giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất 1, Lập dàn bài 2, viết bài Mik cần gấp giúp mik nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đây.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng. Từ xưa đến nay ông cha ta đã luôn dùng câu ca dao này để dạy bảo con cháu sống phải có lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Dù đã trải qua nhiều thế hệ nhưng đây vẫn là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.
Bằng những kinh nghiệm trong vốn sống của mình, người xưa đã nhắn nhủ với con cháu rất nhiều điều thông qua những câu ca dao. Cho đến nay, những câu ca dao ấy vẫn tiếp tục được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong số những câu ca dao ấy, có một câu ca dao mà hẳn nhiều người đã thuộc nằm lòng rằng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Đọc câu ca dao lên, chúng ta bắt gặp ngay một hình ảnh đẹp đó là “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Trong xã hội xưa kia, nhiễu điều là một loại vải có màu đỏ và có nhiều giá trị. Ai có tấm vải này thì thường là những người phú quý và sang trọng. Lấy tấm vải quý ấy phủ lên bài vị của tổ tiên là để chỉ sự bao bọc cho “giá gương” trước những bụi bặm của trần gian. Hình ảnh này khiến người đọc liên tưởng đến sự đùm bọc giữa con người với con người, là sự yêu thương lẫn nhau mà đời đời, kiếp kiếp con người cần phải lưu giữ.
Trở lại thời khởi thuỷ của chúng ta, hẳn mọi người còn nhớ đến truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ với cái bọc trăm trứng. Vốn dĩ người Việt Nam đều là con rồng, cháu tiên. Chính vì vậy mà sau này người ở rừng, người ở biển thì cũng vẫn là anh em một nhà, cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Nhiều người cho rằng đó chỉ là truyền thuyết và không có thật. Nhưng thông qua truyền thuyết ấy, chúng ta thấy được rằng người xưa đã gửi gắm mong ước về một sợi dây vô hình gắn kết giữa con người với con người. Người xưa đã mong ước như vậy và chúng ta, thế hệ con cháu sau này đã và đang thực hiện lời nhắn nhủ ấy.
Không biết ở nơi bạn sống thế nào nhưng ở nơi tôi sinh ra và lớn lên, mọi người sống với nhau gần gũi như anh em một nhà. Khi nhà người này gặp chuyện khó khăn, người khác sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Mới đây thôi, ông Tý ở gần nhà tôi mất đi người con trai. Vợ ông đã mất từ lâu do chết cháy, con gái ông thì bị tâm thần đang ở trong trại. Giờ đây ông chỉ còn có một mình. Tuổi đã cao, sức đã yếu, ông chẳng còn biết trông cậy vào ai ngoài những người hàng xóm của ông. Nhờ bà con hàng xóm xung quanh, rồi những người không thân thích nhưng hay tin ông gặp khó khăn đề sẵn lòng giúp sức. Chính mẹ tôi mỗi ngày đã nấu cơm và mang sang cho ông. Gia đình tôi tuy không có họ hàng với ông nhưng vì tấm lòng của mẹ tôi, ông đã gọi mẹ tôi là con và xưng bố.
Ở trường tôi mỗi năm đều có rất nhiều cuộc vận động ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lũ. Qua ti vi, báo đài, tôi nhận thấy rằng trên đất nước ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh quá. Tôi sinh ra trong một gia đình tương đối đủ đầy. Tôi được đến trường mỗi ngày, tôi có cơm ăn, có áo mặc. Nhưng nhiều bạn nhỏ cũng như tôi lại không được đến trường và dường như chẳng có bữa cơm nào được no bụng. Tôi và các bạn thường gom quần áo không mặc đến hay sách vở đã dùng xong để gửi cho các em nhỏ ở vùng núi cao, những hoàn cảnh còn thiếu thốn. Với chúng tôi đó chỉ là những món đồ nhỏ nhưng với những người cần, tôi tin rằng nó thật sự có giá trị.
Bản thân tôi cũng luôn nên cao tinh thần giúp đỡ người khác từ những việc nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như khi gặp một cụ già đang muốn qua đường, tôi sẽ giúp cụ đi sang đường. Có lần gặp một em nhỏ đang đứng khóc vì lạc mẹ ở trong trung tâm thương mại, tôi đã dắt em đến gặp các chú bảo vệ và nhờ các chú loa báo giúp. Ngay sao đó, mẹ của em đã đến đón em. Cô cảm ơn tôi nhưng tôi thấy đó là việc làm mà bất cứ ai ở trong hoàn cảnh như tôi cũng sẽ làm.
