K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2021

Thiên nhiên trong truyện ngắn « Bến quê » không mang vẻ đẹp như thiên nhiên trong nhiều thi phẩm khác mà ta đã được biết. Nếu như trong các tác phẩm « Cô Tô » của Nguyễn Tuân, « Sang thu » của Hữu Thỉnh, « Đoàn thuyền đánh cá » của Huy Cận, hay « Lặng lẽ Sa Pa » của Nguyễn Thành Long… cảnh thiên nhiên đẹp rực rỡ, lung linh, huyền ảo, mộng mơ được cảm nhận qua tâm hồn rung cảm của người nghệ sĩ thì trong truyện ngắn « Bến quê », thiên nhiên hiện lên dung dị hơn qua cảm nhận của một người con quê hương. Đoạn truyện đã thể hiện rõ cái cảm quan hiện thực của người viết - một cái nhìn thiên nhiên, khung cảnh rất đời, rất gần gũi. Trong những giây phút cuối đời, anh nhìn ra ngoài cửa sổ, nhận thấy những thay đổi rất nhỏ nhặt như « những cánh hoa bằng lăng dường như thẫm mầu hơn- một màu tím thẫm như bóng tối ». Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Những sắc màu thân thuộc như khí trời, hơi thở, gần gũi như đời sống nhưng dường như lần đầu tiên Nhĩ mới nhận ra, mới thấm thía hết vẻ đẹp của nó. Phải chăng, trong cuộc sống bình dị cũng có những nét đẹp của nó nhiều khi không dễ nhận ra. Trong câu hỏi anh hỏi vợ : « Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không ? » ta bắt gặp những âm thanh quen thuộc mà bình thường Nhĩ cũng chẳng bận tâm, nhưng giờ đây với anh nó thật thân thuộc và quý giá biết bao ! Hình ảnh cánh buồm nâu cứ trở đi trở lại trên con sông như đọng lại trong tâm tưởng của Nhĩ, anh quá hiểu rằng mình chỉ có thể sang bờ đất mơ ước trong tâm tưởng mà thôi. Cánh buồm tượng trưng cho sự nghèo đói của quê hương được nhìn dưới con mắt đầy tình yêu thương và xót xa của Nhĩ. Mảnh vá trên cánh buồm hay trên tấm áo của Liên…. đó là tất cả hình ảnh quê hương gần gũi, yêu thương mà nặng trĩu niềm xót xa, thương cảm. Hình ảnh quê hương trong văn học Việt Nam vốn hiện lên với nét đẹp rất thơ mộng… Trên trang văn của Nguyễn Minh Châu thì khác hẳn, quê hương vất vả tiêu điều, trong sự tần tảo sớm hôm. Đằng sau sự gắn bó với quê hương, với bờ bãi bên kia sông gần gũi mà xa lắc, ẩn dưới nó là nỗi niềm day dứt gần như xót xa. Cái nhìn thiên nhiên của Nhĩ là một cái nhìn rất hiện thực, rất đời, rất tỉnh táo mà chan chứa tình yêu thương da diết. 
Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức « đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ » như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.

8 tháng 4 2021

Thiên nhiên trong truyện ngắn “Bến quê” không mang vẻ đẹp như thiên nhiên trong nhiều thi phẩm khác mà ta đã được biết. Nếu như trong các tác phẩm “Cô Tô” của Nguyễn Tuân, “Sang thu” của Hữu Thỉnh. "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận hay "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long… cảnh thiên nhiên đẹp rực rỡ, lung linh, huyền ảo, mộng mơ được cảm nhận qua tâm hồn rung cảm của người nghệ sĩ thì trong truyện ngắn "Bến quê", thiên nhiên hiện lên dung dị hơn qua cảm nhận của một người con quê hương. Đoạn truyện đã thể hiện rõ cái cảm quan hiện thực của người viết - một cái nhìn thiên nhiên, khung cảnh rất đời, rất gần gũi. Trong những giây phút cuối đời, anh nhìn ra ngoài cửa sổ, nhận thấy những thay đổi rất nhỏ nhặt như "những cánh hoa bằng lăng dường như thẫm màu hơn - một màu tím thẫm như bóng tối". Những tia nắng sớm đang từ từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ". Những sắc màu thân thuộc như khí trời, hơi thở, gần gũi như đời sống nhưng dường như lần đầu tiên Nhĩ mới nhận ra, mới thấm thía hết vẻ đẹp của nó. Phải chăng, trong cuộc sống bình dị cũng có những nét đẹp của nó nhiều khi không dễ nhận ra. Trong câuhỏi anh hỏi vợ: "Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không?" ta bắt gặp những âm thanh quen thuộc mà bình thường Nhĩ cũng chẳng bận tâm, nhưng giờ đây với anh nó thật thân thuộc và quý giá biết bao ! Hình như ??? cứ trở đi trở lại trên con sông như đọng lại trong tâm tưởng của Nhĩ, anh quá hiểu rằng mình chỉ có thể sang bờ đất mơ ước trong tâm tưởng mà thôi. Cánh buồm tượng trưng cho sự nghèo đói của quê hương được nhìn dưới con mắt đầy tình yêu và xót xa của Nhĩ, Mảnh và trên cánh buồm hay trên tấm áo của Liên… đó là tất cả hình ảnh quê hương gần gũi, yêu thương mà nặng trĩu niềm xót xa, thương cảm

