K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2019

ngu mới hỏi

6 tháng 9 2019

thằng điên

                                                                     _ Bạn tham khảo nhé _

Trong cuộc sống của mỗi người, đức tính giản gị là vô cùng quan trọng. Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đổi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.

2 tháng 9 2019

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

      Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết nằm trong kho tàng truyền thuyết của Việt Nam. Thánh Gióng cũng mang những giá trị vô cùng to lớn đối với dân tộc. Thể hiện tinh thần yêu nước qua hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng, truyền thuyết đã cho chúng ta biết được sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cứu nước.

      Gióng có sự ra đời khác biệt so với mọi người. Hình ảnh người mẹ của Gióng trong một lần đi làm đồng đã thấy một vết cha to và lạ bèn ướm thử. Vậy là bà mang thai Gióng. Một sự ra đời kỳ lạ báo hiệu cho một tương lai hơn người. Gióng là thần được phái xuống để trừ giặc Minh cho dân nên sự ra đời của Gióng có yếu tố kỳ lạ là điều thường tình.

      Không chỉ ra đời khác biệt, Thánh Gióng còn có cả quá trình lớn lên cũng vô cùng khác biệt. Mang thai chín tháng mười ngày, mẹ sinh Gióng. Thế nhưng Gióng sinh ra làm cách nào đi chăng nữa cũng không biết nói dù đã 3 tuổi. thế rồi, vào một hôm nghe sứ giả đi ngang qua đọc lời chiêu mộ người tài giúp dân đánh giặc Gióng đã cất tiếng nói đầu tiên.

      Tiếng nói đầu tiên của Gióng không giống như những đứa trẻ khác, không phải là tiếng ê a, tiếng gọi cha mẹ mà là tiếng nói nhờ mẹ gọi sứ giả vào để nói chuyện. Câu nói đầu tiên với sứ giả ấy là lời yêu cầu cứu nước, là tinh thần và niềm tin vào sự chiến thắng. Đợi ba năm để đến ngày hôm nay Gióng được cất lên tiếng nói cho tổ quốc. Giọng nói đĩnh đạc, đàng hoàng, mạnh mẽ cứng cỏi lạ thường. Gióng nói với sứ giả báo với nhà vua chuẩn bị vũ khí, công cụ để mình ra trận đánh giặc. câu nói ấy cho thấy tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm luôn luôn hiện diện thường trực trong tâm tưởng mỗi con người từ khi bé thơ. Tinh thần yêu nước chiến đấu vì đất nước sẽ không cứ người già hay trẻ, chỉ cần có lòng yêu nước là sẽ có thể chiến đấu giành lại hòa bình cho dân tộc.

      Sau khi gặp sứ giả, hẹn ngày ra trận đánh giặc, Gióng ăn rất khỏe. Ăn bao nhiêu cũng không đủ. Dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng lớn. Và đương nhiên Gióng lớn nhanh như thổi. Đến ngày nhà vua đem ngựa sắt và những thứ mà Gióng yêu cầu tới là lúc Gióng vươn vai chuẩn bị ra trận.

      Cái vươn vai kỳ diệu ấy đã biến Gióng thành một con người khác. Cái vươn vai ấy làm cho Gióng lớn bổng gấp ngàn lần. Qua chi tiết đó ta có thể thấy được sức sống mãnh liệt của người anh hùng, hình ảnh đại diện cho nhân dân. Mỗi khi gặp khó khăn không bao giờ gục ngã mà luôn luôn cố gắng vươn lên để chiến thắng. Cái sức mạnh vô biên ấy được nuôi lớn bởi những thứ bình thường giản dị trong cuộc sống hằng  ngày. Đó là cơm gạo của nhân dân, đó là tình yêu thương của nhân dân đối với Gióng, đối với người anh hùng Việt Nam. Ngoài ra, đó còn là sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc vô cùng to lớn. Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi và mọi người trong làng góp gạo nuôi Gióng đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc giữa quân và dân ta trong những ngày chiến đấu gian khổ.

      Người anh hùng Gióng sau khi đã nhận được tư trang từ nhà vua, sau khi đã nhận được sức mạnh từ nhân dân bằng tình yêu thương mộc mạc chân thành mà lên đường đi đánh giặc. Gióng ra đi trong khí thế hào hùng mạnh mẽ xông pha trận địa đánh ta quân giặc. Gióng cùng nhân dân không chỉ đợi giặc đến mà đánh, chàng còn cùng nhân dân tìm giặc mà đánh, khiến chúng thất bại thảm hại.