Có thể nói, lời khuyên mà người xưa gửi gắm thông qua câu ca cao là hoàn toàn đúng đắn. Việc giúp đỡ người khác không chỉ có ý nghĩa với người được giúp đỡ mà bản thân người giúp đỡ cũng sẽ thấy vui và hạnh phúc ở trong lòng.
Bác Hồ sống rất giản dị. Bác Hồ- vị cha già của dân tộc Việt Nam, những công lao to lớn của minh Bác đã đưa con thuyền độc lập dân tộc cập bến bờ. Bác Hồ chính là một tấm gương mà chúng ta noi theo, không chỉ vì sự hy sinh của Bác mà còn học tập lối sống giản dị của Người. Được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác, thấy được bác là giản dị trong việc ăn, mặc, ở. Bác mặc bộ ka-ki đã bạc màu, đôi dép cao su mà " Bác đi từ thuở chiến khu Bác về". Bữa cơm đạm bạc " cháo bẹ, rau măng", và nơi ở của Bác cũng rất đơn sơ, mộc mạc. Không chỉ vậy, mà Bác còn giản dị trong tác phong, trong lối viết lách, nói chuyện. Tạo nên sự gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Điều đó cũng là điều mà khiến Bác được mọi người yêu quý và kính trọng.
Sách là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Chính vì vậy, một danh nhân đã khẳng định rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Sách đã có từ rất xa xưa, và tồn tại dưới nhiều hình dáng, chữ viết khác nhau. Mỗi dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng, một chữ viết riêng. Mỗi thời gian sách lại được viết trên từng chất liệu khác như khắc trên đá, viết trên vỏ cây, thanh tre, giấy. Dù vậy, chúng đều có một điểm chung là chứa đựng nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại qua bao năm tháng lịch sử.
Bất kì điều gì mà loài người tìm ra, khám phá ra, sáng tạo ra đều được viết lại ở trên sách. Đọc sách, ta sẽ được hiểu biết về vô vàn những điều lí thú của thế giới này. Từ khoa học tự nhiên, đến sản xuất, đến lịch sử… Tất cả đều có ở trong sách. Sách là phương tiện để những người cách xa nhau về cả thời gian và địa lí có thể trao đổi với nhau về những suy nghĩ, cảm xúc, những thành tự của tri thức mà họ góp nhặt được. Không chỉ giúp ta mở mang trí tuệ, nâng cao sự hiểu biết, sách còn khởi phát cho ta những khát vọng khám và chinh phục những điều kì thú xung quanh mình. Biết bao tò mò, nghi hoặc từ những trang sách cũng chính là bắt đầu của những hành trình về sau. Chính vì vậy, người ta luôn ví sách như một ngọn nến, tỏa ánh sáng xua đi những vùng tối của sự thiếu hiểu biết, để nhường chỗ cho những ước mơ, thành tựu.
Với bao giá trị vô thành như thế, nên sách từ xưa đến nay vẫn luôn được yêu quý, giữ gìn. Tuy nhiên, dù giá trị đến đâu, sách cũng chỉ là một kho tàng tri thức. Nghĩa là ta phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kho tàng ấy bằng chính bản thân mình. Chứ không phải đứng yên để chờ tri thức tự tìm đến. Vậy nên, phương pháp đọc sách hợp lí là vô cùng quan trọng. Không chỉ thế, ta còn nhận ra rằng, kiến thức không chỉ nằm trong sách. Lý thuyết thì không bao giờ là tất cả, thế giới xanh tươi ngoài kia vẫn xoay chuyển mỗi thì giờ. Ta cần kết hợp giữa đọc sách và khám phá thế giới xung quanh để xây dựng cho mình cả một bầu trời kiến thức riêng của bản thân.
Chắc chắn, khi nào trí tuệ còn đóng vai trò cốt lõi không thể thiếu, thì sách vẫn sẽ còn là ngọn đèn sách cho đến tận lúc ấy. Sức mạnh soi sáng ấy sẽ mãi mãi trường tồn trong sự phát triển của nhân loại.
Tham khảo :
M.Gorki từng nói: “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến gần hơn với con người”. Điều kì diệu gì đã khiến cho những trang sách có một năng lực, sức mạnh kì diệu đến vậy. Phải chăng là bởi “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”?
Sách là một báu vật có từ ngàn đời trước, là nơi đúc kết những tinh hoa của người xưa để lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là những kinh nghiệm, những trí thức, là những sản phẩm thuộc về đời sống tinh thần của con người, giúp con người phát triển mà không quên đi nguồn cội của chính mình. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, luôn cháy sáng mạnh mẽ, tỏa ra một nguồn sức mạnh vĩ đại. Ví “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, tác giả ngầm khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của sách, đặc biệt trong việc cung cấp tri thức cho con người.
Sách có từ lâu đời trước, xưa kia sách là những thẻ tre, những hang động mái đá hay lớp da dê mà người cổ đại khắc chữ lên đấy. Cứ như vậy cùng với sự phát triển văn minh của thời đại, con người đã phát minh ra các loại giấy viết đóng thành quyển trong đó chứa những nội dung giá trị mà như ngày nay ta gọi là sách. Tại sao lại nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách là nơi kết tinh tinh hoa của ngàn thế hệ lưu trữ lại, qua sách ta có thể trở về với quá khứ, có thể hiểu những gì ở hiện tại, ở những thế giới rộng lớn mênh mông hơn. Sách cung cấp cho ta một nguồn hiểu biết phong phú, rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, góp phần làm đầu óc ta giàu có, phong phú và khôn ngoan hơn. Những bài học trong sách là những giá trị tư tưởng đã được kết tinh gửi gắm, chứa đựng những giá trị nhân sinh nhờ vậy giúp ta sống người hơn.
Ta có thể ngồi xó nhà mà vẫn tìm hiểu được thế giới, có thể hiểu được văn hóa, xã hội lịch sử tinh hoa của loài người cũng là nhờ có sách mà ra. Con người có thể mất đi chứ không bao giờ tồn tại vĩnh hằng cả, nhưng sách được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên không bị mai một, bị thiêu hủy. Nhờ vậy qua càng nhiều thế hệ, những kho báu trong sách càng phong phú thêm, chứ không bị mai một đi. Ở mỗi độ tuổi, khi đã qua những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời ta lại có cách thưởng thức giá trị của sách khác nhau. Người xưa có câu: tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi tuổi đọc sách như ngắm trăng qua cửa sổ. Muốn đọc sách tốt, muốn hấp thu được những tinh hoa của sách để sách đích thực là ngọn đèn sáng bất diệt trong tâm hồn chúng ta thì chúng ta phải biết trau dồi, tìm hiểu nâng cao trình độ và vốn sống cho bản thân để cho mình một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức.
Có thể nói, sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới, nhưng điều quan trọng là ta cần biết chọn sách mà đọc, để tiếp thu được những tinh hoa quý giá từ người xưa mà biến ngọn đèn sáng bất diệt ấy hóa sáng soi đường cho tâm hồn mình. Khi đọc sách cần chọn được loại sách phù hợp với độ tuổi, tâm lý, và sở thích của mình. Đọc sách trước hết cần hiểu, sau đó vận dụng sáng tạo những điều đã học được vào cuộc sống. Đọc sách cần chăm chú, nghiêm túc chứ không phải là cưỡi ngựa xem hoa, chỉ lờ vờ ra vẻ mình là người biết đọc sách thích đọc sách.
Mỗi trang sách chứa đựng những giá trị, tinh hoa của nhân loại ngàn đời tích lũy. Nó chưng cất và lưu giữ không chỉ kiến thức mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người xưa, để tạo nên một nhịp cầu giúp thế hệ nay giao thoa, tiếp nhận và hiểu được đời sống tinh thần thâm thúy của người xưa. Sách là cỗ xe kỳ diệu giúp ta vượt thời gian, không gian tìm đến những vùng đất mới, con người mới, văn hóa mới để thả hồn ta thêm giàu đẹp, hướng ta đến chân thiện mỹ. Đó chính là ánh sáng bất diệt nhất mà sách có khả năng tạo ra. Hãy trân trọng sách và coi nó như người bạn nhỏ thân thiết mà lớn lao của mình.
Dàn ý :
Dàn ý giải thích “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”I. Mở bài:
– Giới thiệu Giải thích sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
II. Thân bài:
* Giải thích câu nói:
- Sách là: Kho tàn kiến thức vô cùng quý giá, là một tài sản chứa đựng những tâm tư tình cảm, chứa đựng sự hiểu biết và sự nghiên cứu về con người, cuộc sống, tâm tư tình cảm, sách còn là một tài sản quý giá của người cha mẹ của nó, bên cạnh đó sách còn là người bạn vô cùng thân thiết,….
