qua bài cây tre việt nam em hãy cho biết tác giả đã thể hiên tình cảm nào đối với quê hương đất nước
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đi suốt cuộc đời học sinh mỗi chúng ta là hình ảnh của các thầy cô giáo. Mỗi người người một vẻ, một cách khác nhau và cũng vì thế các thầy cô lại để lại ấn tượng sâu đậm hay mờ nhạt khác nhau trong lòng mỗi cậu học trò. Nhưng tất cả các thầy cô đều có một khát vọng giống nhau: Truyền cho ta tri thức. Và vì thế hình ảnh các thầy cô đều đẹp, đẹp nhất và gần gũi nhất chính là lúc các thầy cô đứng trên bục giảng.
Giấu đi những kỷ niệm mãi mãi không quên ở thời tiểu học, chúng tôi bước vào lớp sáu. Tôi bước vào tuần học đầu tiên bằng một tâm trạng hồi hộp xen lẫn có một cái gì đó đầy xa lạ. Nhưng không ngờ tất cả những gì đã đến đều đẹp hơn những tưởng tượng của tôi. Ấn tượng ấy đến từ tiết học đầu tiên.
Hôm ấy là thứ hai, cả lớp tôi đón tiết Ngữ văn, tiết học đầu tiên của năm lớp sáu. Cô giáo bước vào lớp với nụ cười hiền dịu vô cùng. Cô mặc một bộ quần áo giản dị nhưng vẫn đẹp, rất hợp với dáng người thon thả của cô. Đôi mắt đen láy dịu hiền hợp với khuôn mặt thật là phúc hậu. Cô giới thiệu cô tên là Hải Minh. Cô sẽ dạy văn lớp mình. Còn lại thời gian sẽ giúp cô trò ta hiểu biết về nhau. Rồi cô vào bài giảng.
Tôi ngồi gần cuối lớp chăm chú nhìn theo những ngón tay búp măng của cô đang tô đậm đầu bài. Cô vào bài giảng nhẹ nhàng hấp dẫn bằng những lời văn đầy nghệ thuật. Vừa viết, vừa giảng, cô vừa đối thoại với học trò làm cho tiết học gần gũi vô cùng. Tôi nhìn cô! Cô đang giảng say sưa quá, khiến tôi muốn giữ tất cả những lời giảng của cô.
Tấm bảng đen bắt đầu dày phấn trắng, những nét chữ đều đặn, gọn gàng, chỗ thanh, chỗ đậm, chỗ gạch chân được trình bày đẹp và khoa học chứng tỏ người viết cực kỳ cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô, chúng tôi thấy ngại ngùng vì tính cẩu thả của mình. Phía trên cô vẫn viết và vẫn giảng. Thỉnh thoảng cô quay sang uống một ngụm nước nhỏ hoặc gọi một bạn nào đó đứng lên trả lời câu hỏi: Cô không bao giờ căn vặn. Câu hỏi bao giờ cũng gợi ý nhẹ nhàng để gỡ thế cho học trò. Cũng có lúc cô đi xuống tận chỗ bàn tôi. Cô nắn lại tay bạn nào cầm bút sai tư thế, chữa một lỗi chính tả cho bạn ngồi ngay cạnh tôi hay nhắc bạn ngồi ở dãy bên kia đừng cúi đầu thấp quá.
Giờ giảng cứ thế trôi qua ngắn đến vô cùng. Vừa mới đó mà đã ra chơi. Bài giảng của cô cũng vừa hết. Cô lại mỉm cười chào cả lớp trước khi trở lại văn phòng. Cả lớp tôi nhìn nhau vỗ tay giòn giã.
Ấn tượng của buổi học hay nói đúng hơn là ấn tượng về sự say sưa của cô giáo lúc giảng bài đọng lại trong tôi rất đẹp. Tôi mơ màng nghĩ ngợi và chờ đợi để được nghe lời giảng, được ngắm nhìn sự chăm chú say sưa với bài giảng của cô trong tiết học lần sau.
“Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trang trang giấy...”. Những giọt mồ hôi ấy của thầy cô vẫn đang không ngừng rơi để mong giúp chúng ta cập bến tri thức thành công. Những giọt mồ hôi thấm vào trái tim, qua mỗi lời giảng bài say sưa trên bục giảng. Và hình ảnh người cô khi đang giảng bài đã lưu lại dấu ấn sâu đậm trong lòng em.