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là “Bến quê”. ... Nhan đềBến quê” có ý nghĩa thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của cuộc sống, của quê hương.

8 tháng 4 2021

Đây là hình ảnh cuối cùng của nhân vật để lại một ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả miêu tả một nét chân dung khác thường với một cử chỉ cũng rất khác thường của nhân vật. Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức « đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ » như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.

8 tháng 4 2021

Đây là hình ảnh cuối cùng của nhân vật để lại một ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả miêu tả một nét chân dung khác thường với một cử chỉ cũng rất khác thường của nhân vật. Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức « đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ » như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.

8 tháng 4 2021

– Tinh tế : phát hiện những biến thái tinh tế trong tâm trạng nhân vật. Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác cái giờ phút cuối cùng của cuộc đời đã đến (câu hỏi của Nhĩ vói Liên : « Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không ? » và « Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ ? ». nhưng tác giả đã không để cho Liên trả lời thì đó chính là nhân đạo. Liên cảm nhận được tình cảnh của Nhĩ nên chị đã lảng tránh.
– Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Đó là một nhận xét tinh tế của tác giả về Nhĩ khi anh bắt đầu nói chuyện với con để nhờ cậy nó sang cái bãi bồi bên sông hộ mình. Và trong cuộc đối thoại này, tâm lí Nhĩ đã bộc lộ thật đúng qua sự miêu tả tinh tế của t ác giả (qua thái độ, lời nói) và chính sự tinh tế này lại thấm đượm tinh thần nhân đạo ở chỗ nó đã nói lên một cách sâu sắc cái ước muốn nhỏ nhoi của Nhĩ.
– Cũng như vậy, đoạn Nhĩ nghĩ về con người khi nhận ra thằng con trai của anh đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế có thể sẽ bị lỡ chuyến đò ngang sang sông duy nhất trong ngày và hình ảnh cuối cùng khi Nhĩ cố hết sức đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát… đều là những nét miêu tả tâm lí vừa tinh tế, vừa nhân đạo của tác giả.

8 tháng 4 2021

– Tinh tế : phát hiện những biến thái tinh tế trong tâm trạng nhân vật. Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác cái giờ phút cuối cùng của cuộc đời đã đến (câu hỏi của Nhĩ vói Liên : « Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không ? » và « Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ ? ». nhưng tác giả đã không để cho Liên trả lời thì đó chính là nhân đạo. Liên cảm nhận được tình cảnh của Nhĩ nên chị đã lảng tránh.
– Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Đó là một nhận xét tinh tế của tác giả về Nhĩ khi anh bắt đầu nói chuyện với con để nhờ cậy nó sang cái bãi bồi bên sông hộ mình. Và trong cuộc đối thoại này, tâm lí Nhĩ đã bộc lộ thật đúng qua sự miêu tả tinh tế của t ác giả (qua thái độ, lời nói) và chính sự tinh tế này lại thấm đượm tinh thần nhân đạo ở chỗ nó đã nói lên một cách sâu sắc cái ước muốn nhỏ nhoi của Nhĩ.
– Cũng như vậy, đoạn Nhĩ nghĩ về con người khi nhận ra thằng con trai của anh đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế có thể sẽ bị lỡ chuyến đò ngang sang sông duy nhất trong ngày và hình ảnh cuối cùng khi Nhĩ cố hết sức đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát… đều là những nét miêu tả tâm lí vừa tinh tế, vừa nhân đạo của tác giả.

8 tháng 4 2021
  • Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : « Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến ». Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.
  • Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ « cái bên kia sông mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái « bên kia sông » của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng « mơ ước tâm tưởng » ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè » là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là « một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên ». Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ « cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo » cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh.
  • Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa :
  • Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến.
  • Đó là sự thức tỉnh « giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn » nhưng đó là một « sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người » (Lê Văn Tùng)
8 tháng 4 2021

Phân tích niềm khao khát của nhân vật Nhĩ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời.

– Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậmsắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : « Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến ». Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.

– Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ « cái bên kia sông mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái « bên kia sông » của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng « mơ ước tâm tưởng » ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè » là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là « một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên ». Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ « cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo » cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh.

– Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa :

+ Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xavời đang lôi cuốn con người tìm đến.

+ Đó là sự thức tỉnh « giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn » nhưng đó là một « sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người » (Lê Văn Tùng)

Nguồn: https://123doc.net/document/3405647-phan-h-hiem-khao-khat-cua-nhan-vat-nhi-trong-gio-phut-cuoi-cung-cua-cuoc-doi.htm
 

- Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thuộc của quê hương, xứ sở, của những gì thân thương nhất mà trong một đời người thường dễ dàng lãng quên bởi chính cái điều vòng vèo hay chùng chình thường mắc phải.
- Những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt khi mới nở ; đậm sắc hơn khi đã sắp hết mùa, rồi lại càng thẫm màu hơ, một màu tím thẫm như bóng tối. Đó là ý nghĩa biểu tượng về không gian và thời gian : cái đẹp gần gũi bình dị rồi cũng tàn phai bởi thời gian luôn thay đổi với những bước đi của nhịp hải hà.
- Những tảng đất lở bên bờ sông khi con lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ báo hiệu trước sự sống của nhân vật Nhĩ cũng đã sắp lụi tàn
- Chân dung và cử chỉ của Nhĩ ở đoạn cuối truyện : chỉ còn đôi bàn tay với những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy.. Cánh tay gầy guộc đưa ra ngoài phía cửa sổ khoát khoát như đang hụt hẫng, cố bám víu hiện tại nhưng lại vô vọng bởi chính cái sự vòng vèo và chùng chình của người con. Hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Chân dung của Nhĩ ở cuối truyện là chân dung của một con người đang đi vào cõi chết nhưng đã thức nhận được cuộc đời và chính mình trong « một nỗi mê say đầy đau khổ ». khiến mặt mũi « đỏ rựng một cách khác thường ». Hành động cuối cùng của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhưng không dừng ở cụ thể, hình ảnh này còn mang ý nghĩa khái quát. Cái cánh tay giơ lên khoát khoát của con người đã bước tới ngưỡng cửa của cái chết phải chăng là ước muốn cuối cùng của Nhĩ gửi lại cho đời : anh muốn thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, có ích, đừng sa vào những cái « vòng vèo, chùng chình », hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị gần gũi và bền vững của gia đình và của quê hương.

8 tháng 4 2021

Tóm tắt truyện ''Bến quê'' khoảng 5 -6 dòng

Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu kể về câu chuyện cuộc đời Nhĩ. Lúc còn trẻ, Nhĩ đã được đặt chân đến nhiều mảnh đất khác nhau trên khắp thế giới qua những chuyến công tác, nhưng bây giờ anh lại mắc phải căn bệnh tai quái khiến “bán thân bất toại”, chỉ có thể sống dựa vào gia đình, vợ con. Cho đến khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông mà lâu nay mình đã bỏ quên, nhưng khi nhận ra thì đã muộn. Nhĩ không còn cơ hội đặt chân lên mảnh đất ấy. Qua câu chuyện, tác giả thể hiện những suy ngẫm về triết lí cuộc đời con người.

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu kể về câu chuyện cuộc đời Nhĩ. Lúc còn trẻ, Nhĩ đã được đặt chân đến nhiều mảnh đất khác nhau trên khắp thế giới qua những chuyến công tác, nhưng bây giờ anh lại mắc phải căn bệnh tai quái khiến “bán thân bất toại”, chỉ có thể sống dựa vào gia đình, vợ con. Cho đến khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông mà lâu nay mình đã bỏ quên, nhưng khi nhận ra thì đã muộn. Nhĩ không còn cơ hội đặt chân lên mảnh đất ấy. Qua câu chuyện, tác giả thể hiện những suy ngẫm về triết lí cuộc đời con người.

