K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2020

Không biết 

Em tưởng chỉ có Toán, Ngữ Văn với Tiếng Anh

26 tháng 9 2020

Quy ước gen:

-Gen A quy định tính trạng lông xám.

-Gen a quy định tính trạng lông đen.

Kiểu gen của P: 

-Chuột lông đen có kiểu gen AA

-Chuột lông xám có kiểu gen aa

Sơ đồ gen:

Ptc           Lông xám   x  Lông đen

GP                 A                   a

F1                   Aa (100% chuột lông xám)

Kết quả F1: 

- Kiểu gen : Aa

- Kiểu hình : Lông xám

25 tháng 9 2020

Con mệt lắm. Con mệt mõi lắm mẹ à Con ghét cái cảnh đơn phương bây giờ Xung quanh toàn người lạ Cuộc sống sinh viên thật khổ cực Tất cả mọi thứ phải tự lo Sống xa nhà phải tự chăm sóc bản thân Những điều này rất khó Đối với con ngay từ nhỏ Đã được ba mẹ nuông chiều Luôn dạy bảo dặn dò mọi thứ Nhưng chưa bao giờ mà con hiểu Cứ rong chơi, mãi vui đùa, Cứ bảo con cứng đầu thôi Không biết vào đó rồi ở một mình Không có mẹ sao lo nỗi Con vẫn nhớ mãi câu đó Đúng là không hề dễ Cầm điện thoại ở trên tay Không đủ can đảm để gọi về Con sợ phải bật khóc Khi nghe giọng mẹ ở bên kia Và con sợ ai đó mất ngủ Vì lo cho con vào đêm khuya Con sợ con không chịu nỗi Cảm giác xa nhà ngay bây giờ Và con sợ tim con thắt lại Trong lòng tràn ngập những nỗi nhớ Con sợ nhưng vẫn cố cười Phải mạnh mẽ như mẹ nói Không được khóc phải cố học hành Mai sau cuộc sống sẽ thay đổi.  Chưa bao giờ con tự nói con yêu mẹ rất nhiều Vì người bên con, từng giấc ngũ cũng chỉ là mẹ Ngày mai, khôn lớn Sẽ hiểu ra rằng Bên con, khi vấp ngã cũng chỉ là mẹ. Chưa bao giờ con nói với mẹ: “ Con nhớ nhà lắm “ Giấu tình cảm ở trong lòng Và chỉ biết lặng câm Con biết ở nhà cực khổ, Gửi tiền lên con ăn học Và nhiều lúc đi theo cuộc chơi, Đánh mất bản thân trong phút chốc Rồi chợt nghĩ lại Con gái bất hiếu quá mẹ ơi Câu xin lỗi muốn nói ngàn lần Nhưng k thể thốt nên lời Chưa bao giờ con rơi nước mắt Vì gia đình một lần nào Chỉ là con không thể hiện bên ngoài Chứ không vô tâm như mẹ bảo Con nhớ biển xanh Nơi mà con từng lớn lên Dù có đi xa quê hương cách mấy Cũng luôn phải nhớ đến Những lúc vui hay lúc buồn Đểu thả tâm hồn ra biển cả Nơi yên bình, nơi giải toả Hết những tâm sự của lòng ta Con nhớ những gì đẹp nhất ở trong kí ức còn đọng lại Và tất nhiên cùng những nỗi đau Vết xẹo hằn đó chưa hề phai Con xin lỗi Con bất hiếu Cứ mãi làm 2 người buồn thôi Nhưng mà đừng lo con hứa Con sẽ thay đổi. Con hứa sẽ thay đổi Không làm cho mẹ phải buồn đâu Con hứa sẽ học thật giỏi Và trả hiếu cho mẹ về sau Con hứa sẽ từ bỏ hết Những thứ vui tiêu khiển trước giờ Và con hứa con sẽ trưởng thành hơn Bỏ qua tất cã những nổi sợ Con chỉ cần mọi người mạnh khoẽ Không cần lo lắng cho con nhiều Mười tám tuổi rồi đã đủ trưởng thành Và sự đời cũng thấu hiểu Sống xa nhà rất khó khăn Nhưng con sẽ cố gắng hết sức Không muốn thấy thấy nữa đâu Đấng sinh thành phải khổ cực Con biết là có nói ra .. Mẹ cũng không bao giờ nghe được Cứ sống mạnh khoẽ mỗi ngày đi Đó là điều mà con ước Có nhiều chuyện còn chưa nói ra Con vẫn giấu kín ở trong lòng Con chỉ mong khi nói ra được Mọi người không bật khóc Chưa phải lúc này Để con can đảm nói ra được sự thật Cái giá phải trả là quá đắt Cho những thứ mình sẽ mất Nhưng mà thôi Đó là chuyện của ngày mai Còn hôm nay con vẫn phải ráng Tất cả vì tương lai.