- Ngọn đèn sáng: Sách soi đường cho chúng ta đi, cho chúng ta tiếp bước những kiến thức.
* Bình luận: Khẳng định đây là câu nói đúng
- Giúp ta thư giãn, thoải mái
- Giúp ta có những kiến thức, hiểu biết về cuộc sống,
- Giúp ta có kiến thức rộng hơn
- Giúp chúng ta tiếp nhận những giá trị mà cuộc sống không có
- Là kho tàng tri thức: Về thế giới tự nhiên, về đời sống con người, về kinh nghiệm sản xuất
- Là sản phẩm tinh thần: Sản phẩm của nền văn minh nhân loại, kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài, hàng hóa có giá trị đặc biệt
- Là người bạn tâm tình gần gũi: Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời, làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú
- Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
* Luận: Đưa ra ví dụ, mở rộng, liên hệ
- Sách ghi lại hiểu biết của con người
- Nhờ có sách mà tri thức của nhân loại truyền lại cho đời sau.
- Chỉ có những cuốn sách tốt mới thực sự có giá trị
* Có thể liên hệ với các câu danh ngôn sau:
- Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời
- Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc.
* Rút ra bài học:
- Chăm đọc sách
- Chọn sách bổ ích để đọc
- Làm theo điều tốt trong sách
III. Kết bài:
– Tầm quan trọng của sách đối với mỗi con người.
a. đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? của ai
==> " Sống chết mặc bay "_ Phạm Duy Tốn
b. phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì
==> Tự sự , miêu tả
c. biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn trên ? nêu tác dụng của phép tu từ đó
==> liệt kê : diễn đạt các ý trong đoạn văn thành một câu có nghĩa. Làm người nghe, người đọc hình dung được khung cảnh của tác phẩm
Bạn dựa theo ý chính dưới đây nha: - Dẫn dắt để phân tích cảm nhân về hình ảnh cây sồi
- Cây sồi: Tượng trưng cho sự kiên trì, nỗ lực, cố gắng, bền bỉ
- Kể tóm tắt lại đôi chút câu chuyện đề cho
- Làm rõ hình ảnh cây sồi
- Nêu nhận xét, cảm nhân của bản thân: (kiểu như đưa ra lời khuyên luôn ấy) Gồm những ý như: +) Hãy luôn cố gắng, nỗ lực,... biết đâu sau này bạn sẽ thành công
+) Cần biết PTr "bộ rễ" của riêng mình, nó sẽ như một bí quyết, là "sức mạnh sâu thẳm" nhất. Ở đây, có thể hiểu là tinh thần lạc quan, là kiến thức của mình
+) Giá trị của tinh thần bền bỉ, lạc quan ấy Bạn tự mở rộng ý ra nữa nhaa
...... Đi cùng đó là một số trích dẫn, bạn có thể thêm từ ngoài vào, chú ý là lấy câu gì ngắn ngắn thôi nhaa, lấy xong phải ptich qua đôi chút nữa đó!
Cuối cùng là câu kết đoạn:
Bạn tk mẫu: Hãy luôn như cây sồi vững chãi kia: Luôn có trong mình một nguồn năng lượng tích cực,......(v.v tự nêu nhé) Dám bước ra bên ngoài, thử thách bản thân, cứ đi từng bước, từng bước, có thể chậm, nhưng trong quá trình tìm hiểu, vượt qua thử thách, gian nan ấy, bạn sẽ biết năng lực của bản thân ra sao? Đã mạnh mẽ, cứng cỏi thế nào? Để rồi cuối chặng đường, đánh cho bản thân một chiếc chìa khoá vàng- chiếc chìa khoá mở cánh cửa thành công!
Trên đây là bài làm của mình. Có thể bạn thấy khá quen thuộc, bởi mình cũng từng xem ở nhiều nơi, rồi kết hợp lại (kết hợp, vận dụng chứ không phải chép hay đơn giản là tổng hợp lại!) Bạn xem tham khảo và tự làm nhé! Bởi mỗi người có một cách sáng tạo riêng mà :D Chúc bạn học và làm bài tốtt!!!