8 tháng 4 2021

Nêu nh huống truyện Bến Quê và tác dụng của việc xây dựng nh huống đó.* Tình huống.- Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ, người đã đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới - hầunhư bị liệt toàn thân không thế tự di chuyển được, dù chỉ là nhích nửa người trên giườngbệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủyếu là của Liên, vợ anh.- Tình huống trớ trêu ấy lại dẫn đến một nh huống Iếp theo, cũng đầy nghịch lí. Khi Nhĩđã phát thiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh,nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rấtgần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy, nhưng rồicậu ta lại sa ào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trongngày.* Tác dụng : Tạo ra một chuỗi những nh hống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ýngười đọc một nhận thức về cuộc đời : cuộc sống và số phận con người chứa đựng nhữngđiều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cảnhững hiểu biết và toan \nh củ người ta. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm mọi suyngẫm : trong cuộc đời, người ta hướng đến những điều cao xa mà vô nh không biết đếnnhững vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.

 

8 tháng 4 2021

Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lý như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm mọi suy ngẫm: trong cuộc đời, người ta hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.

8 tháng 4 2021

Lê Minh Khuê là cây bút chuyên về truyện ngắn trong những năm chiến tranh, truyện của bà viết về cuộc sống chiến đấu, của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là một trong số những tác phẩm đầu tay của nhà văn viết năm 1971 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Câu chuyện viết về cuộc sống và chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Chúng ta bàn luận về vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong đặc biệt là nhân vật Phương Định trong truyện ngắn trên.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, vai kể là nhân vật chính Phương Định – một cô gái trẻ Hà Nội. Bởi vậy câu chuyện mang nét trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch và có nhiều suy nghĩ sâu sắc. Trước hết, ta thấy được ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ cho quân ta tiến về giải phóng miền Nam qua con đường rừng Trường Sơn. Họ là ba cô gái trẻ đã được chọn lọc cho công việc trinh sát gian khổ này, phải ở xa đồng đội, chỉ có thể liên lạc bằng điện thoại với Đại đội trưởng.

“Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa ! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”.

Một cuộc sống đầy khó khăn, khắc nghiệt đối với ba cô gái nhưng họ không hề chùn bước, vẫn kiến cường bám trụ để hoàn thành nhiệm vụ. Và nhiệm vụ của họ thì vô cùng nguy hiểm :

“Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố hom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.

Công việc của họ luôn luôn phải đối mặt với cái chết, hằng ngày phải chạy lên cao điểm cả ban ngày với bao nguy hiểm luôn rình rập, phải phơi mình ở nơi trọng điểm ấy, mà không biết lúc nào sẽ chết. Nhưng đối với ba cô gái rất dũng cảm ấy, họ không hề run sợ, đây là những công việc thường ngày với họ.

“Có ở đâu như thế này không : đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.

Cách phá bom là đặt một khối thuốc nổ vào cạnh quả bom để phá. Những công việc mạo hiểm kề bên cái chết luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh, sự tập trung cao độ vào công việc.

Từ hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng khó khăn nguy hiểm, ở ba cô gái biểu hiện nhiều phẩm chất cao đẹp. Phẩm chất chung của họ là tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, có lòng dũng cảm, không sợ hi sinh dù luôn phải kề bên cái chết vẫn không hề lo sợ, bỏ cuộc. Ở họ còn có tình đồng đội rất gắn bó, rất yếu thương nhau, luôn lo lắng, chăm sóc cho nhau ở mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi đồng đội gặp nạn. Họ cũng còn là những cô gái dễ xúc động, nhiều mơ ước hay mơ mộng, dễ vui và cũng rất trầm tư. Tuy sống trong cuộc sống ác liệt, họ vẫn không hề mất đi nét đáng yêu, sự hồn nhiên trong sáng. Điều đáng quý nhất đó là họ luôn lạc quan, ngay cả ở nơi ác liệt như thế họ vẫn thích làm đẹp cho cuộc sống cửa mình. Chị Thao là người nhiều tuổi nhất, có vẻ từng trải, không hồn nhiên như Phương Định, có những dự tính thực tế về tương lai. Tuy nhiên, chị cũng vẫn có những nét mơ mộng của tuổi trẻ. Chị là con người rất dũng cảm, bình tĩnh trong mọi khó khăn, trong công việc, táo bạo và cương quyết nhưng lại sợ máu và vắt. Còn Nho là một cô gái thích ăn kẹo. Qua sự miêu tả của Phương Định ta có thể tưởng tượng Nho là một cô gái đáng yêu, trắng và tròn trông như một que kem mát lạnh.