25 tháng 9 2020

viết thư gửi mẹ ở trên trời:

Hà Nội, ngày...tháng....năm.....

"Chắc ở nơi nào đó, mẹ cũng vui vì nhìn thấy con hạnh phúc và trưởng thành hơn. Cũng lâu lắm rồi, con không lên thắp hương cho mẹ, con thật có lỗi. Sống ở đây, con được ba lo cho rất đầy đủ, nhưng đôi khi con lại muốn cảm giác được mẹ chăm sóc khi còn nhỏ hơn, ước gì có thể quay ngược lại thời gian để con ngập tràn trong phút giây đó.

Con vẫn chưa nói 'Con yêu mẹ' được và đây là điều hối tiếc nhất trong cuộc đời con. Nhưng con biết mẹ sẽ hiểu được tấm lòng của con vì con ít khi thể hiện sự yêu thương bằng lời nói mà chỉ thể hiện bằng những thành quả mà con đạt được.

Mọi chuyện đều do định mệnh nên mẹ đừng buồn, cả nhà luôn yêu thương mẹ. Nếu có kiếp sau con muốn làm con của mẹ một lần nữa.

Yêu mẹ! Chúc mẹ luôn hạnh phúc ở phương xa".

27 tháng 9 2020

Giờ đây tuy tôi đã là học sinh lớp tám rồi nhưng mồi khi nghe thấy tiếng trống “tùng... tùng... tùng... rất rõ năm đó là năm hai ngàn không trăm lẻ bảy. Vào hôm trước khi ngày khai trường diễn ra, tôi lấy làm hồi hộp và trong đầu cứ suy nghĩ về nhiều thứ liên quan đến trường lớp nào là “mình sẽ vào học ngôi trường như thế nào đây?”, “bạn bè có tốt không?”, “thầy cô có dữ không?”. Và những ngày này, ba mẹ tôi rất bận rộn. Không phải bận rộn vì công việc mà vì lo cho ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ba thì đi mua giấy bao vở, dán nhãn, tập vở. Mẹ thì đi mua sách giáo khoa. Khi bao tập, tôi cứ nói thầm trong lòng không được làm dơ bất cứ cuốn tập nào nhưng suy nghĩ đó không được thực hiện tốt. Tôi đã làm rách bia giấy bao tập. Tôi liền òa khóc lên nhưng nhờ mẹ tôi dỗ dành, an ủi nên tôi mới thôi không khóc nữa. Ba thì chỉ cho tôi bao vở làm sao cho đúng cách và cẩn thận, dán nhãn ra sao cho đẹp và dính chặt. Chị hai thi viết tên của tôi lên các giấy nhãn đó. Ôi! Những con chữ như rồng bay phượng múa thật tuyệt đẹp.

22 tháng 9 2020

MK CẦ GÁP GIÚP MK NHA

22 tháng 9 2020

Từ lâu cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chính trong đời sống của người Việt. Để có được cây lúa, những người nông dân đã vất vả lao động từng ngày: từ gieo mạ, cấy mạ rồi chăm sóc, vun xới cho cây.  Khi lúa chín trĩu bông, người ta gặt về, đem tuốt lúa. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.​Cây lúa Việt Nam, phổ biến nhất chính là loài lúa nước, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cách đây khoảng 10000 năm nó đã được con người nơi đây thuần chủng và đem vào canh tác, trở thành nguồn lương thực chính cho nhiều quốc gia trên thế giới. Như vậy có thể nói Việt Nam chính là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, đưa khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm nông nghiệp đầu tiên của thế giới loài người với sự phát triển mạnh mẽ của cây lúa tạo ra nguồn lương thực dồi dào. Về ý nghĩa của cây lúa, chủ yếu là xuất phát từ sự gắn bó lâu đời của nó với đời sống nhân dân, trở thành biểu tượng của nông thôn Việt Nam, nhắc đến cây lúa nước người ta thường liên tưởng đến hình ảnh người nông dân với những đức tính tốt đẹp cần cù, chịu khó trong lao động, không quản ngại mưa gió, đồng thời nó cũng đại diện cho sự ấm no, cơm gạo đủ đầy.Khắp các làng quê Việt nam, đi đâu ta cũng thấy cánh đồng thẳng cánh với những cây lúa xanh rì trĩu bông. Người nông dân thường trồng lúa thẳng hàng, thành từng cụm để thuận tiện chăm sóc, tưới tiêu vừa tạo vẻ đẹp bình dị, nên thơ cho cánh đồng lúa và khi những làn gió khẽ lướt qua làm những cây lúa rung rinh, chuyển động, xô nhau theo làn gió tạo nên những làn sóng nhỏ đuổi nhau. Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.Khung cảnh ấy đẹp bình dị và thơ mộng biết bao, nó khiến tâm hồn ta trở nên trong trẻo và thuần khiết hơn.Cây lúa đã mãi ăn sâu vào tiềm thức và cuộc sống con người Việt Nam với những giá trị to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần một cách sâu sắc. Giờ đây mỗi khi về thăm quê, tôi vẫn thường chú ý đến những cánh đồng lúa bát ngát, gió đưa thoang thoảng hương lúa, dù là 10 năm trước đây hay 10 năm sau nữa, có lẽ cái tôi ấn tượng và nhớ nhiều về quê hương nhất vẫn hình ảnh cây lúa, hình ảnh những người nông dân cặm cụi mùa gieo mạ, mùa gặt lúa, hình ảnh những con đường chất đầy rơm rạ, thóc lúa vương vãi. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. 