Trong cuộc sống, con người và vạn vật tự nhiên không có gì là hoàn hảo tuyệt đối. Con người ta không thể luôn luôn gặp thuận lời suôn sẻ trên chặng đường đời chông gai, họ cũng có lúc vấp ngã và tổn thương. Vậy nên ông cha ta ngày xưa đã răn dạy ta rằng: ” thất bại là mẹ thành công”
Tục ngữ ngàn đời bao giờ cũng rất đúng đắn và sâu sắc. Qua câu tục ngữ ấy, người xưa dạy ta một bài học về sự thất bại và thành công của con người. Trước hết, ta hiểu ” thất bại” là khi con người ta làm hỏng một việc gì đó, hoặc không thể đạt được những mục tiêu bản thân đặt ra và những người xung quanh mong đợi. Thất bại của con người có thể là về vấn đề kinh tế, tình cảm,… . Ngược lại, ” thành công” là khi con người ta làm tốt mọi thứ, đạt được thành tựu nhất đình, thỏa mãn ước mơ và đó cũng chính là thành quả, là trái ngọt sau một thời gian miệt mài và chăm chỉ. Từ đó, ta hiểu được câu tục ngữ trên có nghĩa là: con người không ai có thể tránh khỏi thất bại, quy luật cuộc sống bao giờ cũng vậy, có thất bại mới có thành công giống như có “mẹ” mới có đứa con sinh ra đời vậy. Con người ta nếu hiểu thấu quy luật này, chắc chắn con đường thành công sẽ được chiếu rọi bởi ánh mặt trời.
Vì sao lại nói rằng:” thất bại là mẹ thành công” ? Bởi lẽ, con người không ai có thể thành công khi không trải qua những khó khăn và vấp ngã. Chẳng ai đi mà không một lần ngã quỵ trên mặt đường xi măng cứng ngắc, không ai có thể tìm đến ánh sáng mặt trời mà không bị bão gió làm cho bạc mái đầu. Có lẽ, nếu ai dễ dàng đạt được thành công mà không đổ mồ hôi sôi nước mắt, không thất bại thì chắc rằng thành tựu của họ chỉ giống như một lâu đài nguy nga tráng lệ nhưng lại được xây lên bằng cát, chỉ cần một cơn sóng biển, mọi thứ sẽ vỡ tan. Vả chăng, nếu không có thất bại, ta sẽ chẳng đúc rút và tích lữu được nhiều vốn sống và kinh nghiệm quý báu. Khi ta cố gắng làm một việc gì đó, dù thất bại nhưng qua đó, ta biết được rằng vì sao ta thất bại, học được cách sửa sai và tránh khỏi những sai lầm trong tương lai. Hãy nhìn những doanh nhân thành đạt mà xem, họ đứng trên chiến trường kinh tế, họ không đổ máu nhưng đổi lại họ đổ chất xám của mình. Họ cũng đã từng phá sản, từng một lần trắng tay và mất tất cả. Như tổng thống Donnal Trump, ông đã từng bốn lần phá sản trước khi trở thành một tỉ phú, một tổng thống đầy quyền lực của nước Mỹ. Vậy đấy thất bại luôn là mẹ thành công, thất bại làm ta hụt hẫng nản lòng nhưng đổi lại ta được nhiều hơn thế. Chính vì vậy, khi ta thất bại, điều tất yếu là không được nản lòng thoái chí, không vì khó mà lui, vì bại mà lùi bước. Ta phải xem lại chỗ làm ta ngã và xem lại chính bản thân mình. Tự hỏi mình rằng: Vì sao là thất bại? Vì sao lại không làm được điều đó? Có lẽ lúc bạn tự hỏi cũng chính là lúc để cho bản thân một khoảng thời gian để chiêm nghiệm và suy ngẫm. Khi tư tưởng đã thông suốt cũng là lúc bạn đang hướng đến thành công, chỉ còn thời gian là yếu tố quyết định. Và quan trọng hơn cả, con người dù thất bại nhưng đừng lúc nào cũng thất bại. Sai lầm nối tiếp sai lầm sẽ trở thành một đường mòn kéo bạn xuống vực thẳm, chệch khỏi con đường đi đến thành công. Vì vậy, đừng sợ thất bại, vì nó luôn là thứ cấn thiết trong cuộc sống của chúng ta. Đừng như những kẻ đớn hèn thất bại rồi lùi bước, hoặc những kẻ bằng mọi giá, bán rẻ lương tâm mình để đánh đổi thành công.Tục ngữ của ông cha ta luôn là viên ngọc trai sáng chói giữa đại dương mênh mông. Nó trở thành ánh sáng soi rọi thuyền ta giữa biển đời bao la.
dàn bài tự lập nhé