Và Phương Định nổi bật trong số ba cô gái. Cô là một người con gái Hà Nội. Tự nhận xét về mình là một cô gái khá. Phương Định đã có một thời học sinh hồn nhiên bên người mẹ, trong một căn nhà nhỏ trên một đường phố yên tĩnh. Tâm hồn sâu lắng, cô hồi tưởng về cuộc sống ở Hà Nội. Có lẽ sự hồi tưởng đó đã làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu, làm dịu đi sự căng thẳng nơi chiến trường ác liệt. Phương Định ước ao một cuộc sống yên bình như xưa. Vào chiến trường đã ba năm, cô đã quen với thử thách nguy hiểm, công việc luôn kề bên cái chết, cô đã dạn dày bản lĩnh sống. Nhưng, ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng, những ước mơ về tương lai. Cái hồn nhiên chính là cái thích hát.“Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”.

Cô thích nhiều bài hát và đủ loại – từ dân ca, trữ tình và cả nhạc Liên Xô. Ở Hà Nội cô thường hát say sưa ầm ĩ vào ban đêm. Phương Đinh cũng như những cô gái mới lớn, dù sống trong bom đạn ác liệt nhưng vẫn luôn đế ý đến hình thức của mình, thích làm đẹp và tự hào về nét đẹp cha mình. Cô tự biết mình là một cô gái xinh “Hai bím tóc dày tương đối mềm, một dái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, còn đôi mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. Vì biết rằng mình đẹp, được nhiều người chú ý, (đặc biệt là những anh lính pháo thủ hay lái xe) nhưng cô lại tỏ ra hờ hững, lạnh lùng, đó là bởi cô điệu. Phương Định còn có cá tính mạnh, cô yêu và khâm phục những con người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Qua việc miêu tả tâm lí một cách sống động trong một lần phá bom, ta đã thấy được nhiều phẩm chất ở Phương Định. Cô là con người gan dạ, dũng cảm, tuy có nghĩ về cái chết nhưng rất mơ hồ, và điều duy nhất cô quan tâm là lo cho công việc, lo xem bom có nổ hay không, để rồi “Tôi dùng xẻng nhỏ đào dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng”.

Tâm lí của nhân vật được miêu tả rất đúng và hợp lí : hồi hộp, lo sợ, thần kinh căng thẳng ; cảm giác cô đơn ; mong có đồng đội bên cạnh. Qua nghệ thuật kể và tả, ta thấy Phương Định là một cô gái Hà Nội, đẹp, hồn nhiên, yêu đời, trẻ tuổi, yêu nước, tinh nghịch, lạc quan ; nội tâm phong phú, rất dũng cảm, yêu thương đồng đội, đặc biệt có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh vì đồng đội…

Qua câu chuyện, nhà văn đã cho ta thấy vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là nhân vật Phương Định, nổi bật ở đây là những nét tính cách và phẩm chất cao đẹp. Cả ba cô gái đều có tâm hồn trong sáng, giàu ước mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà chúng ta và các thế hệ sau này của đất nước luôn và mãi mãi nghiêng mình kính phục, yêu mến và học tập.

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Lê Minh Khuê là cây bút chuyên về truyện ngắn trong những năm chiến tranh, truyện của bà viết về cuộc sống chiến đấu, của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là một trong số những tác phẩm đầu tay của nhà văn viết năm 1971 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Câu chuyện viết về cuộc sống và chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Chúng ta bàn luận về vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong đặc biệt là nhân vật Phương Định trong truyện ngắn trên.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, vai kể là nhân vật chính Phương Định – một cô gái trẻ Hà Nội. Bởi vậy câu chuyện mang nét trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch và có nhiều suy nghĩ sâu sắc. Trước hết, ta thấy được ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ cho quân ta tiến về giải phóng miền Nam qua con đường rừng Trường Sơn. Họ là ba cô gái trẻ đã được chọn lọc cho công việc trinh sát gian khổ này, phải ở xa đồng đội, chỉ có thể liên lạc bằng điện thoại với Đại đội trưởng.

“Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa ! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”.

Một cuộc sống đầy khó khăn, khắc nghiệt đối với ba cô gái nhưng họ không hề chùn bước, vẫn kiến cường bám trụ để hoàn thành nhiệm vụ. Và nhiệm vụ của họ thì vô cùng nguy hiểm :

“Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố hom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.

Công việc của họ luôn luôn phải đối mặt với cái chết, hằng ngày phải chạy lên cao điểm cả ban ngày với bao nguy hiểm luôn rình rập, phải phơi mình ở nơi trọng điểm ấy, mà không biết lúc nào sẽ chết. Nhưng đối với ba cô gái rất dũng cảm ấy, họ không hề run sợ, đây là những công việc thường ngày với họ.

“Có ở đâu như thế này không : đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.