Cô giáo em dạy văn. Phải chăng vì thế mà trông cô luôn rất dịu dàng. Phải chăng những lời ca dao từ ngàn thuở xưa đã thấm qua tâm hồn cô để rồi truyền đến cho chúng em tình yêu bát ngát vào văn học, vào quê hương đất nước. Dáng người cô cao dong dỏng mỗi khi cô bước đi như mang theo nắng gió của thiên nhiên làm bừng sáng, trong lành không gian lớp học. Đôi mắt cô dài màu nâu, đôi mắt luôn ánh lên sự trìu mến, yêu thương với những đứa học trò nghịch ngợm như chúng em. Đôi mắt cô luôn làm ấm lòng học trò và như truyền lửa cho chúng em qua bài giảng. Chưa bao giờ cô tỏ ra có khoảng cách với chúng em.
Cô rất tận tình chu đáo, luôn chỉ bảo cho chúng em từng chút một. Có bài nào không hiểu, cô giảng giải rất nhiệt tình. Nhất là những lúc cô giảng bài, em chỉ ước rằng sau này mình cũng sẽ trở thành một người giáo viên giống như cô. Hôm ấy học bài “Chân, tay, tai, mắt, miệng”. Đầu tiên cô bước vào lớp như mọi khi, nở một nụ cười rạng rỡ với chúng em và nói “Cô chào cả lớp. Các con ngồi xuống nào.” Rồi cô đặt cặp xuống bàn lấy trong cặp quyển giáo án mà cô đã dày công biên soạn. Trên bảng là dòng chữ to và rõ ràng, những nét chữ mềm mại, hiền lành như chính nét đẹp mộc mạc, bình dị và vẻ dịu dàng trong tâm hồn cô vậy. Cô đọc cho chúng em nghe cả bài một lần. Giọng nói của cô mới trầm ấm, thân thương làm sao. Cô mỉm cười, và gọi chúng em phát biểu. Từng ý một, từng nhận xét hay tổng kết văn bản cô đều viết lên bảng rất rõ ràng. Cuối bài học, cô đưa ra nhận xét và còn đúc rút bài học về việc làm người cho chúng em nữa. Cô bảo, mỗi người trong cuộc sống đều giữ một vai trò riêng, không nên tị nạnh hay đố kị và nghi kị lẫn nhau vì cuộc sống cần những tấm lòng biết sẻ chia, yêu thương và giúp đỡ. Những lời cô giảng, những bài học làm người của cô không phải là những thuyết lí khô khan mà chính từ sự trải nghiệm, từ tấm lòng yêu thương, nhiệt huyết cô đã truyền thụ cho chúng em. Cô mở ra cho chúng em những điều mới mẻ về cuộc sống, con người, về quê hương đất nước tươi đẹp, Sau này dù có lớn khôn những bài học cao cả mà dung dị ấy sẽ theo em đến suốt cuộc đời.
Cô không chỉ là người thầy vĩ đại, giúp chúng em trưởng thành hơn mà cô còn là người bạn lớn để chúng em học hỏi, ngưỡng mộ. Ấy là tấm lòng một người giáo viên luôn tận tụy với nghề, luôn yêu thương những đứa học trò thơ ngây. Cô chính là người giữ lửa, truyền lửa để ngọn lửa ấy cháy sáng bất diệt. Nhờ cô mà ước mơ trở thành giáo viên dạy văn của em càng mãnh liệt, tha thiết.
Vì nấm mốc trong không khí gặp ẩm mà quần áo hay đồ đạc là chất hữu cơ có sắn để giúp nấm mốc phát triển nên sẽ sinh sôi nảy nở trong điều kiện này.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
Thuở nhỏ, Trần Đăng Khoa có một số bài thơ trăng, trong đó bài thơ ngũ ngôn "Trăng ơi... từ đâu đến?" là đặc sắc hơn cả.
Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" (lược điệp lại đến 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: "Hay từ cánh đồng xa", "Hay biển xanh diệu kì", "Hay từ một sân chơi”, "Hay từ lời mẹ ru" Hay từ đường hành quân", hay "Trăng đi khắp mọi miền", ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc... nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:
"Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà".
Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương.
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
"Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi".
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được "Bạn nào đá lên trời". Thật hóm hỉnh!
Trăng từ lời ru của mẹ: "Chú Cuội ngồi gác cây da - Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời...." đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:
"Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!".
Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
"Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân".
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: "Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!" (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:
"Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em".
Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.
"Trăng ơi... từ đâu đến?" là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một mảnh tâm hồn cùa tuổi thơ.
Nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình khong hề thay đổi .
Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình .
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.
- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
Tương truyền rằng con người sau khi tạ thế sẽ phải đi qua một con đường tên gọi Hoàng Tuyền để đi tới Quỷ Môn Quan. Cát Hoàng Tuyền đỏ au như máu ,đất Hoàng Tuyền đen tựa màn đêm. Xung quanh trồng đầy giống hoá Bỉ Ngạn bung nở một dáng vẻ yêu kiều như nuốt trọn bi ai của nhân gian. Vậy sau khi bị phu quân phản hội, vua cha chém đầu, hồn Mị Châu sẽ đi về đâu? Không rõ nữa, có lẽ là Hoàng Tuyền.
Truyện xưa kể lại, sau khi Mị Châu qua đời không lâu, Trọng Thủy cũng đột ngột ra đi. Triệu Đà xót thương con trai, ngày đêm mời pháp sư về cúng chiêu hồn, nhưng kì lạ là gọi mãi không thấy hồn chàng hiện lên. Có người nói: hồn Trọng Thủy đã ra thành cát bụi, cũng có người nói, chàng đang đi tìm Mị Châu,... Lời đồn thì vô kể nhưng sự thực thì mấy ai hay?
"Nhân duyên" - cái gọi là nhân duyên xem ra cũng chỉ là món nợ phải trả cho người
Hồng trần như mộng, người tỉnh mộng tan, nhân sinh như kịch, người tan kịch tàn. Chớp mắt đã qua ngàn năm. Hàng năm, số lượng người chết đi qua sông Vong Xuyên lại nhiều vô kể . Lão quỷ sai lái đỏ ở đây đã bao năm, lại luôn trông thấy một năm tử lạ kì ngồi dựa vào đá Tam Sinh, tay ôm chậu hoa Bỉ Ngạn, ngồi thẫn thờ nhìn về phía trước, thi thoảng lại vô lực mỉm cười nói với đóa hoa đỏ rực trong tay:
- A Châu, lại một mùa hoa nở rộ, khi nào nàng mới trở về bên ta?
Nói đến đây, hẳn các người cũng biết hẳn nam nhân đó là ai rồi chứ?
Hồn Trọng Thủy sau khi lìa khỏi xác đã lang thang dưới âm phủ bốn mươi chín ngày đêm để tìm Mị Châu, nhưng đáp lại hắn là những cái lắc đầu đầy tiếc nuối. Trọng Thủy tìm gặp Mạnh Bà, xin không uống nước sông Vong Xuyên, nguyện không đầu thai, ở lại đây chờ thê tử quay về.
Mạnh Bà là người cai quản Vọng Hương đài, nếu muốn đến thập điện chuyển sinh, phải uống canh từ bảy giọt lệ do bà điều chế để quên đi mọi sự ở nhân gian. Mạnh Bà giao cho Trọng Thủy một bông hoa và nói rằng:
- Tình ái, tới cũng nhanh, đi cũng nhanh, nếu nó úa tàn thì còn có thể cứu chữa. Nhưng nếu nó chết rồi, thì phải làm sao đây? Mị Châu vì không muốn quên đi người mà nguyện hoá thành Bỉ Ngạn. Bỉ Ngạn hoá, vốn dĩ đau thương đến cùng cực, vẫn còn nở rộ dể mê hoặc chúng sinh. Trăm năm ra hoa một lần, diệp sinh vô hoa, hoa khai vô diệp. Lá và hoa mãi mãi không có cơ hội nở chung một lúc. Đợi qua ngàn năm, khi lá và hoa có duyên nở cùng, ngươi sẽ gặp lại thê tử của mình, chỉ trong một canh giờ thôi, nàng ta sẽ đi tới một thế giới khác. Một thế giới mà nàng ước mong. Và rồi, rốt cục đã đến kì hạn một nghìn năm, Trọng Thủy ngồi bên Tam Sinh thạch, chỉ sợ rời đi nửa bước sẽ vụt mất nàng. Hắn đợi một ngày, nhưng không thấy nàng đâu, trời tối đen như mực và hi vọng của hắn. Giữa trời đất này, giữa dòng sông này, thứ còn sót lại chỉ còn là nước mắt.
- A Châu, nàng có thể nhẫn tâm như vậy sao? Nguyện không chuyển sinh ngàn năm, nhưng lại không muốn gặp mặt tướng công của mình. Là nàng lạnh lùng hay vốn không hề có trái tim?
Lời vừa dứt, một giọt lệ lăn xuống phiến lá mỏng, một đạo hồng quang bay quanh đóa Bỉ Ngạn lồ bung nở một dáng vẻ yêu kiều. Sau cái nhoè nhoẹt của nước mắt, thấp thoáng một nhân ảnh gầy mòn. Một nghìn năm, hắn đã chờ nàng một nghìn năm rồi, hắn lo sợ sau khi tỉnh dậy, nàng có chê hắn già không?
