nhuần những quy tắc. Dựa vào đó, mỗi người vận vào tình huống của mình. Đó là người tinh nhạy và là người tự trọng. Họ ý thức được phẩm giá của mình và biết hành xử theo phẩm gía ấy. 

Tôi nhớ một lần ăn ở một nhà hàng. Đập vào mắt tôi là hai hình ảnh hoàn toàn tương phản. Một thanh niên chân gác lên ghế, vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả, thỉnh thoảng cười ré lên với người bạn ngồi đối diện. Anh ta thuộc một thang bậc giá trị. Còn đây, một người đàn bà trung niên, có lẽ là một viên chức, lại thuộc một thang bậc giá trị khác. Chị ăn diện không sang trọng, cũng không diêm dúa, nhưng ngay ngắn và đúng mực. Lúc ấy khách đông. Chị nhanh chóng chọn một chỗ trống, kéo ghế đúng tầm, ngồi xuống. Rồi chị cầm đũa, thìa, và cơm, xỉa răng, uống nước... rất là thận trọng, lịch thiệp. Dường như mọi động thái dù là rất nhỏ nhất ở nơi chị đều được cân nhắc. Vì chị là người có ý thức về phẩm cách, giá trị của mình. Gía mà ai cũng được như vậy, cuộc sống sẽ đẹp, sẽ đáng sống biết bao! 

Một chuyện khác, ở Liên Xô cũ. Hôm ấy, tôi cùng một người bạn thôn quê mới sang theo diện xuất khẩu lao động đi trên một chuyến tàu hỏa Lêningrát. Chung quanh hầu như không có người Việt nào, trừ hai chúng tôi. Tôi hiểu, tốt nhất là nên im lặng. Nói tiếng nước mình giữa những người xa lạ là không nên. Nếu không thể không nói thì nên nói nhỏ và chớ dơ tay, càng không nên chỉ chỉ chỏ chỏ. Bạn tôi lại không thế, cứ oang oang. Rồi vung tay, múa chân. Tôi đỏ mặt vì mắc cỡ. Đầu tiên tôi nhắc nhẹ nhàng. Không hiệu quả. Đã thành thói quen mất rồi. Chịu không nổi, chẳng cần ý tứ gì nữa, tôi thẳng thừng yêu cầu anh ta ngồi im và yên lặng. Bạn tôi buộc lòng phải nghe theo, trong bụng chắc tấm tức lắm! Biết làm sao được! 

Nên dạy cho con trẻ từ lúc nhỏ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt ấy. Để khi bước vào đời, chúng luôn có ý thức về hành vi của mình. Giá trị của mỗi người trong cộng đồng tùy thuộc ở ý thức ấy.

Hok tốt 

# MissyGirl #

5 tháng 10 2018

I. Lời văn, đoạn văn tự sự

1. Lời văn giới thiệu nhân vật

- Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

     + Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

     + Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

     + Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

     + Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

- Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ “ người ta thường gọi”

2. Lời văn kể sự việc

- Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

- Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

- Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

- Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

3. Đoạn văn

- Đoạn 1 câu chủ đề (1): Giới thiệu về hai nhân vật là vua Hùng và Mị Châu

     + Đoạn 2 câu chủ đề (1): Giới thiệu sự cầu hôn của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh

     + Đoạn 3 câu chủ đề (1): Nêu nguyên do cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh

→ câu chủ đề là câu có một ý chính trọn vẹn giới thiệu nội dung của toàn đoạn văn

- Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

     + Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

     + Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

     + Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

→ câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.

b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

- câu chủ đề: câu (1) giữ vai trò là câu chủ đề định hướng nội dung cho những câu sau

c, Đoạn văn thể hiện tính tình trẻ con của cô gái. câu chủ đề là câu “ Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm”

Bài 2 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.

Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.

Bài 3 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Giới thiệu Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

- Giới thiệu Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.

- Giới thiệu Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

- Giới thiệu Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.

Bài 4 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.

5 tháng 10 2018
I. Lời văn, đoạn văn tự sự

1. Lời văn giới thiệu nhân vật

- Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

     + Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

     + Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

     + Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

     + Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

- Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ “ người ta thường gọi”

2. Lời văn kể sự việc

- Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

- Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

- Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

- Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

3. Đoạn văn

- Đoạn 1 câu chủ đề (1): Giới thiệu về hai nhân vật là vua Hùng và Mị Châu

     + Đoạn 2 câu chủ đề (1): Giới thiệu sự cầu hôn của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh

     + Đoạn 3 câu chủ đề (1): Nêu nguyên do cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh

→ câu chủ đề là câu có một ý chính trọn vẹn giới thiệu nội dung của toàn đoạn văn

- Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

     + Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

     + Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

     + Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

→ câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.

b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

- câu chủ đề: câu (1) giữ vai trò là câu chủ đề định hướng nội dung cho những câu sau

c, Đoạn văn thể hiện tính tình trẻ con của cô gái. câu chủ đề là câu “ Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm”

Bài 2 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.

Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.

Bài 3 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Giới thiệu Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

- Giới thiệu Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.

- Giới thiệu Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

- Giới thiệu Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.

Bài 4 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.

HOk tốt 

# MissyGirl #

5 tháng 10 2018

Lời giải :

a. Từ bụng có 2 nghĩa:

- Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày. (1)

- Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra đối với người và việc nói chung. (2)

   Em đồng ý với tác giả nhưng em thấy, tác giả còn thiếu một nghĩa của từ bụng đó là phần phình to ở giữa một sự vật: bụng chân.(3)

b. Từ bụng có nghĩa:

- Ăn no cho ấm bụng: nghĩa (1)

- Anh ấy tốt bụng: nghĩa (2)

- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: nghĩa (3).

5 tháng 10 2018

Trả lời:

Câu 4:

a. Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng

+ (1) bộ phận cơ thể người hoặc động vật.

+ (2) lòng dạ.

b.+ Ấm bụng: nghĩa gốc (nghĩa 1). VD: Ăn cho ấm bụng.

+ Tốt bụng: nghĩa chuyển (lòng dạ). VD: Bác ấy rất tốt bụng.

+ Bụng chân: nghĩa chuyển (phần giữa bàn chân và gối). VD: Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.