Cách phá bom là đặt một khối thuốc nổ vào cạnh quả bom để phá. Những công việc mạo hiểm kề bên cái chết luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh, sự tập trung cao độ vào công việc.

Từ hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng khó khăn nguy hiểm, ở ba cô gái biểu hiện nhiều phẩm chất cao đẹp. Phẩm chất chung của họ là tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, có lòng dũng cảm, không sợ hi sinh dù luôn phải kề bên cái chết vẫn không hề lo sợ, bỏ cuộc. Ở họ còn có tình đồng đội rất gắn bó, rất yếu thương nhau, luôn lo lắng, chăm sóc cho nhau ở mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi đồng đội gặp nạn. Họ cũng còn là những cô gái dễ xúc động, nhiều mơ ước hay mơ mộng, dễ vui và cũng rất trầm tư. Tuy sống trong cuộc sống ác liệt, họ vẫn không hề mất đi nét đáng yêu, sự hồn nhiên trong sáng. Điều đáng quý nhất đó là họ luôn lạc quan, ngay cả ở nơi ác liệt như thế họ vẫn thích làm đẹp cho cuộc sống cửa mình. Chị Thao là người nhiều tuổi nhất, có vẻ từng trải, không hồn nhiên như Phương Định, có những dự tính thực tế về tương lai. Tuy nhiên, chị cũng vẫn có những nét mơ mộng của tuổi trẻ. Chị là con người rất dũng cảm, bình tĩnh trong mọi khó khăn, trong công việc, táo bạo và cương quyết nhưng lại sợ máu và vắt. Còn Nho là một cô gái thích ăn kẹo. Qua sự miêu tả của Phương Định ta có thể tưởng tượng Nho là một cô gái đáng yêu, trắng và tròn trông như một que kem mát lạnh.

Và Phương Định nổi bật trong số ba cô gái. Cô là một người con gái Hà Nội. Tự nhận xét về mình là một cô gái khá. Phương Định đã có một thời học sinh hồn nhiên bên người mẹ, trong một căn nhà nhỏ trên một đường phố yên tĩnh. Tâm hồn sâu lắng, cô hồi tưởng về cuộc sống ở Hà Nội. Có lẽ sự hồi tưởng đó đã làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu, làm dịu đi sự căng thẳng nơi chiến trường ác liệt. Phương Định ước ao một cuộc sống yên bình như xưa. Vào chiến trường đã ba năm, cô đã quen với thử thách nguy hiểm, công việc luôn kề bên cái chết, cô đã dạn dày bản lĩnh sống. Nhưng, ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng, những ước mơ về tương lai. Cái hồn nhiên chính là cái thích hát.“Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”.

Cô thích nhiều bài hát và đủ loại – từ dân ca, trữ tình và cả nhạc Liên Xô. Ở Hà Nội cô thường hát say sưa ầm ĩ vào ban đêm. Phương Đinh cũng như những cô gái mới lớn, dù sống trong bom đạn ác liệt nhưng vẫn luôn đế ý đến hình thức của mình, thích làm đẹp và tự hào về nét đẹp cha mình. Cô tự biết mình là một cô gái xinh “Hai bím tóc dày tương đối mềm, một dái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, còn đôi mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. Vì biết rằng mình đẹp, được nhiều người chú ý, (đặc biệt là những anh lính pháo thủ hay lái xe) nhưng cô lại tỏ ra hờ hững, lạnh lùng, đó là bởi cô điệu. Phương Định còn có cá tính mạnh, cô yêu và khâm phục những con người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Qua việc miêu tả tâm lí một cách sống động trong một lần phá bom, ta đã thấy được nhiều phẩm chất ở Phương Định. Cô là con người gan dạ, dũng cảm, tuy có nghĩ về cái chết nhưng rất mơ hồ, và điều duy nhất cô quan tâm là lo cho công việc, lo xem bom có nổ hay không, để rồi “Tôi dùng xẻng nhỏ đào dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng”.

Tâm lí của nhân vật được miêu tả rất đúng và hợp lí : hồi hộp, lo sợ, thần kinh căng thẳng ; cảm giác cô đơn ; mong có đồng đội bên cạnh. Qua nghệ thuật kể và tả, ta thấy Phương Định là một cô gái Hà Nội, đẹp, hồn nhiên, yêu đời, trẻ tuổi, yêu nước, tinh nghịch, lạc quan ; nội tâm phong phú, rất dũng cảm, yêu thương đồng đội, đặc biệt có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh vì đồng đội…

Qua câu chuyện, nhà văn đã cho ta thấy vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là nhân vật Phương Định, nổi bật ở đây là những nét tính cách và phẩm chất cao đẹp. Cả ba cô gái đều có tâm hồn trong sáng, giàu ước mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà chúng ta và các thế hệ sau này của đất nước luôn và mãi mãi nghiêng mình kính phục, yêu mến và học tập.