Đáp lại sự kích động đến trào nước mắt của Trọng Thủy, Mị Châu bình thản như người xa lạ. Ai đó từng nói với hắn, con người có ba cảnh giới của đau khổ: thấp nhất là gào thét, cao hơn là điên loạn, đau nhất là bình thản. Nàng nhìn xa xăm và trả lời nhẹ bẫng:
- Sao có thể không có trái tim? Ta đã để nó ở chỗ chàng rồi nhưng Trọng Thủy, chàng để nó ở đâu?
Trọng Thủy trân trân nhìn nàng, cổ họng như có một hòn thân nóng rực chèn lại. Chàng đã hi vọng biết bao, có thể ôm nàng vào lòng và nói:
- Đi cùng ta, tới một nơi không ai hay biết. Chúng ta tứ hải, tam san, lưỡng nhân, một đời.
Nhưng thật bi thương biết bao, "chúng ta" của trước đây bây giờ chỉ còn là "ta và nàng."
Trọng Thủy những muốn tiến lên nhưng lại không thể, sợ rằng nàng sẽ ghê sợ mà bỏ hắn đi. Mùi Bỉ Ngạn thơm ngát che đi dáng vẻ của đau thương nhưng lại làm tim cả hai tê tái đến thấm nhuần vào tận cốt tủy. Bao nhiêu năm nay, thứ gặm nhấm chàng không chỉ có cô đơn.
Mãi lúc lâu sau, hắn mới có thể lên tiếng:
- Là ta sai, ta luôn vì Nam Việt, luôn vì con dân, nhưng ta chưa bao giờ vì nàng. Ta không phụ Nam Việt, không phụ con dân, nhưng ta lại phụ nàng. Nhưng A Châu, ta yêu nàng là thật, thương nàng là thật, lúc trước nói muốn ở bên nàng cũng là thật. Nàng rất quan trọng với ta
Khẽ thấy Mị Châu mỉm cười nặng nề, nàng cười, nhưng nước mắt lại rơi:
- Quan trọng, thế nào là quan trọng?
- Là khi trời nổi giông bão, ta không đi tìm nến, ta đi tìm nàng
Trọng Thủy ôm lấy nàng, sợ rằng hai tay sẽ không đủ sức giữ nổi người mình yêu. Nhưng siết chặt thì sợ nàng đau, nới lỏng lại sợ vuột mất, thâm tình khổ, một đời khổ, si tình chỉ vì vô tình mà khổ.
Trái tim như bị đâm thủng, có cái gì trong nàng vừa mới chết. Lòng nàng như gào thét rằng: "Vậy khi bão tới rồi chàng ở đâu?" Thế nhưng vẻ ngoài của nàng lại lãnh đạm hết sức. Bởi trong cuộc sống, có những nỗi đau không nói lên lời, có những nỗi lầm phải trả giá bằng cả kiếp người, nhưng nỗi lầm nàng lại phải trả giá bằng máu của cả dân tộc.
Nàng khoác lên mình lớp áo bình thản mà trong lòng dậy sóng :
- Trọng Thủy, chàng không sai, ít nhất với con dân Nam Việt. Nhưng ta là công chúa Âu Lạc, chàng và ta vĩnh viễn không thể đi tới vĩnh viễn. Mà hai từ "vĩnh viễn", thực chất chỉ là một loại ảo tưởng được sinh ra từ nỗi cô đơn
Trọng Thủy dùng hai tay ôm trọn khuôn mặt nàng, sau cùng phát hiện ra những giọt lệ của nàng chỉ là ảo giác :
- A Châu, tại sao nàng lại không có nước mắt ?
Mị Châu mỉm cười nhắm mắt lại, từng lời khi xưa An Dương Vương hiện về trong tâm trí nàng : "Mị Châu, ta chém con, không phải vì ta hận, mà vì ta thà để con một đao chết trong vòng tay cha còn hơn là bị kẻ thù giày xéo. Đá không đầu vô tri cô giác, không có đầu lấy đâu lệ mà rơi".