      Trên đường đi đánh giặc, không đơn thuần là sử dụng vũ khí của vua ban, Thánh Gióng còn dùng cả những vũ khí sẵn có trên đường như cây tre, ngọn tầm vông. Trên đất nước này, đất nước mà tình thần yêu nước luôn hừng hực trong trái tim của mỗi con người thì tinh yêu nước ấy gắn liền với mọi vật trên mảnh đất quê hương. Không cứ là đao gươm hay vũ khí nào lợi hại, những cây cối ven đường cũng là thứ vũ khí mạnh mẽ của người anh hừng trong chiến tranh. Dù những cây cối ấy là nhỏ bé, tầm thường nhưng vẫn luôn mang một sức mạnh to lớn để đánh bại quân thù.

      Trận đánh hiện lên qua lời kể của tác giả dân gian một cách nhanh gọn nhưng mạnh mẽ và cuốn hút làm nổi bật lên được hình tượng người anh hùng cứu nước của dân tộc ta.

      Trận đánh kết thúc, quân giặc tan tác trong thất bại, Gióng bay về trời. Một nhân vật ra đời trong phi thường, lớn lên một cách kỳ lạ, chiến đấu mạnh mẽ cho đến lúc ra đi cũng là một sự ra đi phi thường. Gióng tắm rửa cởi bỏ áo giáp sắt và bay về trời trên đỉnh Sóc Sơn. Giặc đã tan, đã đến lúc Gióng phải đi. Một sự ra đi nhẹ nhàng không màng danh lợi. Đánh giặc là điều hiển nhiên đối với Gióng cũng như đối với những người anh hùng Việt Nam. Họ xông pha trận mạc, hi sinh  bản thân mình để đem lại bình yên cho tổ quốc và họ không chông mong vào một thứ gọi là danh lợi. Gióng là con của thần, được thân phái xuống đánh giặc giúp dân thì khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì Gióng phải về trời.

      Thánh Gióng bay về cõi vô biên bất tử, nhân dân đã lập đến thờ để tưởng nhớ đến công lao của Gióng, để thể hiện lòng biết ơn, sự yêu mến và trân trọng, luôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng trong tâm trí họ mà biết ơn.

      Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng ấy không chỉ có trong truyền thuyết, đó là những người anh hùng áo vải thực sự ngoài đời thật trong những cuộc kháng chiến khốc liệt. Họ là những con người sinh ra trong bình dị, lớn lên và nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước để một ngày cống hiến cho tổ quốc thân yêu không hối tiếc. Có những chàng trai và những cô gái ấy đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời của mình cho đất nước. Những em nhỏ vẫn ngày ngày trưởng thành trong ngây thơ cùng với lòng yêu nước nồng nàn của mình. Cả một dân tộc với biết bao con người, biết bao thế hệ cùng chung một nhịp đập hướng về tổ quốc đã không tiếc đời minh hi sinh cho tổ quốc để ngày hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình hạnh phúc. Cũng như Gióng, những người anh hùng ấy sẽ mãi bất tử trong lòng mỗi người dân Việt.

      Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật mang đậm màu sắc của những người anh hùng, của nhân dân lạo động bình dị mộc mạc. Một con người sinh ra lớn lên va chiến đấu một cách kỳ lạ nhưng đó lại là ước mơ, là mong muốn của nhân dân ta gửi gắm trong những câu chuyện này.

29 tháng 8 2019

Mik thấy bn nên tham khảo một vài đoặn văn ngắn trên mạng , mik nghĩ việc đó sẽ tốt cho bn đó :))

 Lịch sử một con người là những hoạt động chủ yếu của một cá nhân trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, học thuật,...

- Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

Câu hỏi hay đó

- Lịch sử một con người là những hoạt động chủ yếu của một cá nhân trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, học thuật,...

- Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.



Chúc bạn học tốt

Sự ra đời của Gióng:

- Bà mẹ ướm vào vết chân to, thụ thai, rồi 12 tháng sau đó sinh Gióng ra, từ khi sinh ra Gióng không biết nói cười, đi đứng, đặt đâu nằm đó...-> Chi tiết tưởng tượng hư cấu, kì ảo=> Sự ra đời phi thường.

26 tháng 8 2019

Làm giúp mình với mình đang cần gấp                                  

    Ai nhanh nhất minh k cho 

Từ lớp một đến lớp năm, em được học rất nhiều thầy, cô giáo. Mỗi thầy, cô giáo đều có cách giảng riêng, hấp dẫn học sinh, không ai giống ai. Nhưng có lẽ cô giáo mà để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là cô Tâm - cô giáo dạy em năm lớp 3.

Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Dáng người cô thon thả, cân đối. Mái tóc cô để xoăn ôm lấy khuôn mặt trái xoan. Mái tóc ấy rất hợp với thời trang và phù hợp với lứa tuổi của cô .Đôi mắt cô tròn, đen láy luôn ánh lên vẻ dịu dàng, ấm áp. Miệng cô cười rất tươi. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều như hạt na. Giọng cô nhẹ nhàng, truyền cảm. Lớp chúng em được cô dạy dỗ từng li từng tí. Mỗi khi chúng em có bài khó, cô đều giảng đi giảng lại cho chúng em hiểu bài. Cô muốn cho học sinh phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo sự hấp dẫn. Bạn nào còn đọc sai, cô đọc đi đọc lại để các bạn đọc theo. Chẳng bao giờ cô la mắng chúng em cả. Cô Tâm dạy chúng em bằng tất cả năng lực của mình. Giờ ra chơi, cô không nghỉ ngơi mà còn ngồi lại để rèn các bạn học kém. Khi có tiết phụ, cô cũng không ngơi tay mà ngồi chấm bài cho chúng em. Tuy thương yêu chúng em là thế nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô rất ghét tính lười biếng và ham chơi của học sinh. Đối với những bạn như vậy,cô cũng nghiêm khắc phê bình và kèm cặp các bạn. Bởi vậy, lớp em ai cũng cố gắng học tốt để cô vui lòng. Kết thúc mỗi buổi học, cô luôn dặn dò chúng em kỹ càng,chu đáo cách chuẩn bị bài ngày hôm sau. Nhìn cô, chúng em càng yêu mến và quý trọng cô. Cô đúng là người mẹ thứ hai của em.

Bây giờ,em đã lên lớp năm. Tuy không được cô dạy dỗ nữa nhưng những cử chỉ, ánh mắt của cô làm em ghi nhớ mãi. Em thầm hứa: Em sẽ mãi là học sinh ngoan của cô.

23 tháng 8 2019

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

Cảm nhận của em về đoạn thơ:                                                               ...Khao khát trăm năm mãi đợi chờ                                                                   Hôm nay vui đến ngỡ trong mơ                                                                  Một trời êm ả xanh không tưởng                                                                 Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ                                      ...
Đọc tiếp

Cảm nhận của em về đoạn thơ:
                                                               ...Khao khát trăm năm mãi đợi chờ 

                                                                  Hôm nay vui đến ngỡ trong mơ 

                                                                 Một trời êm ả xanh không tưởng

                                                                 Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ

 

                                                                 Đây cuộc hổi sinh buổi hóa thân

                                                                 Mà đống thế kỷ chuyển sang xuân

                                                                 Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu

                                                                  Người vươn lên như một thiên thần

                                                                                                                         (Việt Nam máu và hoa-Tố Hữu)

Mng ơi, giúp mk với ạ, mk đang cần gấp, ai nhanh mk tick cho nhé
*Lưu ý: k chép mạng ạ 

 

0

Bài làm

Bé Nga là con của chị em, Từ ngày có bé Nga cả nhà em vui hẳn lên. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Nga tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Nga thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bang chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Nga thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.

Bé Nga là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.

# Học tốt #

20 tháng 8 2019

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tuỳ theo sức của mình. Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do của dân tộc. Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại trong em niềm cảm phục sâu sắc.

   Lượm theo bộ đội làm liên lạc hồi đầu kháng chiến (cuối năm 1946). Lúc này, Pháp chưa đánh rộng ra, Quân ta đóng ở đồn Mang Cá, một cứ điểm quan trọng của Huế. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này (1949).

   Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.

   Thể thơ bốn chữ cùng với nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

   Mở đầu bài thơ, tác giả dựng lại khung cảnh buổi gặp gỡ đáng nhớ giữa hai chú cháu:

Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tinh cờ chú, cháu Gặp nhau Hàng Bè.

   Cuộc gặp gỡ đáng nhớ bởi nó diễn ra trong thời gian, không gian đặc biệt: Ngày Huế đổ máu. Huế đổ máu, Huế chiến đấu ác liệt để ngăn chặn bàn chân xâm lược của giặc Pháp vì chúng muốn chiếm lại nước ta. Ngày ấy là ngày mọi người không thể nào quên. Hoàn cảnh điển hình đó càng tô đậm thêm tính cách của nhân vật Lượm.

   Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình cũng chỉ xinh xinh. Chiếc mũ ca lô đội lệchbộc lộ vẻ tinh nghịch và hiếu động.

   Lượm được nhà thơ miêu tả với tấm lòng yêu mến chân thành:

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng...

   Dáng Lượm loắt choắt, đã nhỏ lại gầy nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch. Chân thì thoăn thoắt, rất nhanh và rất nhẹ. Đầu nghênh nghênh, lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia. Nhịp thơ nhanh gợi lên hình ảnh chú bé vui tươi, nhí nhảnh, yêu đời.

   Đặc điểm bên ngoài phần nào đã thể hiện tính cách bên trong của Lượm. Ca lô không chịu đội thẳng mà đội lệch. Miệng luôn huýt sáo vang. Lượm chẳng khác nào như con chim chích bé nhỏ nhảy trên đường vàng.

   Lượm hồn nhiên kể chuyện:

   - Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

   Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng, vui ngoài nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào.

   Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:

Cháu cười híp mí Má đỏ bồ quân

   Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cũng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến, cùng chung lí tưởng cách mạng.

   Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh,... )góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

   Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả.

   Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên:

Ra thế Lượm ơi!...

   Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Âm điệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng.

   Tác giả hình dung ra tình huống hi sinh của Lượm thật cụ thể. Cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái và đầy quyết tâm, không nề nguy hiểm:

Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mật trận Đạn bay vèo vèo Thư đề "Thượng khẩn" Sợ chi hiểm nghèo?

   Chiến trường đầy khói lửa nhưng Lượm vẫn xông pha làm nhiệm vụ. Bỗng loè chớp đỏ, Thôi rồi, Lượm ơi! Kể lại, hình dung lại sự việc mà tưởng chừng như tác giả đang tận mắt chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kiềm chế được, tự đáy lòng bật thốt lên tiếng kêu đau đớn. Câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào đầy xót thương và cảm phục của tác giả, của chúng ta trước cái chết bấtngờ của người chiến sĩ nhỏ. Chú bé đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, tươi trẻ đầy hứa hẹn. Nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót mà ông cảm nhận rằng sự hi sinh của Lượm rất đỗi thiêng liêng, cao cả. Chú như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ trên cánh đồng quê hương và hoá thân vào đất mẹ:

Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng...

   Bao quanh Lượm là sự sống mơn mởn đang lên. Hương lúa thơm như mùi sữa mẹ. Sự hi sinh của Lượm vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Câu thơ: Hồn bay giữa đồng khẳng định tinh thần bất tử của Lượm. Lượm đã chết cho quê hương xứ sở.

   Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả nỗi đau đớn xót xa và niềm bâng khuâng, nhớ tiếc khôn nguôi của tác giả.

   Hai khổ thơ cuối lặp lại như một điệp khúc khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của Lượm trong tâm hồn mọi người:

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng...

   Lượm là bài thơ hay trong số những bài viết về tuổi nhỏ Việt Nam hồn nhiên, dũng cảm. Em thấy Lượm rất xứng đáng với những gương sáng của thanh thiếu niên thế hệ trước như Lí Tự Trọng, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính, xứng đáng là đàn anh của những anh hùng dũng sĩ thiếu niên như Nguyễn Bá Ngọc, Kpa Klơng, Nguyễn Văn Hoà... thời đánh Mĩ.

Trong các truyện cổ tích Đông Tây thường có những người, và bên ngoài xấu xí đến ghê tởm, nhưng chính đó lại là trai tài, gái sắc. Có lẽ là tác giả hư cấu ra như vậy để thử thách người chỉ biết nhìn cái vỏ ngoài mà không chú ý đến thực chất bên trong chăng?

Sọ Dừa là một nhân vật như vậy. Sinh ra dị dạng nhưng thực ra là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, có tài nghệ, lao động lại giỏi giang: Chuyện đó không ai biết cả, từ mẹ chàng cho đến phú ông thuê chàng ở chăn bò. Phú ông có ba người con gái thì hai cô chị cũng không biết, chỉ cô em út biết mà thôi. Vì thế mà hai cô chị đối với chàng tỏ ra khinh thường, còn cô em út thì đem lòng yêu mến, bằng lòng lấy Sọ Dừa khi Sọ Dừa cầu hôn. Phú ông tưởng cứ thách cưới cho to là mẹ con Sọ Dừa, nhà nghèo lấy đâu ra mà sửa sang đô sính lễ! Chẳng ngờ, Sọ Dừa đưa đầy đủ những gì phú ông thách cưới. Lúc này Sọ Dừa mới biến thành một chàng trai tuấn tú. Rồi chàng dùi mài kinh sử, gặp khoa thi, đỗ Trạng nguyên, được bổ làm quan.

Bấy giờ hai cô chị vốn ác nghiệt, chua ngoa với Sọ Dừa rắp tâm hại em để cướp chồng em, thay em làm bà Trạng! Nhân khi quan Trạng đi sứ, ở nhà hai cô chị lập mưu xô em xuống sông, giữa dòng nước xoáy. Nhưng trời không để nàng chết. Nàng trôi dạt vào một đảo hoang. Đến khi thuyền quan Trạng đi sứ trở về qua thì hai vợ chồng lại gặp nhau. Tất nhiên, hai cô chị xấu hổ, bỏ trốn đi biệt xứ.

Truyện có nhiều tình tiết hoang đường như Sọ Dừa lúc sinh ra chỉ là một cục thịt, không có tay chân, nhưng biết nói, biết chăn bò, vv... Hoặc như quan trạng biết trước vợ sẽ gặp tai nạn nên lúc ra đi, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà. Nhờ có những thứ ấy mà cá kình nuốt vào bụng, nàng không chết, lại lấy dao mổ bụng cá chui ra, vv... Nhưng ý nghĩa truyện thì rõ ràng: "Người chăm chỉ lao động sẽ được đền bù; người hiền hậu sẽ được hưởng hạnh phúc. Chỉ có kẻ ác độc mới phải chịu số phận hẩm hiu".

17 tháng 8 2019

Trong các truyện cổ tích Đông Tây thường có những người, và bên ngoài xấu xí đến ghê tởm, nhưng chính đó lại là trai tài, gái sắc. Có lẽ là tác giả hư cấu ra như vậy để thử thách người chỉ biết nhìn cái vỏ ngoài mà không chú ý đến thực chất bên trong chăng?

Sọ Dừa là một nhân vật như vậy. Sinh ra dị dạng nhưng thực ra là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, có tài nghệ, lao động lại giỏi giang: Chuyện đó không ai biết cả, từ mẹ chàng cho đến phú ông thuê chàng ở chăn bò. Phú ông có ba người con gái thì hai cô chị cũng không biết, chỉ cô em út biết mà thôi. Vì thế mà hai cô chị đối với chàng tỏ ra khinh thường, còn cô em út thì đem lòng yêu mến, bằng lòng lấy Sọ Dừa khi Sọ Dừa cầu hôn. Phú ông tưởng cứ thách cưới cho to là mẹ con Sọ Dừa, nhà nghèo lấy đâu ra mà sửa sang đô sính lễ! Chẳng ngờ, Sọ Dừa đưa đầy đủ những gì phú ông thách cưới. Lúc này Sọ Dừa mới biến thành một chàng trai tuấn tú. Rồi chàng dùi mài kinh sử, gặp khoa thi, đỗ Trạng nguyên, được bổ làm quan.

Bấy giờ hai cô chị vốn ác nghiệt, chua ngoa với Sọ Dừa rắp tâm hại em để cướp chồng em, thay em làm bà Trạng! Nhân khi quan Trạng đi sứ, ở nhà hai cô chị lập mưu xô em xuống sông, giữa dòng nước xoáy. Nhưng trời không để nàng chết. Nàng trôi dạt vào một đảo hoang. Đến khi thuyền quan Trạng đi sứ trở về qua thì hai vợ chồng lại gặp nhau. Tất nhiên, hai cô chị xấu hổ, bỏ trốn đi biệt xứ.

Truyện có nhiều tình tiết hoang đường như Sọ Dừa lúc sinh ra chỉ là một cục thịt, không có tay chân, nhưng biết nói, biết chăn bò, vv... Hoặc như quan trạng biết trước vợ sẽ gặp tai nạn nên lúc ra đi, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà. Nhờ có những thứ ấy mà cá kình nuốt vào bụng, nàng không chết, lại lấy dao mổ bụng cá chui ra, vv... Nhưng ý nghĩa truyện thì rõ ràng: "Người chăm chỉ lao động sẽ được đền bù; người hiền hậu sẽ được hưởng hạnh phúc. Chỉ có kẻ ác độc mới phải chịu số phận hẩm hiu".