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Viết về người lính và chiến tranh là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ, nhà văn. Với Phạm Tiến Duật, ta được đến với sự trẻ trung, ngang tàng của các chiến sĩ Trường Sơn qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Gặp “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, ta lại bắt gặp những cô gái mở đường không tiếc thân mình “đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”. Và đến với “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ta lại không khỏi thán phục trước tinh thần dũng cảm, tình đồng đội nồng ấm, tâm hồn lạc quan trong sáng của ba nữ thanh niên xung phong mà để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em là Phương Định.

Phương Định cùng Nho và Thao – những cô gái thanh niên xung phong sống trên cao điểm mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn hủy diệt của kẻ thù.Công việc của chị và đồng đội trong tổ trinh sát mặt đường là “đo khối lượng đất đá lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” để bảo vệ con đường cho những đoàn xe băng về phía trước,góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Công việc của chị thật vinh quang nhưng cũng đầy hi sinh gian khổ. Song chính hoàn cảnh gian khó hiểm nguy ấy đã làm cho chúng ta cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của chị.

Cảm nhận đầu tiên về nhân vật Phương Định là vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Hằng ngày, chị thường xuyên phải chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát mà còn ẩn dấu những quả bom chưa nổ. Điều đó cũng có nghĩa chị luôn phải đối mặt với thần chết. Mỗi ngày, chị phải phá từ 3-5 lần bom, nguy hiểm là vậy nhưng chị vẫn bình thản thậm chí còn thấy thú vị dù trên mình còn có vết thương chưa lành miệng. Cứ mỗi lần phá bom, đất rắn, tiếng xẻng va chạm vào cỏ quả bom nghe sắc lạnh đến ghê người. Ngay cả lúc ấy, chị vừa trách vừa nhắc nhở mình “phải nhanh hơn chút nữa”, nếu không vỏ quả bom nóng lên hoặc nóng từ bên trong quả bom hay nóng do mặt trời khi đó sẽ rất nguy hiểm”. Xác định được tính chất nguy hiểm, song với tinh thần dũng cảm cùng tình yêu Tổ quốc, chị đã vượt qua tất cả. Thao tác, tư thế, thái độ bình tĩnh khi phá bom là vẻ đẹp đáng quý ở Phương Định nói riêng và những cô gái trẻ nói chung. Có những lúc, chị cũng nghĩ đến cái chết nhưng cái chết này mờ nhạt. Còn ý nghĩa cháy bỏng là “Liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?” Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên hết.

Trong chị luôn thường trực tình đồng đội, đồng chí nồng ấm. Tấm lòng vị tha của chị luôn quan tâm tới đồng đội. Khi chị Nho và Thao ở trên cao điểm, phải ở nhà trực máy nhưng trong lòng Phương Định luôn lo lắng, sốt ruột,đứng ngồi không yên. Chị lo lắng đến mức chạy ra chạy vào lắng nghe cả tiếng súng hỗ trợ của các anh bộ đội pháo binh.sự lo lắng ấy khiến chị cáu với cả đội trưởng “trinh sát chưa về”. Điều đó thể hiện lòng quan tâm, lo lắng của chị với đồng đội thật sâu sắc. Chị luôn trìu mến, yêu thương bạn bè, chẳng thế mà chị đã nhận xét về người đồng đội trẻ tuổi Nho, chị phát hiện ra vẻ dễ thương của Nho “nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”. Chị còn hiểu rất rõ sở thích của bạn, của đồng đội. Chị Thao thích ghi bài hát mặc dù chị hát toàn sai nhạc,chị ghi tới ba cuốn sổ dày bài hát, chị Thao còn thích tỉa đôi lông mày nhỏ như que tăm, chị hiểu được sự cương quyết, táo bạo nhưng rất đáng gờm trong công việc của chị Thao. Tuy vậy chị Thao rất sợ máu và vắt. Chị hiểu được ở Nho thích thêu thùa, trên ngực áo của Nho luôn có một bông hoa. Chị còn hiểu được tâm trạng của đồng đội như khi Nho bị thương, chị Thao thì cuống quýt lên còn Nho lại bình tĩnh, gan dạ. Phương Định băng bó, tiêm thuốc và pha sữa cho Nho. Tình cảm đồng đội,đồng chí là ngọn lửa sưởi ấm lòng, là niềm tin, là động lực, là nguồn động viên khích lệ các chị thêm vững lòng trên mặt trận đầy gian nguy này. Ngược lại, chị Phượng Định cũng rất cần sự cổ vũ, động viên của đồng đội. Chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích lệ của các anh chiến sĩ pháo binh. Chị được rất nhiều chiến sĩ cảm mến. Điều đó càng làm tình đồng đội, đồng chí trong chị thêm sâu đậm biết bao!

Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất của Phương Định với người đọc chúng ta là tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, là sự hồn nhiên như trẻ thơ của chị. Chị là cô gái Hà Nội vào chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ nhà, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ. Chị hay hát, hay cười một mình, ngắm mình trong gương. Chị tự đánh giá mình là “một cô gái khá”. Chị có cái điệu đà của người Hà Nội nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực.

Qua nhân vật Phương Định, ta càng hiểu thêm về những vẻ đẹp đáng quý của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Âm vang của những câu hát sau sẽ luôn vang vọng trong con người Việt Nam với lòng tự hào đầy trân trọng: “Cô gái mở đường ra đi cứu nước. Tiếng hát ai vang vọng núi rừng…..”

8 tháng 5 2021

Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

II. Thân bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.

- Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm ( 2 đến 3 câu)

1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ:

- Phương Định cùng những người đồng đội của mình ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ.

- Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.

2. Vẻ đẹp của Phương Định:

a. Vẻ đẹp ngoại hình: Phương Định là một cô gái đẹp, cô ý thức được vẻ đẹp của mình (dẫn chứng). Đó là một vẻ đẹp nữ tính, ẩn chứa chiều sâu nội tâm, vượt lên sự tàn khốc của chiến tranh.

b. Vẻ đẹp tâm hồn:

* Vẻ đẹp của tình yêu nước, tinh thần dũng cảm:

- Tình yêu nước: Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thể hệ của mình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước:

- Tinh thần dũng cảm:

+ Đối mặt với nguy hiểm, cô và những người đồng đội của mình thật sự là những anh hùng. Phương Định nghĩ về hoàn cảnh sống nơi đây một cách giản dị và cho là có cái thú riêng.

+ Đặc biệt, hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết sức nhẹ nhàng: “Tôi bây giờ vẫn còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên Tôi không vào viện quân y”. Nếu không có cái nhìn lạc quan và một tinh thần dũng cảm thì Phương Định không thể có cách nói bình thản như thế.

+ Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác.

=> Có thể khẳng định rằng: Phương Định và những đồng đội của cô thực sự là những người anh hùng, nhưng là những anh hùng mà không tự biết. Chính điều đó, khiến cho nhân vật Phương Định trở nên đáng mến.

b. Tính hồn nhiên, mơ mộng, và tinh nghịch của Phương Định:

- Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất ở Phương Định chính là vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và mơ mộng:

+ Phương Định mê hát và thích nhiều bài hát. Thích hát, Phương Định còn bịa ra lời mà hát, ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát.

+ Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định ngời sáng nhất khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến. Chỉ một trận mưa đá vụt đi qua cũng đánh thức ở Phương Định rất nhiều kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố, quê hương, về gia đình, về tuổi thơ thanh bình của mình.

c. Tình đồng chí, đồng đội nồng ấm:

- Ở Phương Định nét đẹp còn được ngời sáng trong tình đồng đội thắm thiết. Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao và Nho lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô hiểu chị Thao và Nho như biết về những chị em ruột thịt.

- Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà cô gặp ngày đêm trên con đường ra mặt trận. Với cô “những người đẹp nhất, thông minh, cam đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”.

-> Tình đồng chí đồng đội của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý! Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính. Lời kể linh hoạt, cùng câu ngắn dài, nhịp nhanh tạo không khí chiến trường, nhịp kể chậm lại khi hồi tưởng như gợi nhớ kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm… Tất cả góp phần tạo nên một nhân vật chính- một Phương Định thật như ở ngoài đời và một Phương Định rất Hà Nội.

4. Đánh giá, bình luận:

- Qua dòng suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật Phương Định, cuộc sống chiến đấu của các cô thanh niên xung phong được tái hiện đầy đủ, chân thực và sinh động với vẻ đẹp tỏa sáng. Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mĩ, song với những sáng tạo riêng của mình, Lê Minh Khuê trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, sự hi sinh và rất lạc quan của họ. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thể hệ trẻ Việt Nam đã sống và chiến đấu, hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc.