Phong trào thu nhập 4 triệu kilôgam giấy vụn và phế liệu để làm Đoàn tàu thống nhất mang tên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày tháng năm nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các khoáng sản chính của Châu Á: Than, sắt, đồng, cr ôm, khí đốt, dầu mỏ, thiếc, man-gan, và 1 số kim loại màu.
-dầu mỏ
-khí đốt
-sắt
-man - gan
-crôm
-mi –ken
-cô – ban
-đồng
-kim cương
-vàng
-chì
-uảnium
-phốt phát
Chúng phân bố chủ yếu ở phía nam và phía bắc
Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, được sử dụng khá rộng rãi tỏng nghề trồng trọt, nhất là trong sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp..., và cả trông cây cảnh.
Đây là biện pháp sử dụng các đoạn cành bánh tẻ (hom giống)và tác động bằng kỹ thuật nông học là chính, để các yếu tố sinh học bên trong hom giống được đổi thay, có khả năng sinh ra rễ và thân mới, tức là một cây mới hoàn chỉnh có thể tự sinh trưởng, phát triển cho sản phẩm.
Cũng như các phương pháp nhân giống vô tính khác, giâm cành có ưu điểm cơ bản là giữ được hầu hết các đặc điểm của cây giống (cây mẹ), tức là cây mới được tạo ra không bị phân ly, biến dị. Đây là đặc tính rất quý trong việc chọn tạo giống mới.
Vườn chè được trồng bằng cành giâm, ngoài các ưu điểm nêu trên, còn đạt chỉ tiêu sinh trưởng đồng đều, các lứa búp non phát sinh tập trung, thuận tiện cho việc thu hái; năng suất chè búp tươi trồng bằng phương pháp giâm cành so với chè trồng hạt cùng giống, cùng tuổi tăng 30-40%, phẩm chất chè búp khô khá đồng nhất.
Đối với cây có múi, giâm cành có ý nghĩa quan trọng là khắc phục hiện tượng phân ly biến dị của cây gốc ghép, tạo ra tổ hợp cây ghép thuần nhất.
Giâm cành gồm các khâu kỹ thuật sau:
Chuẩn bị hom giống
Trước hết phải chọn được những cây đầu dòng làm giống theo tiêu chuẩn giống cây trồng quốc gia. Trên cây đầu dòng, chọn những cành bánh tẻ ngoài mặt tán, vừa mới ổn định sinh trưởng, vỏ cành đang chuyển màu nâu, không bị sâu bệnh để cắt thành các hom giống.
Đối với cây chè, thường bố trí vườn sản xuất cành giống riêng, có chế độ chăm bón tốt, không thu hái búp, để cành vươn dài làm giống.
Chuẩn bị vườn ươm giâm hom
Chọn khu đất cao, khuất gió, gần nguồn nước tưới và đường vận chuyển, độ dốc không quá 5o. ở vùng gò đồi, chọn loại đất đỏ vàng, có độ pH 4,5-6,0, tơi xốp. Đất được cày cuốc sâu 25-30cm, làm nhỏ, lên luống cao 10-20cm, rộng 1-1,2m, luống cách nhau 50cm, làm rãnh. Trên mặt luống rải chất nền dày 10-12cm. Chất nền là cát non sạch hoặc 2/3 cát non + 1/3 mùn cưa đã ngâm nước vôi trong, phơi khô hoặc đất đỏ vàng lấy ở dưới lớp đất mặt 10-20cm.
Làm dàn che trên và xung quanh các luống vườn ươm, gồm các khung cột đỡ cao 1,6-1,8m. Phía trên lớp bằng lá lau, cỏ tế, phên nứa, có thể lợp bằng ni lông đục các lỗ nhỏ. Xung quanh che kín bằng cót hoặc phên nứa....
Nhiều nơi giâm hom bằng các túi bầu bằng nilông 12-18 cm, dưới đáy đục 6-8 lỗ và lót bằng hỗn hợp gồm 1/2 đất mặt được sàng sạch cộng với 1/2 phân chuồng hoai mục, phía trên đổ một lớp đất đỏ vàng dày 5-7cm. Các túi bầu cũng xếp thành các luống và làm dàn che.
Cắt và cắm hom
- Cắt cành giống vào những ngày râm, mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát. Cắt xong, phun nước lã và đặt đứng vào các xô chậu có nước cao 5cm, che đậy. Đem ngay về vườn ươm, cắt thành các hom dài 5-7cm có 2-4 lá, đối với chè thì mỗi hom dài 3-4cm có 1 lá và mầm nách lá. Có thể cắt bớt một phần phiến lá để tránh bốc hơi nước. Cắt hom xong phải cắm giâm ngay. Hiện nay, trước khi giâm, các hom được xử lý bằng một trong các chất kích thích ra rễ như -NAA, IBA rồi mới cắm.
Chất IBA dùng cho chè, nhúng 1 đầu hom vào dung dịch trong 5-10 giây, nếu hom còn xanh, dung dịch pha 2000ppm, hom hóa gỗ 1/3-3000-4000 ppm và hom hóa gỗ hoàn toàn - 400-600ppm.
Chất -NAA dùng cho cây có múi và cây ăn quả khác. Cách nhúng hom và thời gian, nồng độ của dung dịch như trên.
Cắm hom vào luống
Cứ 1m2 cắm 160 hom với mật độ 6x10cm; để mặt lá cách mặt đất 1cm, nén chặt đất và tưới ngay. Cắm vào túi bầu: 1-2 hom/túi. Chất nền có độ ẩm 80-85%.
Thời gian giâm hom
Cây chè: cắt cành giâm hom từ tháng 6-7 đến cuối thu. Cây ăn quả: giâm vào các tháng 2-4 và tháng 9-10.
Sau khi cắm hom cho tới khi ra rễ, cần luôn giữ ẩm trong vườn ươm, tưới phun mưa hàng ngày, trữ khi trời mưa. Nhiệt độ thích hợp là 21-25oC. Sau 1 tháng thì tưới 3-5 ngày/lần. Sau 3 tháng thì 7-15 ngày/lần tùy theo thời tiết.
Điều chỉnh ánh sáng vườn ươm: sau 3-5 tháng, tách dần dàn che từ 1/3 đến 1/2. Trên 6 tháng: bỏ dàn che.
Bón thúc
- Sau khi cắm hom 1,5-2 tháng thì bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 0,5%, sau 4-5 tháng thì pha 1%. Ngoài ra bón thúc bằng phân khoáng: cứ 1m2 mặt luống bón với lượng tăng dần: sau 2 tháng: 5g urê + 4gsupe lân + 7g kali, sau 4 tháng: 14g ure + 6g supe lân + 10g kali; sau 6 tháng: 18g ure + 8g supe lân + 14g kali.
Xuất vườn trồng mới
Đối với cây chè: cây cao 20cm đường kính gốc 3-4mm, có 6-8 lá thật, khoảng 6 tháng tuổi. Đối với cây ăn quả: cây cao 40-60cm, có 2 cành lá cấp 1 trở lên, đường kính gốc 5-6mm. Trồng mới theo quy trình kỹ thuật của từng loại cây.
Giâm cành gồm các khâu kỹ thuật sau: Chuẩn bị hom giống. Trước hết phải chọn được những cây đầu dòng làm giống theo tiêu chuẩn giống cây trồng quốc gia. Trên cây đầu dòng, chọn những cành bánh tẻ ngoài mặt tán, vừa mới ổn định sinh trưởng, vỏ cành đang chuyển màu nâu, không bị sâu bệnh để cắt thành các hom giống. Đối với cây chè, thường bố trí vườn sản xuất cành giống riêng, có chế độ chăm bón tốt, không thu hái búp, để cành vươn dài làm giống. Chuẩn bị vườn ươm giâm hom. Chọn khu đất cao, khuất gió, gần nguồn nước tưới và đường vận chuyển, độ dốc không quá 5o.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:
Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trên giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao:
Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!
Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.
Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu.
Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:
Mai sau
Mai sau
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...
(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)
Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chộn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam .
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-van-ban-cay-tre-viet-nam-cua-thep-moi-ngu-van-6-tap-ii-c33a13447.html#ixzz5bpPOCsCa
Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dândành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.
Tôi sống bằng nghề đỡ đẻ, nghề truyền thống của gia đình đã qua nhiều đời. Có rất nhiều những cô bé, cậu bé cất
tiếng khóc chào đời trong vòng tay tôi. Bà con gần xa đều tín nhiệm mời tôi đến đỡ với mong muốn được mẹ tròn
con vuông. Khắp huyện Đông Triều, người ta đều gọi tôi là bà đỡ Trần và tôi cũng quen với cách gọi đó.
Một đêm nọ, tôi đang xếp thuốc vào túi và chuẩn bị đi ngủ thì nghe có tiếng gõ cửa. Những tiếng gõ cửa vào đêm
khuya như thế này với tôi không có gì lạ. Điều ngạc nhiên là khi mở cửa, không có ai cả… Những lần trước, luôn có
một vài người với vẻ mặt hớt hải, vội vã đến tìm, không đợi họ nói, tôi lên đường ngay, vừa đi vừa hỏi chuyện. Như
thường lệ, tôi cũng đã xếp thuốc vào túi nhưng sao lại không có ai? Tôi cảm thấy hơi lo lắng. Chưa kịp tĩnh tâm, một
con hổ vụt lao tới và cõng tôi đi. Hồn vía lên mây, mắt tôi cứ nhắm nghiền lại, thỉnh thoảng mới dám hé mở. Tôi
thấy hổ đi như bay nhưng rất cẩn thận, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối vào rừng sâu, không để
tôi bị gai đâm trúng.
Vào giữa rừng sâu, xung quanh chỉ có cây cối um tùm, rậm rạp, Hổ thả tôi xuống. Tôi thấy một con hổ cái đang lăn
lộn, cào đất, chắc là nó đói quá. Và tôi nghĩ, chắc hai con này chuẩn bị ăn thịt mình. Lòng tôi bàng hoàng, sợ hãi. Tôi
đứng im không dám nhúc nhích. Hổ đực tiến lại gần tôi, nó khẽ cầm tay tôi, những giọt nước mắt chảy dài trên
gương mặt dữ tợn. Trông nó thật tội nghiệp, tôi không sợ nữa. Bình tĩnh lại, nhìn kĩ bụng hổ cái, có cái gì động đậy,
tôi đã hiểu ra mọi chuyện. Tôi tiến lại gần hổ cái, xoa bụng cho nó. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liền hòa với
nước suối cho hổ uống. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ cái có vẻ mệt nhưng đôi mắt của nó ánh lên niềm hạnh phúc. Hổ
đực mừng rỡ, đùa giỡn với con. Lần đầu tiên trong đời tay tôi nâng niu một chú hổ con và cũng là lần đầu, tôi
không nghe tiếng khóc chào đời. Nhìn gia đình nhà hổ, lòng tôi cảm thấy mãn nguyện.
Một lát sau, hổ đực tiến đến một góc cây, quỳ xuống và đào lên một cục bạc. Rất trang trọng, hổ đưa cho tôi. Sau
đó, hổ đứng dậy, tôi theo hổ ra khỏi rừng. Ra đến bìa rừng, trời cũng tảng sáng, tôi khẽ nói:
_Xin chúa rừng hãy quay về.
Hổ nhìn tôi, cúi đầu vẫy đuôi làm ra vẻ tiễn biệt. Tôi đã đi khuất bỗng nghe một tiếng gầm vang động rừng xanh.