22 tháng 9 2020

Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che", sau khi tự nguyện bán mình để cứu cha, tôi rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà mụ chủ lầu xanh. Do chưa ép được tôi tiếp khách làng chơi, Tú Bà đưa tôi ra ở lầu Ngưng Bích để xoa dịu và thực hiện âm mưu mới..

      Lầu Ngưng Bích thật thơ mộng, nhưng lại hoang vắng đến rợn người.Ngồi trên lầu cao, tôi nhìn phía trước chỉ thấy núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé. Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người tôi càng thấy cô đơn, trơ trọi. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến tôi càng thấy "bẽ bàng" chán ngắt, buồn tủi.. Tôi đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Tôi chẳng biết tâm sự cùng ai. Sớm và khuya, ngày và đêm chỉ mình tôi thui thủi nơi đất khách quê người, chỉ còn biết làm bạn với thiên nhiên.

      Tôi nhớ tới Kim Trọng, nhớ tới quãng thời gian hạnh phúc bên nhau, nhớ đến những lời thề nguyền dưới ánh trăng vằng vặc. Tôi dường như đắm chìm trong tâm trạng nhớ nhung. Tôi thương Kim Trọng đang mong chờ mình vô vọng, không biết tôi đã lỗi hẹn xưa.Nhưng thương chàng rồi lại thương mình. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, càng hiểu rằng tấm son mà tôi dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của tôi đến khi nào mới rửa cho được. Tôi đau đớn xót xa.ân hận, tủi hổ.

      Rồi tôi nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nỗi xót thương da diết và day dứt trong tôi khôn nguôi vì không thể quạt nồng, ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Nơi quê nhà giờ chắc tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà tôi thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây khoảng cách không gian giữa tôi và cha mẹ diệu vợi.Buồn biết bao khi phải dấn thân vào nơi vô định. Buồn biết bao khi phải mãi mãi xa cách người yêu. Buồn biết bao khi có cha, mẹ mà không được phụng dưỡng sớm hôm. Một nỗi buồn mênh mông như đè nặng, bao quanh lấy tôi. Nhìn đâu tôi cũng thấy buồn, cảnh vật dù có đổi thay nhưng nỗi buồn của tôi thì như cố định. Tôi cảm nhận được những gì sẽ đến với mình như một định mệnh không sao thoát ra được.

      Tôi nhớ thương cha mẹ, quê hương mong ước có ngày đoàn tụ và trông ra cửa bể lúc chiều hôm.Không gian mênh mông và thời gian buồn bã. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh càng làm tôi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng tôi nỗi buồn về thân phận trôi nổi của tôi không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao.Tôi đau đớn cho thân phận của mình và đưa mắt nhìn bãi cỏ trước lầu.Cả nội cỏ trải ra mênh mông một màu vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn bã. Màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây không phải màu xanh của sự sống của hy vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biết bao giờ mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa héo của tôi. Và tôi nghe con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió. m thanh của tiếng sóng "ầm ầm" dữ dội va vào vách đá như đang ở dưới ngay dưới "ghế ngồi" của tôi. Tôi lo sợ, kinh hãi trước sóng gió, bão táp của cuộc đời này sắp đổ xuống đầu mình. 


 

13 tháng 10 2022

banhqua

20 tháng 9 2020

Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng lại không tìm được việc làm.

Còn thiếu việc làm, đó là tình trạng mà người lao động không thể tìm được điểm chung giữa cơ hội việc làm và trình độ học vấn, năng lực của mình. Người thiếu việc làm vẫn có thể đang trong giai đoạn làm việc nhưng chỉ là làm chưa đủ việc, chưa đủ số giờ. Thế nhưng, họ vẫn có khả năng kiếm ra thu nhập dù ít hay là nhiều.