Ở cây cà chua, gen A quy định thân cao, gen a thân thấp, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục.
Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
a, Viết các KG quy định cây thân cao, quả tròn và cây thân thấp, quả bầu dục.
b, Các cây nói trên thực hiện quá trình giảm phân bình thường cho ra những loại giao tử nào? Từ đó, hãy nêu công thức tổng quát tính số loại giao tử của cơ thể có chứa n cặp gen dị hợp?
c, Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để:
- F1 có 100 % thân cao, quả tròn
- F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 9: 3: 3: 1
- F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 1: 1: 1
- F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 1
a) Hai gene nằm trên 2 cặp NST khác nhau chứng tỏ chúng di truyền tuân theo QL PLĐL của Mendel.
KG thân cao (A-) quả tròn (B-): AABB, AABb, AaBB, AaBb
KG thân thấp (aa) quả bầu dục: aabb.
b) Cây AABB cho 1 giao tử AB.
Cây AABb cho 2 giao tử là AB và Ab.
Cây AaBB cho 2 giao tử là AB và aB.
Cây AaBb cho 4 giao tử là AB, Ab, aB, ab.
Cây aabb cho 1 giao tử ab.
Vậy với 1 cặp gene dị hợp sẽ cho 2 loại giao tử, còn 1 cặp đồng hợp cho 1 loại giao tử. → Với cơ thể có n cặp gene dị hợp sẽ có số loại giao tử = 2 x n.
c) - Để F1 100% thân cao, quả tròn thì cần chọn P đồng hợp trội hoàn (AA x AA) hoặc chỉ dị hợp 1 bên (AA x Aa) để không có cơ hội cho các allele lặn gặp nhau tạo thành kiểu gene đồng hợp lặn (aa). Khi đó P có những TH sau:
1. AABB x AABB
2. AABb x AABB
3. AaBB x AABB
4. AaBb x AABB
- Để F1 phân li tỉ lệ KH là 9 : 3 : 3 : 1, tức kiểu hình đồng hợp lặn aabb chiếm 1/16 thì cơ thể P phải tạo giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/4.
→ P có KG dị hợp 2 cặp gene (AaBb x AaBb)
- Để F1 phân li tỉ lệ KH là 1 : 1 : 1 : 1 thì 1 cây phải dị hợp 2 cặp gene và lai phân tích (1 cây tạo giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/4, cây còn lại tạo giao tử ab với tỉ lệ là 1): AaBb x aabb.
- Để F1 phân li tỉ lệ KH là 1 : 1 thì cây P chỉ có 1 tính trạng là lai phân tích để cho tỉ lệ 1 : 1 (VD: Aa x aa), tính trạng còn lại là phép lai cho kết quả tỉ lệ 100% đồng tính, tức P có thể có KG đồng hợp trội hoặc đồng hợp lặn (VD: AA x AA, AA x Aa, aa x aa).
VD: AABb x AAbb, AaBB x aabb,...