Tôi cảm thấy như mình vừa trải qua một giấc mơ đẹp. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc hổ tặng, tôi sống
qua được.
Một thời gian sau, tôi lại được nghe bà con kể câu chuyện này. Một người tiều phu ở huyện Lạng Giang đang bổ củi
dưới sườn núi, thấy dưới thung lũng rất xa, cây cỏ lay động không ngớt. Bác tiều đến xem và thấy một chú hổ trán
trắng, cúi đầu vào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng trông rất khổ sở. Bác tiều phu hiểu
chuyện và đã giúp hổ lấy ra chiếc xương bò mắc ở cổ. Nhiều năm sau, khi bác tiều phu qua đời, người ta thấy có
con hổ trán trắng đến nhảy quay quanh quan tài, hổ lại mang dê hoặc lợn rừng đến để ngoài cửa.
Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, chuyên làm nghề đỡ đẻ. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được tay tôi đón chúng ra chào đời.
Một chuyện lạ đến với tôi. Một đêm nọ tôi đã lên giường ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi dậy mở cửa thì chẳng thấy có một ai. Rồi một con hổ to như con ngựa vằn lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi nhưng hổ vẫn ôm tôi chạy: Tỉnh dậy, tôi đã ở trong rừng trúc thấy một con hổ cái đang quằn quại, lăn lộn, cào đất… cây cỏ ngả nghiêng, rạp mình dưới chân nó. Tôi phát khiếp, run sợ. Chợt hổ đực cầm tay tôi nhìn hổ cái nhỏ nước mắt. Rồi nó nhìn tôi như van lơn, cầu cứu. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì có cái gì như đang động đậy. Bụng hổ cái sà xuống, nó như đau đớn. Tôi hiểu ngay là hổ cái sắp đẻ. Thảo nào hổ đực cõng tôi đến đây. Sẵn có thuốc mang theo trong túi, tôi hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống và xoa bụng cho nó. Cơn đau của hổ cái dịu dần rồi nó sinh một chú hổ con xinh xắn. Hổ đực mừng lắm, giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống trên thảm cỏ.
Tôi vẫn còn sợ sệt, bỗng hổ đực quì xuống bên một gốc cây bới lên một cục bạc lớn, nó đưa cho tôi và cúi đầu, vẫy đuôi. Biết hổ tạ ơn mình, tôi cầm lấy rồi theo hổ ra khỏi rừng. Lúc này trời cũng sắp sáng, tôi đưa tay chào nó và nói: Xin chúa rừng quay về. Hổ vẫn vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt. Tôi đi một quãng xa, hổ gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng. Về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói khắp vùng, nhờ có hơn mười lạng bạc ấy nên tôi sống được qua cơn nguy kịch.
Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa có cỏ cây lay động, bác vác búa đến xem thấy có con hổ trán trắng đang giãy giụa, thỉnh thoảng lấy chân móc họng. Từ miệng hổ, máu me, nước dãi chảy trào ra. Bác tiều phu nhìn kĩ vào miệng hổ thấy có khúc xương mắc ngang họng, bàn chân hổ to quá, càng móc, khúc xương càng lún vào sâu. Bác tiều phu uống rượu say để lấy can đảm cứu hổ. Bác trèo lên cây kêu lớn:
– Cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương cho!
Nghe bác tiều phu nói, hổ nằm phục xuống, há mồm, nhìn bác như cầu cứu. Bác tiều phu liền trèo xuống, lấy tay móc xương cho nó. Cái xương bò to như cánh tay trong miệng hổ đã được bác lấy ra. Hổ liếm mép, nhìn bác rồi bỏ đi. Bác tiều lại nói đùa theo:
– Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé!
Sau đó một thời gian, một đêm nọ, bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài ngoài cửa. Sáng ra, bác mở cửa thấy có con nai chết để trước nhà, bác biết rằng hổ trả ơn mình.
Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất linh cửu bác, hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người hoảng hốt bỏ chạy, hổ lấy đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài mấy vòng rồi lững thững đi vào rừng. Từ đó về sau, đến ngày giỗ bác tiều, hổ lại mang lợn hoặc dê đến để ngoài cửa nhà bác, mọi người đều hiểu được hổ trán trắng thật có nghĩa có tình với bác tiều. Hổ đã nhớ ơn cứu mạng, nhớ ân nhân đã đem lại sự sống cho mình.
Qua sự việc của tôi và sự việc của bác tiều, tôi nói với dân làng rằng: Tuy hung dữ nhưng hai con hổ ấy thật biết đạo, biết nhớ ân nghĩa, biết báo đáp công ơn của ân nhân đã cứu mình. Nguồn: http://diendankienthuc.net.
“Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy mẹ thật là ác”, Linh kể.
Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn mắng tôi mỗi khi bị giáo viên mắng. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này…
Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 9, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi…
Lên cấp 3, lớp tôi bạn bè ai cũng được tổ chức sinh nhật, riêng tôi từ bé đến giờ chưa có lần nào. Tôi về xin tiền mẹ, mẹ bảo tốn kém và chỉ cho vài trăm mời bạn bè uống nước. Tối hôm đó, tôi bù la bù loa ăn vạ đủ kiểu, thấy vậy, mẹ vẫn kiên quyết không cho vì vậy tôi bắt đầu cáu giận, cãi với mẹ mà còn hơn cãi nhau với đứa bạn cùng lứa…
Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ khi tôi học lớp 11, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày Noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.
Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.
Trong thâm tâm tôi, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn…
Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay khi tôi học lớp 12. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh.
Rồi chúng cô lập để bạn bè chung lớp dần xa lánh tôi. Mâu thuẫn kéo dài, nhiều ngày liên tiếp và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường.
Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, mẹ bảo tôi: “Mày chết đi cho nhẹ đầu” và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp.
Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác. Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trăn trở suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm đưa em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường và xin rút học bạ chuyển trường cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.
Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ.
Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn. Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi. Và ở trường mới, tôi phải vô cùng biết ơn cô giáo dạy văn của mình. Bởi cô đã từng dạy để giúp mỗi chúng tôi kịp nhận ra rằng: “Cha mẹ chúng ta là những người rất tốt, tuy đôi khi họ có thể chưa đúng, những chắc chắn một việc đúng nhất mà họ đã làm được là cho chúng ta được đến trường.
Để chúng ta hiểu được là chúng ta có sự hiểu biết và nhận thức nhằm hóa giải những mâu thuẫn của thế hệ và thời đại”. Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi…
Là con gái, sau này lớn lên tôi cũng làm mẹ. Tôi cũng không muốn con mình sau này như tôi. Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.
Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn bỏ ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp thời nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”.
Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con!
Trời ơi là trời! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ: Con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận.
Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Bài làm
Sơn Tinh là một vị thần cai quản đất rừng. Thần mới tầm 18 đôi mươi tuổi. Thần vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Sơn Tinh có thể dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Sơn Tinh có thân hình lực lưỡng, khỏe mạnh. Sơn Tinh có khuôn mặt rất điển trai. Thần đã bị mê hoặc bởi con gái của Hùng Vương - Mị Nương.
~ Hết, không chép mạng. ~
# Chúc bạn học tốt #
Ngày xưa, khi rừng mây u ám
Sông núi còn vang um tiếng thần,
Con vua Hùng Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần.
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ:
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.
Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,
Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;
Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã,
Trừ có ai ngang vì thần nhân.
Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,
Không quản rừng cao, sông cách trở,
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.
Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
Hai thần bên cửa thành thi lễ,
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Ào ào mưa đổ xuống như thác,
Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,
Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,
Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.
Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú. Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.
Mỵ Nương khép nép như cành hoa:
"Con đây phận đào tơ bé mọn,
Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!"
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.
19-05-1978