ĐỀ THI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG ĐỀ CHÍNH THỨC | KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: NGỮ VĂN - Lớp 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) |
I. ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”
Nội nói: “Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân
Đất này xưa đầm lầy chua mặn
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm”
[...]
Vẫn như xưa vườn dừa quê nội
Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.
(Theo Lê Anh Xuân, Dừa ơi, thivien.net)
1) Chỉ ra một câu thơ có biện pháp tu từ nhân hóa. (0.5 điểm)
2) Người bà muốn nói điều gì về cây dừa qua đoạn thơ in đậm? (0.5 điểm)
3) Kể tên các phương châm hội thoại. (0.5 điểm)
Với câu hỏi của cháu, câu trả lời: “Lúc nội còn con gái/ Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân” của bà tuân thủ hay vi phạm phương châm hội thoại về chất? Vì sao bà lại nói như thế? (0.5 điểm)
4) Hãy thuyết minh về công dụng của quả dừa trong các lĩnh vực của đời sống. (bằng đoạn văn khoảng 100 chữ) (2.0 điểm)
Chi tiết "vết thẹo" trên má ông Sáu là một chi tiết hay và đặc sắc. Giống như chi tiết cái bóng trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương", nó có vai trò như 1 cái "bản lề", mở ra diễn biến câu chuyện và cũng đóng lại câu chuyện. Chỉ vì "vết thẹo" đó mà bé Thu mới không nhận ông Sáu là cha, từ đó là xảy ra 1 loạt những hành động và tính cách của bé Thu, giúp cho câu chuyện phát triển còn gì. Nhưng cũng nhờ nó mà cho thấy tính chất ác liệt và dữ dội của chiến tranh, đã khiến cho con người ta đa cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi hiểu được vì sao bố mình lại có vết thẹo đó, bé Thu đã ân hận và khi mà chạy đến ôm hôn ông Sáu lúc từ biệt, Thu đã hôn cả lên vết thẹo đó để tỏ ra hối hận về những việc mình đã làm, thể hiện tình yêu cha của mình. Chi tiết đó góp phần tạo nên ý nghĩa truyện, bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt là rất bất ngờ nữa.