Các bn giải câu đố cho mik nha !!!!
Không nhìn mạng nha các bạn . Ai đúng sẽ tik cho nha @@@@
Câu đố : 1) con gì ăn lửa với nước than
2) ở việt nam rồng bay ở đâu và đáp ở đâu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ban khong duoc dang cau hoi linh tinh ko lien quan ve toan
Người bán hàng hiểu lầm là viết thêm:"Nếu còn chỗ,linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng".Ông khách phải thêm dấu hai chấm giữa "còn chỗ" và"linh hồn"
Em rất quý Li Li. Mỗi khi đi đâu về, em thường vuốt ve nó và thỉnh thoảng em lại thưởng cho chú khi thì cái bánh, khi thì cái kẹo. Li Li ăn ngon lành và ngước lên nhìn em tỏ vẻ biết ơn.
Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.
Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…
Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.
Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.
Gợi ý:
1. Hôm ấy, bọn trẻ trong làng chọn hố cát cạnh con mương đào làm nơi tổ chức cuộc thi nhảy xa. Chị Hà được mời làm trọng tài. Khán giả là mấy cô cậu tí hon ngồi ở bên kia bờ mương mắt hau háu chờ xem.
Chị Hà dõng dạc hô:
- Các thí sinh chuẩn bị! Người số một: Hưng!
Hưng Tồ bậm bạch như một chú vịt chạy vào vị trí. Nghe tiếng hô: “Bắt đầu!”, nó lấy đà chạy nhanh đến bất ngờ. Gần đến nơi, miệng nó bặm lại. “Phốc”, nó nhảy đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống. Nó đứng dậy, hãnh diện nhìn mọi người.
Người tiếp theo là Dũng Béo. Vừa nghe gọi tên, cậu đã vỗ đùi đen đét để thị uy. Rồi cậu cũng nhảy qua hố có phần dễ dàng hơn Hưng Tồ. Chỉ phải cái chân cậu lún sâu xuống lớp đất mềm khiến cả bọn phải xúm vào “nhổ” cậu lên. Cậu ta cười toe toét:
- Tớ sẽ nhảy lại để tự phá kỉ lục.
Người thứ ba vượt qua chiếc hố nhẹ như mèo là Tuấn Sứt, cậu ta đã từng thi nhảy xa cấp huyện. Xong việc, cậu nằm vắt chân chữ ngũ trên cỏ để chờ nhận giải.
2. Chị Hà gọi đến Tôm Chip. Tôm Chip bé nhất bọn, tính tình lại rụt rè, mới nghe gọi tên mặt đã đỏ lên. Chị Hà ái ngại, bảo:
- Nếu em không nhảy thì làm khán giả vậy.
Tôm Chip càng bối rối. Dũng Béo thấy vậy, cười, bảo:
- Làm khán giả thì sang bờ mương bên kia.
Có thể vì tự ái, Tôm Chip quyết định vào vị trí.
- Hai...ba!
Tôm Chip giật bắn người lao lên. Đến gần điểm đệm nhảy thì cậu đột nhiên đứng sựng lại, chân miết xuống đất.
- Không nhảy được thì chạy qua.
- Hay là để tớ cắp vào nách rồi nhảy qua.
- Tớ cho cậu thành tích lúc nãy đây. - Dũng, Hưng và mấy bạn nhao nhao khích bác.
Tôm Chip suýt khóc vì giận mình và các bạn. Chị Hà nhẹ nhàng an ủi:
- Hay em để Dũng nhảy lại trước đã.
3. Nhưng Tôm Chip quyết định nhảy lần thứ hai. Lần này cậu lấy đà đúng kiểu hơn. Đúng lúc cậu đạp chân vào mô đất lao lên thì có tiếng kêu thât thanh phía bên kia bờ mương. Mọi người đang tập trung theo dõi cuộc thi nên chỉ có cậu mới trông thấy một bé trai, do xô đẩy, đang lăn theo bờ mương xuông dòng nước. Cậu lao nhanh như tên bắn. Đến gần hố nhảy, cậu quặt sang bên, tiếp tục lao lên khiến mọi người cười ồ. Khi đứa bé đã ờ sát mép nước. Tôm Chip cũng đã tới bờ mương. Có tiếng hét tuyệt vọng. Lúc tất cả cùng nhận ra mối nguy hiểm thì họ cũng thấy Tôm Chip đã nhảy như bay qua con mương kịp giữ đứa bé lải. Ai nấy thở phào.
4. Chị Hà lội sang bờ mương bên kia. Mấy đứa lần lượt lội sang theo. Cả bọn đều lè lưỡi, lắc đầu không hiểu Tôm Chip làm thế nào để nhảy qua con mương rộng nhường kia. Dũng Béo tuyên bố:
- Chức vô địch thuộc về Tôm Chip. Nhưng phải khám xem nó có lắp chiếc cánh quạt nào không đã.
Cả bọn cười ồ lên và phục Tôm Chip ra mặt. Còn Tôm Chip thì nhớ lại lúc đó cậu không nghĩ đến cuộc thi mà chỉ nghĩ đến việc cứu em bé khỏi rơi xuống nước.
1 )
Tàu hỏa chạy bằng động cơ hơi nước
Tàu hỏa chạy bằng động cơ hơi nước
2 ) Bay : Thăng Long
Hạ : Hạ Long.