Bao lời muốn thốt ra chung quy lại vẫn chỉ là sự bất lực, một canh giờ sắp hết, nàng cần một lời giải thích từ Trọng Thủy :
-Hãy cho thiếp một lí do để tiếp tục yêu chàng
Trọng Thủy nhìn người con gái trong tay, hạ giọng thật thấp :
- Vào ngày cuối cùng ta còn ở Âu Lạc, ta nhận được thư của vua cha ở phía Nam. Người nói rằng, ta là một đứa con bất hiếu, vì chuyện nhi nữ tình trường mà quên đi trọng trách quốc gia. Quả thực, ta có ý lừa dối cha để bảo vệ Âu Lạc cho nàng. Ta nghĩ, nàng chỉ đi ngang, gieo vào tim ta một hạt mầm nhỏ bé, ban đầu cứ nghĩ là cỏ dại, đến khi ngoảnh lại thấy một rừng hoa. Thế nhưng ta là một hoàng tử, cha nói, muốn làm kẻ mạnh thì phải giết, bao gồm cả sự thiện lương trong tâm hồn. Nhưng A Châu, Trọng Thủy ta nào đâu muốn làm kẻ mạnh, ta chỉ muốn cùng người ta thương sống bách niên giai lão. Nếu năm đó, ta yêu nàng sớm hơn một chút, ta không phải hoàng tử, nàng không phải công chúa, chúng ta cùng nhau cao bay xa chạy thì tốt biết bao?"
Trọng Thủy ngừng lại, nhìn về phía Mị Châu đang đờ đẫn trong nước mắt
- Nhưng với ta, hạnh phúc và bình yên là hai từ quá xa xỉ. Cha ta uy hiếp ta...
Mị Châu ngước mắt nhìn chàng, âm điệu pha lẫn bi ai :
-Một người mạnh mẽ như chàng cũng có điểm yếu để bị uy hiếp sao ?
Khẽ thấy Trọng Thủy cười khổ :
- A Châu, cho dù người đời có nói ta mạnh mẽ thế nào. Rốt cuộc ta vẫn có ba điểm yếu. Một : nàng. Hai : yêu nàng. Ba : ta yêu nàng. Đó là những gì ta đánh đổi để giữ lại tính mạng của nàng. Thế nhưng trời xanh cho ta bao năm quên lãng, lại không cho ta được một đời quên. A Châu, nàng có thể tha thứ cho ta không ?
Nhìn vào ánh mắt tràn đầy niềm tin của Trọng Thủy, Mị Châu cứ nắm duỗi bàn tay, cánh hoa bỉ ngạn đã bắt đầu héo úa, bóng nàng thấp thoáng rồi mờ dần. Trọng Thủy vội vã chạy đến giữ chặt nàng, nhưng nàng đã sắp tan thành mây khói, nước mắt chàng rơi chỉ một khắc là vỡ oà, là giải thoát, là một đời cô đơn
- Tướng công, với thân phận là công chúa Âu Lạc, thiếp không thể tha thứ cho chàng, nhưng với thân phận là A Châu, thiếp nguyện ý. Hãy cứ coi đoạn tình này là một giấc mơ. Giấc mơ của chàng là thiên hạ thống nhất, giấc mơ của ta là một gia đình nhỏ. Giấc mơ của chàng không có ta, vì ta không thể giúp chàng bình định thiên hạ, giấc mơ của ta không có chàng, vì chàng chẳng thể cho ta những điều ta ước mong. Giấc mơ của hai ta quá ngắn ngủi, một giấc mơ trưa. Nhưng nếu kiếp sau, nhân sinh nếu như lần đầu gặp gỡ, ta vẫn sẽ yêu chàng như ngày đầu ta yêu".
Dứt lời, nụ cười của nàng cũng tan biến, bỉ ngạn úa tàn, chỉ có Trọng Thủy ngồi giữa đơn côi. Bởi vậy, "yêu" và "đồng hành" là hai chuyện hoàn toàn khác biệt.
Mạnh Bà múc chén canh đi đến cạnh Trọng Thủy nãy giờ vẫn ôm đoá hoa, nhẹ hỏi một câu môt câu : -Người muốn đầu thai hay chờ đợi
Chỉ thấy chàng vân vê cánh hoa nhỏ, mỉm cười nói một chữ "đợi" rồi trông về phương xa. Chàng tin rằng ở một thế giới khác, thế giới của những con người bình thường, chàng sẽ gặp lại Mị Châu. Chàng đợi hết kiếp này, kiếp sau nữa, kiếp sau nữa nữa. Gặp nàng sớm một chút, yêu nàng nhiều một chút, sẽ có ngày Mị Châu đứng trước mặt chàng và mỉm cười nói rằng : "Ta đã về".
Nguồn: Trần Cẩm Anh (Arthur Tố Cẩm)
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."
"Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh..."
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,... Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa".
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. "...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...". Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành "pháo đài xanh" vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. " Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,..."
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : "Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù". Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.